Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 26: Bài tập benzen và đồng đẳng. một số hiđrocacbon thơm khác

I. Mục tiêu:

 1) Kiến thức:

 Củng cố tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng.

 2) Kĩ năng:

 HS vận dụng được kiến thức đã học giải bài tập: Viết phương trình phản ứng, tính m, .

II. Chuẩn bị:

 GV: Giáo án

HS: Ôn tập lí thuyết, làm bài tập benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác

III. Phương pháp:

 - Đàm thoại, diễn giảng, thảo luận

IV.Tiến trình lên lớp:

1) Ổn định lớp.

2) Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Tiết 26: Bài tập benzen và đồng đẳng. một số hiđrocacbon thơm khác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26: 
BàI TậP BENZEN Và ĐồNG ĐẳNG. MộT Số HIĐROCACBON THƠM KHáC
Ngày soạn: 25/3/2010
Ngày giảng: 27/3/2010
I. Mục tiêu:
 1) Kiến thức:
 Củng cố tính chất hoá học của benzen và đồng đẳng.
 2) Kĩ năng:
 HS vận dụng được kiến thức đã học giải bài tập: Viết phương trình phản ứng, tính m, .....
II. Chuẩn bị:
	GV: Giáo án
HS: Ôn tập lí thuyết, làm bài tập benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác
III. Phương pháp:
 - Đàm thoại, diễn giảng, thảo luận
IV.Tiến trình lên lớp:
1) ổn định lớp.
2) Bài mới:	
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Hoạt động 1:
+Mục tiêu: Viết ptpư, xác định CTPT
+Tiến hành:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 1: 
A là một đồng đẳng của benzen có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,75. A tham gia các quá trình chuyển hóa theo sơ đồ sau:
	A	D
Trên sơ đồ chỉ ghi các chất sản phẩm hữu cơ (phản ứng còn có thể tạo ra các chất vô cơp)
Hãy viết phương trình hóa học của các quá trình chuyển hóa. Các chất hữu cơ viết dưới dạng CTCT, kèm theo tên gọi.
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài.
GV: Cho HS xung phong lên bảng giải
GV: Gọi HS nhận xét ghi điểm
Giải
MA = 5,75.16 = 92 (g/mol) 14n 6 = 92n =7
A là C7H8 hay C6H5 CH3 ( Toluen)
C6H5 CH3 + Cl2 	C6H5 CH2Cl + HCl
 B: benzyl clorua
C6H5 CH3 + 3H2 	C6H11–CH3 
 C: Metylxiclohexan 
C6H5-CH3 + 3HNO3 C6H2(NO2)3CH3 + 3H2O
 D: TNT (trinitrotoluen)
C6H5 CH3 + KmnO4 	C6H5-COOK + KOH + 2MnO2 + H2O
 E: kali benzoat 
Hoạt động 2:
+Mục tiêu: Viết ptpư, xác định CTPT, tính m
+Tiến hành:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 2: 
Chất A là một đồng đẳng của benzen. Khi đốt cháy hoàn toàn 1, 5 g chất A, người ta thu được 2, 52 lít khí CO2 (đktcđ).
a/ Xác định CTPT.
b/ Viết các CTCT của A. Gọi tên.
c/ Khi A tác dụng với Br2 có chất xúc tác Fe và nhiệt độ thì một nguyên tử H đính với vồng benzen bị thay thế bởi Br, tạo ra dẫn xuất monobrom duy nhất. Xác định CTCT của A.
GV: Yêu cầu HS thảo luận làm bài.
GV: Cho HS xung phong lên bảng giải
GV: Gọi HS nhận xét ghi điểm
Giải
CnH2n 6 + O2 nCO2 + (n-3)H2O
Cứ ( 14n -6)g A tạo ra n mol CO2
Cứ 1,5 g A tạo ra 
CTPT: C9H12
Các CTCT: 
Hoạt động 4:
+Mục tiêu: Viết ptpư, tính thành phần %
+Tiến hành:
GV: Chép đề lên bảng, yêu cầu HS chép đề vào vở.
Bài 3: 
Hỗn hợp M chứa bnzen và xiclohexen. Hỗn hợp M có thể làm mất màu tối đa 75 g dung dịch brom 3,2%. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M và hấp thụ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 21 g kết tủa. Tính phần % khối lượng từng chất trong hỗn hợp M.
GV: Gợi ý hướng dần HS cách giải, yêu cầu HS lên bảng trình bày
GV: Gọi HS nhận xét ghi điểm
Giải
Benzen không cộng hợp nước brom trong nước brom
C6H12 + Br2 C6H12Br2
Đặt số mol benzen trong hỗn hợp M là x
2C6H6 + 15O2 12CO2 + 6 H2O
x 6x	
2C6H10 + 17O2 12CO2 + 10 H2O
0,015 0,09
6x + 0,09 = 0,21 x = 0,02
Khối lượng hỗn hợp M là: 0,02.78 + 0,015.82 =2,79 g
% về khối lượng của C6H6 =
C6H10 chiếm 44,1%
4) Tổng kết:
* Củng cố:
	Nhắc lại cách gọi tên các đồng đẳng benzen. Các cách giải bài tập tìm CTPT, viết CTCT
* Dặn dò: Chuẩn bị bài nguồn hiđrocacbon thiên nhiên

File đính kèm:

  • docTiet_ (26).doc
Giáo án liên quan