Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 51, Bài 41: Nhiên liệu

3. Tiến trình bài giảng:

a. Kiểm tra bài cũ: ( 11’)

 - HS 1: Nêu tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ? Cách khai thác dầu mỏ? So sánh thành phần và cách khai thác của khí mỏ dầu với khí thiên nhiên? Trả lời bài tập 3?

 - HS2: Làm BT 4 (HS khá)

Bài tập 3: Câu trả lời đúng là b) và c): ngăn không cho không khí tiếp xúc với ngọn lửa. Nếu dùng phương án a) là sai vì dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước, khi đó dầu sẽ loang nhanh trên mặt nước và làm đám cháy càng to hơn.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 436 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 9 - Tiết 51, Bài 41: Nhiên liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
13/02/2012
Ngày giảng:
Hóa
9
A
16/02/2012
Hóa
9
B
17/02/2012
Hóa
9
C
14/02/2012
Hóa
9
D
17/02/2012
Hóa
9
E
14/02/2012
Tiết 51 bài 41: Nhiên liệu
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Biết được:
- Khái niệm về nhiên liệu, các dạng nhiên liệu phổ biến (rắn, lỏng, khí)
- Hiểu được: Cách sử dụng nhiên liệu (gas, dầu hỏa, than,...) an toàn có hiệu quả, giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới môi trường.
b. Kỹ năng:
- Biết cách sử dụng được nhiên liệu có hiệu quả, an toàn trong cuộc sống hằng ngày.
- Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy than, khí metan, và thể tích khí cacbonic tạo thành .
c. Thái độ:
	- Có ý thức tiết kiệm và bảo đảm an toàn khi sử dụng nhiên liệu.
2. Chuẩn bị của GV & HS: 
a. GV :
- ảnh hoặc tranh vẽ về các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí.
	- Biểu đồ hàm lượng cacbon trong than, năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu.
b. HS :
	- Nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp.
3. Tiến trình bài giảng:
a. Kiểm tra bài cũ: ( 11’)
	- HS 1: Nêu tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và thành phần của dầu mỏ? Cách khai thác dầu mỏ? So sánh thành phần và cách khai thác của khí mỏ dầu với khí thiên nhiên? Trả lời bài tập 3?
	- HS2: Làm BT 4 (HS khá)
Bài tập 3: Câu trả lời đúng là b) và c): ngăn không cho không khí tiếp xúc với ngọn lửa. Nếu dùng phương án a) là sai vì dầu không tan trong nước và nhẹ hơn nước, khi đó dầu sẽ loang nhanh trên mặt nước và làm đám cháy càng to hơn.
Bài tập 4B: 
	Thể tích CH4 = 0,96 V
	Thể tích N2 = 0,02 V
	Thể tích CO2 = 0,02 V
PTPƯ cháy: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
	Thể tích CO2 tạo ra = thể tích CH4 = 0,96 (l)
PTPƯ với dung dịch Ca (OH)2 : CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
	Số mol CO2 = Số mol kết tủa = = 0,049 (mol)
	Thể tích CO2 = 0,049 . 22,4 = 1,0976 (lít)
Thể tích CO2 được hấp thụ vào Ca (OH)2 = tổng thể tích CO2 được tạo ra trong PƯ cháy và thể tích CO2 trong hỗn hợp ban đầu.
=> Ta có PT: 0,96 V + 0,02 V = 1, 0976 . Giải PT ta được V = 1, 12 lít.
b. Giảng bài mới: 
* GV giới thiệu bài: như SGK
Hoạt động 1: Nhiên liệu là gì?: (5’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
* GV yêu cầu HS nêu một số loại nhiên liệu sử dụng hàng ngày.
-?: Đặc điểm chung của các loại nhiên liệu?
-?:Thế nào là nhiên liệu?
* Gọi 1 HS đọc khái niệm trong SGK để kiểm tra.
? Vậy, khi dùng điện để thắp sáng, đun nấu thì điện có phải là một loại nhiên liệu không?
- Một số loại nhiên liệu: than, khí ga, củi, rơm, cỏ, dầu, cồn...
- Đều cháy được, tỏa nhiệt và phát sáng.
- Khái niệm (SGK)
- Điện là một dạng năng lượng có thể phát sáng và toả nhiệt nhưng không phải là một loại nhiên liệu.
I. Nhiên liệu là gì?
- Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiệt và phát sáng.
Hoạt động 2: Nhiên liệu được phân loại như thế nào? (15’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
* GV giới thiệu: cơ sở phân loại nhiên liệu là dựa vào trạng thái.
* GV đưa ra một số loại nhiên liệu: than, gỗ, xăng, khí thiên nhiên, dầu hoả, cỏ khô, khí bioga, cồn, khí than,...
? Hãy phân chia các loại nhiên liệu trên thành các nhóm khác nhau?
- GV: Cho các nhóm báo cáo và nhận xét
-?: Em rút ra kết luận gì về sự phân loại nhiên liệu?
* GV sử dụng các biểu đồ để cho HS nhận xét, so sánh:
-?: Biểu đồ hàm lượng cacbon trong các loại than, qua đó nhận xét về lĩnh vực ứng dụng của từng loại than.?
-?: Biểu đồ năng suất toả nhiệt của một số nhiên liệu thông thường, qua đó nhận xét lĩnh vực và xu hướng sử dụng của các loại nhiên liệu này?
- HS nắm được cơ sở phân loại các nhiên liệu.
-HS: Quan sát trên bảng
-HS: Thảo luận nhóm lớn để hoàn thành bài tập (5’) , sau đó cử đại diện phát biểu và nhận xét.
 + Rắn: than, gỗ, cỏ khô.
 + Lỏng: xăng, dầu hoả, cồn.
 + Khí: khí thiên nhiên, khí bioga, khí than.
-HS:TL
* HS qua biểu đồ có thể so sánh và nhận xét về:
+ Hàm lượng C trong từng loại than từ đó nêu ứng dụng của từng loại than
+ Nhiên liệu lỏng và nhiên liệu khí khi cháy toả nhiệt nhiều nhất, dễ cháy hoàn toàn và ít gây ô nhiễm môi trường, nên đang có xu thế được sử dụng nhiều cho các động cơ, cho sinh hoạt và cho công nghiệp.Gỗ là nguồn tài nguyên có ít, khi cháy lại toả ít nhiệt nhất mà lại có nhiều khói bụi nhất nên ngày nay gỗ ít được làm nhiên liệu mà chủ yếu được dùng làm vật liệu xây dựng và nội thất
.
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào:
1. Nhiên liệu rắn: than (than gầy, than mỡ, than non, than bùn...), gỗ...
2. Nhiên liệu lỏng: sản phẩm chế biến dầu mỏ (dầu hoả, xăng) và một số loại rượu.
3. Nhiên liệu khí: khí thiên nhiên, khí lò cao, khí bioga, khí than...
Hoạt động 3: Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả: (10’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần nhớ
-?: Tại sao phải sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu?
-?: Tại sao khi nhiênliệu cháy không hoàn toàn lại gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nhiên liệu?
-?:Nêu các biện pháp cụ thể về đảm bảo sử dụng nhiên liệu có hiệu quả và không gây ô nhiễm môi trường?
- GV: đưa ra thêm một số tình huống cụ thể và yêu cầu HS giải thích:
 + H 4,23: các lỗ thoát ga của bếp ga được làm nhỏ và nhiều chưa không làm to và ít.
 + Tạo các hàng lỗ trong các viên than tổ ong.
 + Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa.
 + đậy bớt cửa lò khi ủ bếp.
 + Tranh vẽ H 4.24 bài tập 4 SGK: trường hợp nào đèn ít muội than hơn?
* Ngoài ra HS có thể nêu thêm: phát minh và sử dụng một số loại nhiên liệu sạch (khí hiđro)
-HS: Vì nguồn nhiên liệu là có hạn và sử dụng nhiên liệu không hợp lí có thể gây ô nhiễm môi trường.
- Vì nhiên liệu cháy không hoàn toàn sẽ tạo ra nhiều muội than và lượng nhiệt toả ra ít.
-HS:TL- Các biện pháp:
-HS: Chú ý lăng nghe và suy nghĩ
III - Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho hiệu quả:
- Các biện pháp sử dụng nhiên liệu hiệu quả
 + Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy: thổi không khí vào lò, xây ống khói cao để hút gió...
 + Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí: chẻ nhỏ củi, đập nhỏ than, đục lỗ cho than tổ ong, tạo các lỗ thoát ga ở bếp ga nhỏ và nhiều...
 + Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng: vặn nhỏ bếp ga, đậy bếp khi ủ than, cho củi ít khi đun lửa nhỏ...
c. Luyện tập - Củng cố: (3’)
	? Khái niệm nhiên liệu? Phân loại nhiên liệu?
	? Cách sử dụng nhiên liệu cho hiệu quả và giảm ô nhiễm môi trường?
d. Hướng dẫn học ở nhà và chuẩn bị bài sau: (1’)
	- Ôn tập kiến thức phần hiđrocacbon, xem trước bài tập phần luyện tập.
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
..................................................................................................................................- Phương pháp giảng dạy: .
..................................................................................................................................- Nội dung: .

File đính kèm:

  • docCopy (51) of T37.doc