Giáo án môn Hóa học Lớp 8 - Bài 7: Bài thực hành 2: Sự lan tỏa của chất
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
Biết được:
Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:
- Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí.
- Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước.
b. Kĩ năng
- Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên.
- Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí.
- Viết tường trình thí nghiệm.
c. Thái độ:
-Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh.
-Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống
Ngày soạn: 11/09/2011 Ngày giảng: Hóa 8 A : 12/09/2011 Hóa 8 B : 17/09/2011 Hóa 8 C : 16/09/2011 Hóa 8 D : 17/09/2011 §7: BÀI THỰC HÀNH 2 SỰ LAN TỎA CỦA CHẤT 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức Biết được: Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: - Sự khuếch tán của các phân tử một chất khí vào trong không khí. - Sự khuếch tán của các phân tử thuốc tím hoặc etanol trong nước. b. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm nêu ở trên. - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét về sự chuyển động khuếch tán của một số phân tử chất lỏng, chất khí. - Viết tường trình thí nghiệm. c. Thái độ: -Tạo hứng thú say mê môn học cho học sinh. -Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV & HS: Giáo viên : Hóa chất Dụng cụ -DD Amoniac đậm đặc -Thuốc tím, giấy quì -Tinh thể iốt -Giấy tẩm tinh bột -Giá và ống nghiệm -Cốc và đũa thuỷ tinh -Kẹp gỗ -Đèn cồn và diêm b. Chuẩn bị của HS: -Đọc SGK / 28 -Mỗi nhóm chuẩn bị: 1 chậu nước và ít bông. -Kẻ bản tường trình vào vở: STT Tên thí nghiệm Hóa chất Hiện tượng Kết quả thí nghiệm 01 02 03 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a. Kiểm tra bi cũ (Không) * Đặt vấn đề vào bài mới: Khi đứng trước một bông hoa có hương, ta ngưởi có mùi thơm, chứng tỏa rằng mùi hương lan tỏa vào không khí.Ở bài thực hành này các em sẽ làm thí nghiệm để chứng minh sự lan tỏa của chất. b. Dạy bài mới Hoạt động 1: (8’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh và phòng thực hành Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS theo sự hướng dẫn phân công từ tiết trước -GV:Yêu cầu HS kiểm tra dụng cụ hoá chất theo danh mục mà nhân viên phòng TN đã chuẩn bị -GV: Kiểm tra sự chuẩn bị nội dung bài TH của HS từng nhóm -HS: Đặt chậu nước, bông lên bàn. gNhận khay đựng dụng cụ và hóa chất từ GV. -HS: Kiểm tra và báo cáo nếu thiếu -HS: Một HS báo cáo qua về nội dung các TN của buổi TH theo SGK, nhóm khác bổ sung hoàn thiện - Danh mục hoá chất dụng cụ của buổi thực hành Hóa chất Dụng cụ -DD Amoniac đậm đặc -Thuốc tím, giấy quì -Tinh thể iốt -Giấy tẩm tinh bột -Giá và ống nghiệm -Cốc và đũa thuỷ tinh -Kẹp gỗ -Đèn cồn và diêm Hoạt động 2: (25’) Tiến hành thí nghiệm Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -GV:Hướng dẫn HS làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng, giải thích hiện tượng theo các bước sau: +Nhỏ 1 giọt dung dịch amoniac vào mẩu giấy quì. gGiấy quì có hiện tượng gì ? g Kết luận chất gì đã gây ra hiện tượng trên? +Đặt giấy quì đã tẩm nước vào đáy ống nghiệm. +Đặt miếng bông tẩm dung dịch amoniac đặc ở miệng ống nghiệm. +Đậy nút ống nghiệm gQuan sát mẩu giấy quì -?: Tại sao giấy quỳ không được tiếp xúc với bông tẩm amoniac mà vẫn biến thành màu xanh? -GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo các bước sau: +Đong 2 cốc nước. +Cốc 1: bỏ 1-2 hạt thuốc tím gkhuấy đều. +Cốc 2: bỏ 1-2 hạt thuốc tím – để cốc nước lắng yên. gQuan sát g Nhận xét. -?: Qua TN em rút ra kết luận gì? -GV:Hướng dẫn : +Đặt 1 lượng nhỏ iốt vào đáy ống nghiệm. +Đặt 1 miếng giấy tẩm hồ tinh bột vào miệng ống nghiệm, nút chặt sao cho giấy tẩm tinh bột không rơi xuống và chạm vào tinh thể iốt. +Đun nóng nhẹ ống nghiệm. gQuan sát và rút ra kết luận. -GV: Giới thiệu cho HS biết khi hồ tinh bột gặp Iốt thì chuyển sang màu xanh -?: Tại sao hồ tinh bột ở trên không tiếp xúc với hạt Iốt nhưng vẫn biến thành màu xanh? -GV:(G') Hiện tượng Iốt từ thể rắn ở dưới đáy cốc chuyển thành thể hơi gọi là sự thăng hoa của Iốt -HS: Nghe hướng dẫn và tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Và rút ra các hiện tượng như sau +Nhỏ 1 giọt dd amoniac vào giấy quì gGiấy quì chuyển sang màu xanh gDD Amoniac làm quì tím hóa xanh. + Giấy quỳ cũng chuyển sang màu xanh -HS: TL →. -HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Và rút ra kết luận sau. +Cốc 1: Thuốc tím tan ngay tạo thành dd màu tím. +Cốc 2: Màu tím lan toả rộng dần trong cốc -HS: TL → . -HS: Tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Và rút ra kết luận sau. -HS: Hiện tượng của TN: Miếng giấy tẩm hồ tinh bột chuyển dần sang màu xanh -HS: Lắng nghe và ghi nhớ -HS: Iốt bay lên . -HS: Lắng nghe và ghi nhớ a. Thí nghiệm 1: Sự lan toả của Amoniac. Kết luận: Amoniac đã lan toả từ miếng bông ở miệng ống nghiệm sang đáy ống nghiệm gLàm giấy quì hóa xanh b.Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của Kalipemanganat trong nước -Kết luận: Kalipemanganat (Thuốc tím) có thể lan toả trong nước c.Thí nghiệm 3: Sự thăng hoa của Iốt -Kết luận: Miếng giấy tẩm tinh bột chuyển sang màu xanh do iốt thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi Hoạt động 3: (10’) Hướng dẫn HS làm bản tường trình Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -GV:Yêu cầu HS làm bản tường trình vào vở. -GV:Thu vở HS chấm bài thực hành. -GV:Yêu cầu HS rửa và thu dọn dụng cụ thí nghiệm -HS: Tiến hành theo yêu cầu của GV ( Bảng phía dưới) STT Tên thí nghiệm Hóa chất Hiện tượng Kết quả thí nghiệm 01 02 03 .c. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’) -Ôn lại các khái niệm cơ bản ở chương I. - Chuẩn bị cho bài luyện tập 1 .
File đính kèm:
- t10.docx