Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 20, Bài 14: Bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học

1. MỤC TIÊU

 a. Kiến thức

Biết được:

Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm:

 - Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.

 - Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.

 b. Kĩ năng

- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.

¬- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.

 Viết tường trình hoá học

 c. Thái độ:

-Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.

-Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Tiết 20, Bài 14: Bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
23/10/2011
Ngày giảng:
Hóa
8
A
:
24/10/2011
Hóa
8
B
:
29/10/2011
Hóa
8
C
:
28/10/2011
Hóa
8
D
:
29/10/2011
	 Tiết 20 Bài 14:	 BÀI THỰC HÀNH 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
MỤC TIÊU
 a. Kiến thức 
Biết được:
Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm: 
	- Hiện tượng vật lí: sự thay đổi trạng thái của nước.
	- Hiện tượng hoá học: đá vôi sủi bọt trong axit, đường bị hoá than.
 b. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm nêu trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích được các hiện tượng hoá học.
 Viết tường trình hoá học
 c. Thái độ:
-Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.
-Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS: 
Giáo viên : 
Hóa chất
Dụng cụ
-Dung dịch Ca(OH)2 
-Ống nghiệm và giá ống nghiệm.
-Dung dịch Na2CO3 
-Đèn cồn,diêm, kẹp ống nghiệm.
-Thuốc tím ( KMnO4 )
-Ống hút, nút cao su có ống dẫn.
-Que đóm, bình nước.
b. Chuẩn bị của HS: 
 -Mỗi tổ chuẩn bị: 1 chậu nước, que đóm, nước vôi trong.
 -Đọc SGK/ 52 
 -Kẻ bản tường trình vào vở:
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất
Hiện tượng
Phương trình chữ
01
02
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ
NỘI DUNG
ĐÁP ÁN
Hãy ghi lại PT chữ của PƯ xảy ra.
a/ Cho dung dịch axit clohidric vào nhôm ta thấy có bọt khí xuất hiện là khí hiđrô và chất còn lại là nhôm clorua.
b/ Khi nung đá vôi trong lò, đá vôi bị phân hủy sinh ra vôi sống và khí cacbonic.
c/ Khi đốt cháy sắt trong khí oxi ta thu được các hạt màu nâu đỏ gọi là oxit sắt từ.
d/ Đốt cháy cồn ngoài không khí tạo ra khí cacbonic và nước
a/ Axit clohidric + Nhôm →
Khí hiđro + Nhôm clorua.
b/ Đá vôi →Vôi sống + Khí cacbonic.
c/ Sắt + Oxi →Oxit sắt từ.
d/ Cồn + Oxi →Khí cacbonic + Nước.
.	3.Bài mới
 * Đặt vấn đề vào bài mới: Để củng cố khắc sâu các hiểu biết về dấu hiệu của phản ứng HH tiết học hôm nay chúng ta tiến hành một số TN để chứng minh.
Hoạt động 1: (5’)
Kiểm tra dụng cụ hoá chất
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung thực hành
-GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành kiểm tra dụng cụ hoá chất của các TN theo danh mục. Nếu nhóm nào thiếu bổ sung ngay.
-HS: Tiến hành kiểm tra dụng cụ hoá chất của các TN theo danh mục TN
+TN1:
- Dụng cụ: Ống nghiệm 1, đựng nước . Ống nghiệm 2 khô. Đũa thuỷ tinh. Đèn cồn
- Hoá chất: Thuốc tím
+TN2:
-Dụng cụ: Ống nghiệm3 đựng nước, Ống nghiệm 4 đựng dd nước vôi trong, ống nghiệm5 đựng dd nước vôi trong, Pipet
- Hoá chất: dd nước vôi trong, dd Na2CO3
Hoạt động 2: (30’)
Tiến hành TN
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung thực hành
-GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1: theo các bước.Với lượng thuốc tím có sẵn chia làm hai phần.
+ Phần 1 cho vào ống nghiệm 1 và lắc cho tan hết quan sát màu sắc.
+ Phần 2 cho vào ống nghiệm dùng kẹp gỗ đun nóng ống nghiệm và đưa que đóm vào. Nếu thấy que đóm bùn sáng thì tiếp tục đun. Nếu thấy que đóm không bùn sáng thì ngưng đun để nguội ống nghiệm. Cho nước vào Quan sát hiện tượng.
-?: Nêu hiện tượng xảy ra của các TN?
-?: Hiện tượng ở ống nghiệm nào là hiện tượng vật lý? ở ống nghiệm nào là hiện tượng hóa học?
-GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi.
-?: Tại sao khi đun ống nghiệm 2 tàn đóm đỏ bùng cháy?
-?: Khi tàn đóm không bùng cháy nữa lúc này PƯHH còn xảy ra nữa không? Tại sao?
-GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2:
- Dùng ống hút thổi hơi vào ống nghiệm 3 đựng nước và thổi vào ống 4 đựng nước vôi trong và quan sát hiện tượng xảy ra.
-HS: Hiện tượng xảy ra ntn?
-?: Trong ống nghiệm 3, 4 ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra? Giải thích?
-GV: Hướng dẫn HS làm TN tiếp theo.
+ Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 5 – 10 giọt DD Na2CO3 vào ống 3 đựng nước 
+ Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 5 – 10 giọt DD Na2CO3 vào ống 5 đựng nước vôi trong Quan sát.
-?: Hiện tượng xảy ra ntn?
-?: Ở ống nghiệm nào có phản ứng HH xảy ra?
-GV: Giới thiệu các chất tạo thanh của các phản ứng xảy ra trong ống nghiêm và yêu cầu HS về nhà tự viết phương trình chữ vào vở và đọc phương trình
ống 2: tạo ra (kalimanganát, ManganđiOxít , Oxi)
ống 4: (Canxicacbonát, Nước)
ống 5: (Canxi cacbonát, Natri hiđroxít ) 
-HS: Các nhóm làm thí nghiệm theo hướng dẫn.
-HS:
+ ống nghiệm 1: Chất rắn tan hết tạo thành DD có màu tím.
+ ống nghiệm 2: Chất rắn không tan hết (có một phần chất rắn lắng xuống đáy).
-HS:
+ Ống nghiệm 1 là hiện tượng vật lý vì không có chất mới tạo ra.
+ Ống nghiệm 2 là hiện tượng hoá học vì đã có chất mới tạo ra ( không phải là thuốc tím nữa). Và hiện tượng hoà tan chất còn lại vào nước là hiện tượng vật lý.
-HS: Vì sinh ra khí oxi làm cho tàn đóm bùng cháy
-HS: Không vì không còn sinh ra khí oxi nữa. 
-HS: Tiến hành TN theo hướng dẫn của GV.
-HS: Hiện tượng xảy ra.
- ống 3 không có hiện tượng.
- ống 4 nước vôi trong vẫn đục (có chất rắn không tan tạo thành).
-HS: TL→
-HS: Làm thí nghiệm theo hướng dẫn của GV.
-HS: TL→
.
-HS: TL→
-HS: Ghi các chất tạo thành của các PƯHH của các ống nghiệm và về nhà viết PTPƯ
1/ Thí nghiệm 1: Hoà tan và đun nóng thuốc tím
 - ống nghiệm 1: Chất rắn tan hết tạo thành DD có màu tím.
- ống nghiệm 2: Chất rắn không tan hết (có một phần chất rắn lắng xuống đáy).
+ Có 3 quá trình:
1/ Hoà tan thuốc tím ở ống nghiệm 1 là hiện tượng vậy lý.
2/ Đun nóng ống nghiệm 2 là hiện tượng hóa học vì có oxi và chất rắn không tan sinh ra.
3/ Hoà tan chất rắn ở ống nghiệm 2 là hiện tượng vật lý.
2/ Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với Canxi hiđroxít
-Hiện tượng
+ ống 3 không có hiện tượng.
+ ống 4 nước vôi trong vẫn đục (có chất rắn không tan tạo thành).
- Ở ống nghiệm 4 có phản ứng hóa học xảy ra vì có chất rắn sinh ra
-Hiện tượng.
 - ống nghiệm 3 không có hiện tượng.
- ống nghiệm 5 có chất rắn không tan tạo thành DD vẫn đục.
-Ở ống nghiệm 5 có phản ứng HH xảy ra vì tạo ra chất không tan.
Hoạt động 3 (8’)
Hoàn thành bản tường trình
Tên thí nghiệm
Hiện tượng quan sát
Giải thích
PTPƯ
-GV: Yêu cầu HS tiến hành hoàn thành bản tường trình. Sau đó dọn dẹp phòng TN(Riêng cột PTPƯ dạng chữ không yêu cầu viết ngay)
c. Hướng dẫn HS tự học ở nhà. (2’)
- Đọc bài 15 SGK / 53,54
-Tìm hiểu trước bài “Định luật bảo toàn khối lượng”
. * RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: ..
- Thời gian dành cho từng phần: 
- Nội dung kiến thức: .
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .
.

File đính kèm:

  • docxCopy (20) of Copy of t6.docx
Giáo án liên quan