Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 59, Bài 48: Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

 CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của ancol etylic, axit axetic, chất béo. Cách điều chế axit axetic, ancol etylic, chất béo.

b. Kỹ năng:

 Viết CTCT của ancol etylic, axit axetic, CT chung và CT của một số chất béo đơn giản.

 Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các chất trên

 Phân biệt hóa chất (ancol etylic, axit axetic, dầu ăn tan trong ancol etylic)

 Tính toán theo phương trình hóa học.

 Xác định cấu tạo đúng của hóa chất khi biết tính chất

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 59, Bài 48: Luyện tập Rượu etylic, axit axetic và chất béo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
12/03/2012
Ngày giảng:
Hóa
9
A
15/03/2012
Hóa
9
B
16/03/2012
Hóa
9
C
13/03/2012
Hóa
9
D
16/03/2012
Hóa
9
E
13/03/2012
 Tiết 59 bài 48: Luyện tập
Rượu etylic, axit axetic và chất béo
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: 
- CTCT, đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học (phản ứng đặc trưng), ứng dụng chính của ancol etylic, axit axetic, chất béo. Cách điều chế axit axetic, ancol etylic, chất béo. 
b. Kỹ năng:
- Viết CTCT của ancol etylic, axit axetic, CT chung và CT của một số chất béo đơn giản.
- Viết phương trình hóa học thể hiện tính chất hóa học của các chất trên
- Phân biệt hóa chất (ancol etylic, axit axetic, dầu ăn tan trong ancol etylic)
- Tính toán theo phương trình hóa học.
- Xác định cấu tạo đúng của hóa chất khi biết tính chất
c. Thái độ: 
- Giáo dục cho HS tính tự học, lòng ham học hỏi và yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV & HS: 
a. Chuẩn bị của GV:
	Bảng phụ như SGK.
b. Chuẩn bị của HS:
- Chuẩn bị kỹ nội dung bài học GV dặn từ tiết trước.
3. Tiến trình bài giảng:
a. Kiểm tra bài cũ: Không KT, trong quá trình luyện tập có thể kết hợp kiểm tra kiến thức cũ và cho điểm
b. bài mới:
 * Mở bài: Giữa Rượu etylic, axit axetic và chất béo có mối quan hệ với nhau ntn? Chúng ta nghiên cứu bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ: (18’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 -GV: treo bảng phụ như SGK, gọi 3 HS lên điền nội dung của từng hàng một( Sau đó đến 3 HS khác), dưới lớp gấp SGK lại, hoàn thành bảng vào vở.
-HS: Sau khi HS điền xong, gọi các HS khác nhận xét bổ sung và GV có thể cho điểm miệng cho HS lên bảng.
I. Kiến thức cần nhớ
Rượu Etylic
Axit axetic
Chất béo
Công thức cấu tạo
 H H
 | |
 H – C – C – O – H
 | |
 H H
Rút gọn: CH3– CH2– OH
 H O
 | //
 H – C – C 
 | \
 H O – H
Rút gọn: CH3– COOH
(Hay: CH3 COOH)
(RCOO)3C3H5
Tính chất vật lí cơ bản
- Là chất lỏng, không màu, t0 sôi 78,30C, nhẹ hơn nước và tan vô hạn trong nước.
- Là chất lỏng, không màu, vị chua và tan vô hạn trong nước.
- Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong benzen, dầu hoả.
Tính chất hoá học đặc trưng và PTPPƯ minh hoạ
1. Phản ứng cháy:
C2H6O(l) + 3O2 (k) 
2CO2 (k) + 3H2O(h)
2. Tác dụng với kim loại mạnh (Na,K)
2CH3–CH2–OH(l) + 2Na(r) 
2CH3– CH2– ONa (dd) + H(2)
Có đầy đủ tính chất hoá học của một axit nhưng là axit yếu:
a) Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ nhạt.
b) Với bazơ → M + H2O
CH3COOH + NaOH → 
CH3COONa + H2O 
c) Tác dụng kim loại → Muối + H2
2CH3COOH + Zn → 
(CH3COO)2Zn + H2
d) Tác dụng oxit bazơ →
Muối + H2O
2CH3COOH + CuO → 
 (CH3COO)2 Cu + H2O
* Tuy nhiên vẫn mạnh hơn axit cacbonic:
2CH3COOH + Na2CO3 2CH3COONa + 
+ H2O + CO2
e) Tác dụng với rượu etylic:
CH3COOH + HOC2H5 
CH3COOC2H5 + H2O 
+ Thuỷ phân trong môi trường axit:
(RCOO)3C3H5 + 3H2O 3RCOOH + 
C3H5(OH)3
+ Thuỷ phân trong môi trường kiềm:
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Hoạt động 2: Bài tập: (25’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 -GV: gọi 1 HS đọc nội dung bài tập 1 SGK.
 -GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập
-GV: Chữa bảng phụ của 1 nhóm sau đó so kết quả của các nhóm khác 
-HS: Một HS đọc bài còn các HS khác theo dõi suy nghĩ
-HS: Hoạt động nhóm để hoàn thành bài tập (7’) làm ra bảng phụ
-HS: Các nhóm nhận xét bổ sung ý kiến để chữa của một nhóm
Bài tập 1
a) Chất có nhóm — OH: rượu etylic
 Chất có nhóm — COOH: Axit axetic
b) *Chất tác dụng được với K: rượu etylic và axit axetic
2CH3– CH2– OH + 2K 
2CH3– CH2– OK + H2
2CH3COOH + 2K → 2CH3COOK + H2
 *Chất tác dụng với Zn: Axit axetic:
2CH3COOH + Zn → (CH3COO)2Zn + H2
 * Chất tác dụng với NaOH: Axit axetic và chất béo:
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O 
(RCOO)3C3H5 +3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
 *Với K2CO3 : axit axetic
2CH3COOH + K2CO3 2CH3COOK + H2O + CO2
-GV: Treo bảng phụ nội dung bài tập 3 cho HS cả lớp suy nghĩ
 -GV: Gọi 3 HS lên bảng (HS1 hoàn thành câu a,b,c. HS2:d,e.HS3:f,g
-HS: Suy nghĩ
-HS: Các HS khác tự làm sau đó nhận xét bổ sung hoàn thiện
Bài tập:3 SGK
Các PTPƯ:
a,2CH3– CH2– OH + 2K 2CH3– CH2– OK + H2
b, CH3– CH2– OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
c, CH3COOH + KOH → CH3COOK + H2O 
d, CH3COOH + HOC2H5 CH3COOC2H5 + H2O 
e, 2CH3COOH + K2CO3 2CH3COOK + H2O + CO2
f, 2CH3COOH + 2K → 2CH3COOK + H2
g, Chất béo + NaOH Glixerol + Muối của các axit béo
 -GV: Gọi 1 HS đọc nội dung bài tập4
-?: Hãy nêu hướng đi của bai toán
 -GV: Yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài vào vở
-HS: 1HS đọc còn các HS khác theo dõi suy nghĩ
-HS: Trả lời.
-HS: Về nhà hoàn thành vào vở
Bài tập 4 SGK
+ Dùng quỳ tím: nhận ra axit axetic (làm quỳ đổi màu đỏ nhạt)
+ Dùng nước: rượu etylic tan hoàn toàn, dầu ăn tan trong rượu etylic thì không tan hết, phần dầu ăn nổi lên trên.
c. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau: (2’)
	- Làm BT 5, 6, HS khá làm thêm BT 7.
 - nghiên cứu trước nội dung bài thực hành
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung: .

File đính kèm:

  • docCopy (59) of T37.doc
Giáo án liên quan