Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Chương III: Mol và tính toán hóa học - Tiết 26 Bài 18: Mol
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa: moℓ, khối lượng moℓ, thể tích moℓ của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm).
- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V).
b. Kĩ năng
- Tính được khối lượng moℓ nguyên tử, moℓ phân tử của các chất theo công thức.
-Kĩ năng tính phân tử khối.
c. Thái độ
- Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học
Ngày soạn: 11/11/2011 Ngày giảng: Hóa 8 A : 14/11/2011 Hóa 8 B : 15/11/2011 Hóa 8 C : 14/11/2011 Hóa 8 D : 19/11/2011 Chương III: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC Tiết 26 Bài 18: MOL 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức Biết được: - Định nghĩa: moℓ, khối lượng moℓ, thể tích moℓ của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm). - Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V). b. Kĩ năng - Tính được khối lượng moℓ nguyên tử, moℓ phân tử của các chất theo công thức. -Kĩ năng tính phân tử khối. c. Thái độ - Tạo hứng thú cho học sinh yêu thích môn học 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS: a. Chuẩn bị của GV : Hình vẽ 3.1 SGK/ 64 b. Chuẩn bị của HS: Đọc SGK / 63,64 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bài cũ GV trả bài kiểm tra 1 tiết. b. Dạy bài mới * Đặt vấn đề vào bài mới: Các em có biết mol là gì không?. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi trên. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung Hoạt động 1: (13’) Tìm hiểu mol là gì - GV nêu : “Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó” - GV giải thích con số 6.1023 được gọi là số Avogađro (kí hiệu là N). - GV cho HS đọc phần “em có biết ” để HS hình dung được con số 6.1023 to lớn nhường nào. -?: 1 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt ? -?: 1 mol phân tử nước có chứa bao nhiêu phân tử nước ? -GV: Cho HS nghiên cứu nội dung bài tập 1 -GV: Hướng dẫn HS lập tương quan tỷ lệ thuận để tính -GV: Yêu cầu HS dựa vào cách làm trên để làm câu b - HS: Ghi bài . - HS: Lắng nghe và ghi nhớ. - HS: Đọc phần em có biết. -HS: TL→ -HS: TL→ -HS: Tự nghiên cứu nội dung bài tập 1 -HS: Chú ý nghe hướng dẫn của GV -HS: Tự hoàn thành câu b vào vở. Một HS lên bảng làm sau đó HS khác nhận xét bổ sung hoàn thiện I. MOL LÀ GÌ ? - Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó - Ký hiệu N= 6.1023 : là số Avogađro VÍ dụ : - 1 mol nguyên tử sắt có chứa 6.1023 nguyên tử sắt ( N nguyên tử sắt ) - 1 mol phân tử nước có chứa 6.1023 phân tử nước (N phân tử nước ) Bài tập : Dùng tương quan tỉ lệ thuận hãy tính số nguyên tử, phân tử có trong a. 2 mol nước b. 0.5 mol nhôm Giải a. - Theo định nghĩa mol ta có 1mol nước chứa N PTnước 2mol nước chứa x PTnước 1.x=2.N x= 2.N=2N (phân tử nước) b. - Theo định nghĩa mol ta có 1mol Al chứa N nt nhôm 0.5mol Al chứa x nt nhôm 1.x=0.5.N x= 0.5.N=.05N (nguyên tử nhôm) Hoạt động 2 (12’) Khối lượng mol -GV: Giới thiệu: Khối lượng mol (M) là khối lượng của 1 chất tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó. -?: Hãy cho biết NTK và PTK của các nguyên tử, phân tử sau? K, CuO, CaO -GV: Giới thiệu cách viết và giá trị khối lượng mol của (K, CuO, CaO) MK= 39(g) MCuO= 80(g) MCaO= 56(g) -?: Em hãy so sánh giá trị và đơn vị của hai đại lượng. Khối lượng M và NTK hoặc PTK của các chất trên? -?: Hãy tính khối lượng mol của O2,H2O -HS: Nghe và ghi nhớ. -HS: Tự tính vào vở. Sau đó 1 HS trả lời các HS khác bổ sung hoàn thiện. K= 39 đvC CuO =64+16 =80 đvC CaO = 40+16 = 56 đvC -HS: Lắng nghe và ghi nhớ -HS: TL→ -HS: Tự tính vào vở. HS khác nhận xét bổ sung hoàn thiện II. KHỐI LƯỢNG MOL (M) Khối lượng mol của 1 chất là khối lượng của N nguyên tử hay phân tử chất đó, tính bằng gam, có số trị bằng NTK hoặc PTK. -Khối lượng mol và NTK (PTK) có cùng số trị nhưng khác đơn vị. VD: M=2+16=18 (g) M=2(g) Hoạt động 3 (10’) Thể tích mol - GV: Cho 1 HS đọc thể tích mol của chất khí là gì ? -GV: Tính khối lượng mol cuả N2 , H2 , CO2 ? - GV: Yêu cầu HS quan sát hình 3.1 SGK/64. -?: Hãy so sánh thể tích của 1 mol 3 chất khí trên? -GV:(Gi) Các chất khí tuy có khối lượng mol khác nhau nhưng khi ở cùng kều kiện chúng có cùng thể tích - GV: Giới thiệu thể tích chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn và điều kiện thường -HS: Một HS đọc các HS khác lắng nghe và ghi nhớ - HS tính : -HS: Bằng nhau -HS: Nghe và ghi nhớ. -HS: Nghe và ghi nhớ. III. THỂ TÍCH MOL CỦA CHẤT KHÍ : - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bơi N phân tử của chất khí đó. - Ở cùng điều kiện các chất khí luân có thể tích bằng nhau - Ở đktc (00c và 1atm) , thể tích mol chất khí đều bằng 22,4 l. c. Củng cố - Luyện tập (8’) Bài tập: Nếu em có 1 mol phân tử H2 và 1 mol phân tử O2 , hãy cho biết: a.Số phân tử chất mỗi chất là bao nhiêu ? b.Khối lượng mol của mỗi chất là bao nhiêu ? c.Thể tích mol của các khí trên khi ở cùng điều kiện t0, p là thế nào ? Nếu ở cùng đktc, chúng có thể tích là bao nhiêu ? ĐÁP ÁN a.Có N phân tử. b. M O2 = 32g ; M H2 = 2g c. Ở cùng điều kiện t0, p: V bằng nhau. Ở đktc V = 22,4 lít. d. Hướng dấnH tự học ở nhà (2’) -Học bài. -Làm bài tập 1c,d ; 2; 3b; 4 SGK/ 65 -Đọc bài 19 SGK/ 66 * RÚT KINH NGHIỆM: - Thời gian giảng toàn bài: .. - Thời gian dành cho từng phần: - Nội dung kiến thức: . ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... - Phương pháp giảng dạy: . . .
File đính kèm:
- Copy (26) of Copy of t6.docx