Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 6 đến tiết 11

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức:

ã Học sinh biết:

- Hiểu được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li

- Hiểu được các phản ứng thủy phân của muối

2. Về kĩ năng:

 - Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng

 - Dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li để biết được phản ứng có xảy ra hay không xảy ra

3. Trọng tâm:

 - Viết được phương trình rút gọn của phản ứng trong dung dịch chất điện li.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dậy học:

 - Dụng cụ: giá ống nghiệm, ống nghiệm

 - Hóa chất: Dung dịch NaCl, Na2CO3, Na2(SO4), NaOH, HCl và chỉ thị Phenolphtalein

III. Phương pháp: Đàm thoại nêu vấn đề.

IV. Tổ chức hoạt động dậy học

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài Mới.

 

doc13 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 6 đến tiết 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Na2CO3 đ2NaCl + H2O + CO2
2H+ + CO32- đ H2O + CO2
 bản chất của phản ứng là tạo thành chất khí
Kết luận chung:
- Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion .
- Phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau :
* Tạo thành chất kết tủa 
* Tạo thành chất khí hay là chất dễ bay hơi
* Tạo thành chất điện li yếu
4. Củng cố: Làm bài tập 2 (Trang 20)
5. Rút Kinh Nghiệm
Tiết 8
	Bài 5:	Luyện tập
Acid, base và muối.
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
I. Mục Tiêu
1. Về kiến thức
	Củng cố các kiến thức về acid, base, hydrocid lưỡng tính, muối trên cơ sở thuyết A-rê-ni-út.
2. Về kĩ năng 
 - Rèn luyện kĩ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các ion trong dung dịch chất điện li.
 - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion đầy đủ và PT ion rút gọn.
 - Rèn luyện kĩ năng giảI các bài toán có liên quan tới độ pH và môI trường acid, trung tính hay kiềm.
II. Chuẩn Bị
Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước nội dung bài 5 để đến lớp tham gia thảo luận.
III. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở nêu vấn đề.
IV. Tổ chức hoạt động dậy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
GV: Hãy định nghĩa axit, bazơ, hiđroxit
 lưỡng tính, muối theo areniut 
GV: Sử dụng phiếu học tập số 1
HS: Hoạt động nhóm, trả lời vào bảng phụ
GV: Nhận xét, kết luận.
Bài 2 :
a. Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100ml d2 HCl 3M .Tính pH của dung dịch thu được .
b. Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn 40ml dung dịch H2SO4 0,25M với 60ml dung dịch NaOH 0,5 M .
Hoạt động 2
GV: Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các điện li.
PT ion rút gọn của phản ứng cho biết:
 A. Những ion nào tồn tại trong 
 dung dịch.
 B. Nồng độ những ion nào trong dung
 dịch lớn nhất.
 C. Bản chất của phản ứng trong dung
 dịch các chất điện li.
 D. Không tồn tại phân tử trong dung
 dịch các chất điện li. 
HS: Trả lời 
Bài tập 3 (HS tự giải )
GV: Sử dụng phiếu học tập
Viết PTPT và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau: 
a. Na2CO3 + Ca(NO3)2 
b. FeSO4 + NaOH(loãng) 
c. NaHCO3 + HCl 
d. NaHCO3 + NaOH 
e. K2CO3 + NaCl 
g. Pb(OH)2(r) + HNO3 
h. Pb(OH)2(r) + NaOH 
i. CuSO4 + Na2S 
HS: Hoạt động nhóm
N1: a,b,c N3: d, e, g, h
N2: c, d, e, g N4: a,b,i
Nhận xét chéo.
GV: Nhận xét, kết luận.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời nhanh bài 5, 6 (T 23)
GV: Sử dụng phiếu học tập 
Viết PTHH (dưới dạng phân tử và ion rút gọn) của phản ứng trao đổi trong dung dịch tạo thành từng kết tủa sau:
Cr(OH)3 ; Al(OH)3 ; Ni(OH)2
GV gợi ý: Cho muối của kim loại tương ứng tác dụng với dung dịch kiềm vừa đủ
HS: Hoạt động nhóm, trả lời vào bảng phụ, nhận xét chéo
GV: kết luận.
Hoạt động 3
GV: Các công thức chính có liên quan đến pH
HS: Hoạt động theo nhóm. Trả lời 
GV: Nhận xét, kết luận.
kiến thức cần nắm:
 1.Định nghĩa axit, bazơ, hiđroxit lưỡng
 tính, muối theo areniut 
Bài tập 1.PT điện li:
 K2S # 2K+ + S2-
 Na2HPO4 2Na+ + HPO
 HPO H+ + PO
 NaH2PO4 Na+ + H2PO
 H2PO H+ + HPO
 HPO H+ + PO
 Pb(OH)2 Pb2+ + 2OH-
 H2PbO2 2H + + PbO
 HBrO H+ + BrO
HF H+ + F
HClO4 H+ + ClO
2.Bài 2 
a. pH = 0 
 b. pH = 13 .
GV: Chữa bài (T22) 
 Bài 2: [H+] = 0,010M [H+] = 1,0.10-2 pH = 2,0 
 [OH-] = = 1,0.10-12M
 Môi trường axit Quỳ tím màu đỏ
Bài3: PH = 9,0 [H+] = 1,0.10-9 mol/l
=> [OH] = = 1,0.10-5mol/l
 Môi trường bazơ, phenolphtalein màu hồng
.
3.Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li
Bài tập 4 (22)
Các phản ứng xảy ra: a, b, c, d, g, h,i
PTPT và ion rút gọn của phản ứng 
a. Na2CO3 + Ca(NO3)2 2Na NO3+CaCO3 
 Ca2+ + CO Ca CO3 
b. FeSO4+2NaOH Fe(OH)2+ Na2SO4
 Fe2+ + 2OH Fe(OH)2
c. NaHCO3 + HCl NaCl + CO2+H2O
 HCO + H+ CO2+H2O
d. NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O
 HCO + OH CO+ H2O
g. Pb(OH)2(r) + 2HNO3 Pb(NO3)2+2H2O
 Pb(OH)2(r) + 2H+ Pb2+ + 2H2O
i. CuSO4 + Na2S CuS+ Na2SO4
 Cu2+ + S2- CuS
Bài tập 5: ý C
Một số ion trong dung dịch kết hợp được với nhau làm giảm nồng độ ion của chúng.
Bài tập 6: ý B
 Cd(NO3)2 + H2S CdS+ 2HNO3
 Cd2+ + S2- CdS
Bài 7:
Cr(NO3)3 +3NaOHvừa đủ Cr(OH)3+3NaNO3
 Cr3+ +3OH Cr(OH)3
AlCl3 +3NaOHvừa đủ Al(OH)3+3NaCl
 Al3+ +3OH Al(OH)3
Ni(NO3)2 +2NaOH Ni(OH)2+2NaNO3
 Ni2+ +2OHNi(OH)2
3. pH.
Các công thức chính có liên quan đến pH
 [H+] = 1,0.10-pH
 [H+].[OH-] = 1,0.10-14 ở 250c
 [OH-] = 1,0.10-pOH mol/l
 pH = - lg[H+]
 pOH = - lg[OH-]	 
 pH + pOH = 14
4. Củng cố:
 Lưu ý học sinh cách tính PH, phân biệt chất tan diện li, chất tan không điện li, chất không điện li. 
 5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
 Đọc và chuẩn bị thực hành bài 1.
Tiết 9
Bài 6: bài thực hành số 1
tính axit - base
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điiện li
I. Mục Tiêu
1. Về kiến thức
 - Học sinh nắm vững các qui tắc an toàn trong PTN hóa học.
- Củng cố các kiến thức về Axit - base và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
2. Về kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất, tiến hành thành công, an toàn các thí nghiệm hóa học; Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giảI thích và rút ra nhận xét; Viết tường trình thí nghiệm.
II. Chuẩn Bị
1. Dụng cụ thí nghiệm
 - ống nghiệm; mặt kính đồng hồ; ống nhỏ giọt, đũa thủy tinh; bộ giá thí nghiệm; thìa xúc hóa chất bằng thủy tinh.
2. Hóa chất
	Các dung dịch amoniac, HCl, CH3COOH, NaOH, CaCl2(đặc) , Na2CO3 (đặc), Phenolphtalein, giấy chỉ thị vạn năng( giấy chỉ thị pH). Pha sẵn các dung dịch trên và cho vào các lọ đựng hóa chất theo tong nhóm thực hành.
3. Yêu cầu học sinh ôn tập nhưng kiến thức có liên quan tới các thí nghiệm về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
III. Tiến hành thí nghiệm
 1. Kiểm tra 
 - Sự chuẩn bị bài của học sinh
 - Các kiến thức liên quan
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò 
Hoạt động 1:
Thí nghiệm 1 
 Tính axít – bazơ:
- Đặt mẫu giấy pH trên đĩa thủy tinh (hoặc đế sứ giá thí nghiệm cải tiến) nhỏ lên mẫu giấy đó một giọt dung dịch HCl 0,1 M . 
- Làm tương tự như trên nhưng thay dung dịch HCl bằng từng dung dịch sau :
* Dung dich NH4Cl 0,1M ]
* Dung dịch CH3COONa 0,1M 
* Dung dịch NaOH 0,1M 
Hoạt động 1:
Thí nghiệm 2
Phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện ly:
a. Cho khoảng 2ml d2 Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2ml CaCl2 đặc . 
đ Nhận xét màu kết tủa tạo thành .
b. Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm a. bằng HCl loãng , quan sát ?
c. Lấy vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch NaOH loãng nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein 
- Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu, giải thích ?
d. Cho dung dịch CuSO4 + NaOH , Hòa tan kết tủa bằng dung dịch NH3 đặc 
Hoạt động 3
 Lưu ý học sinh những kiến thức cần nhớ, rút kinh nghiệm buổi thực hành.
 - Yêu cầu học sinh viết tường trình, có thể theo dàn ý sau.
1. Tên tuengf thí nghiệm
2. Dụng cụ và hóa chất
3. Cách thực hiện
4. Hiện tượng quan sát được
5. Giải thích viết PTHH của phản ứng.
- So sánh màu của mẫu giấy với mẫu chuẩn để biết giá trị pH.
- Quan sát và giải thích 
- Nhận xét màu kết tủa tạo thành .
 - Quan sát 
đ Nhận xét màu của dung dịch . 
đ Quan sát các hiện tượng xảy ra .
 - Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn .
 - Thu dọn dụng cụ hóa chất vệ sinh phòng thí nghiệm, lớp học.
3. Rút kinh nghiệm
Tiết 10
Kiểm tra 1 tiết
(Bài Kiểm Tra Số 1)
I. Mục Tiêu Bài Học
Kiến thức
Củng cố kiến thức về sự điện li, axit, bazơ, muối và hiđroxit lưỡng tính.
pH của dung dịch, phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.
Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng trao đổi giữa các chất điện li dạng phân tử, ion và ion thu gọn.
Vận dụng kiến thức để dự đoán chiều hướng của phản ứng trao đổi giữa các chất điện li và làm một số dạng bài tập cơ bản.
II. Phương Pháp Giảng Dạy
Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
III. Chuẩn Bị
Giáo viên
Chuẩn bị nội dung đề kiểm tra đánh giá.
Học sinh
Cần chuẩn bị trước nội dung đã học chương I để kiểm tra.
IV. Tiến Trình lên Lớp
ổn định lớp
Nội dung kiểm tra
Lớp 
Sĩ số 
Trên TB
Dưới TB
Khá 
Giỏi
11A7 
11A8 
11A9
Tiết 11
Chương ii: nitơ - photpho
Bài 7: nitơ
I. MụC TIÊU:
1. Về kiến thức:
 - Hiểu được tính chất vật lý , hóa học của nitơ .
 - Biết phương pháp điều chế nitơ trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
 - Hiểu được ứng dụng của nitơ .
2. Về kỹ năng:
 - Vận dụng đặc điểm cấu tạo phân tử của nitơ để giải thích tính chất vật lý , hóa học của nitơ .
 - Rèn luyện kỹ năng suy luận logic .
- Biết cấu tạo phân tử , các tính chất vật lý và hóa học của nitơ .
 - Viết được các phương trình chứng minh tính chất của Nitơ .
II. PHƯƠNG PHáP :
 Đàm thoại gợi mở nêu vấn đề
III. CHUẩN Bị :
 - Điều chế sẳn khí nitơ cho vào các ống nghiệm đậy bằng nút cao su
IV. Tổ chức hoạt động dậy và học
1. ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
GV: Như các em được biết Nitơ là một nguyên tố phổ biến trong tự nhiên, chiếm 4/5 thể tích không khí (79%). Vậy Nitơ có những tính chất như thế nào? Ta sẽ nghiên cứu bài mới.
 - Nitơ có Z=7. Vậy em nào hãy viết cấu hình electron và cho cô biết N2 thuộc phân nhóm mấy, chính hay phụ, chu kì mấy?
HS: (Ne) 1s22s22p3
Thuộc phân nhóm chính nhóm V, chu kì 2
 GV: Mô tả liên kết trong phân tử N2 ?
 - Hai nguyên tử Nitơ trong phân tử liên kết với nhau như thế nào?
 Hs: Mô tả , kết luận Phân tử N2 gồm hai nguyên tử, liên kết với nhau bằng ba liên kết CHT không có cực.
Hoạt động 2:
GV: Cho biết trạng thái vật lý của nitơ ? có duy trì sự sống không ? độc không ?
- N2 nặng hay nhẹ hơn không khí ?
HS: Nghiên cứu SGK và phát biểu tính chất vật lí của N2
Hoat động 3:
GV: Nitơ là phi kim khá hoạt động nhưng ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hoá học, hãy giải thích ?
HS: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của N2 để giải thích
GV: Dựa vào số ox

File đính kèm:

  • docTiet 611.doc