Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Chương 1: Điện ly

1. CHẤT ĐIỆN LY là những chất tan trong nước (hay ở trạng thái nóng chảy) tạo thành dung dịch dẫn được điện. Đó là axit tan, bazơ tan và muối tan.

2. PHƯƠNG TRÌNH ĐIỆN LY là phương trình biểu diễn quá trình điện ly của các chất điện ly.

Chất điện ly mạnh biểu diễn bằng mũi tên một chiều và trong phản ứng mới được viết dưới dạng ion.

Chất điện ly yếu biểu diễn bằng mũi tên hai chiều, trong phản ứng cùng với chất không điện ly, oxit, kết tủa, chất khí viết dưới dạng phân tử.

Các đa axit viết điện ly từng nấc, đó là lý do các axit này có thể tạo muối axit và muối trung hòa.

3. ĐỘ ĐIỆN LY () là tỉ số giữa số phân tử đã điện ly ( n ) với tổng số phân tử ban đầu ( no ) của nó tan trong dung dịch.

4. AXIT là những chất có khả năng cho H+

5. DUNG DỊCH AXIT là dung dịch chứa H+ hay H3O+

6. BAZƠ là chất có khả năng nhận H+

7. DUNG DỊCH BAZƠ là dung dịch chứa OH-

8. PHẢN ỨNG AXIT – BAZƠ là phản ứng trong đó có quá trình cho nhận H+. Để phản ứng xảy ra thì ít nhất một trong hai chất (axit, bazơ) tham gia phản ứng phải là chất mạnh (axit mạnh, bazơ mạnh) còn nếu cả hai chất tham gia điều yếu thì phải điều tan trong H2O.

NaOH + HCl NaCl + H2O.

(H+ + OH- H2O)

3HNO3 + Fe(OH)3 Fe(NO3)3 + 3H2O.

(3H+ + Fe(OH)3 Fe3+ + 3H2O)

 

doc52 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hóa học lớp 11 - Chương 1: Điện ly, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính thành phần phần trăm các nguyên tố.
ĐS: %C = 40 ; %H = 6,67 , %O = 53,33
Oxi hóa hoàn toàn 0,282g một chất hữu co bằng CuO , dẫn khí sinh ra lần lượt qua bình chứa CaCl2 rồi bình KOH , thấy khối lượng bình CaCl2 tăng 0,194g , khối lượng bình KOH tăng0,80g. Mặt khác khi phân tích 0,186g chất đó thì đươc 0,028g N2 . Tính % nguyên tố.
ĐS: %C = 77,4 , %H = 7,6 ,%N = 15
Đốt cháy 1,18g chất A thu được 1,76g CO2 và 1,80g H2O. Ngoài ra nếu phân tích cùng lượng chất đó bằng phương pháp Dunras thì được 111,6 cm3 Nitơ ở 0°C và 2 atm. Tính % nguyên tố.
ĐS: C% = 40,7 , H% = 17 , N% = 23,6 ,O% = 18,7
Phân tích 3g một hợp chất hữu cơ bằng phương pháp Kiên đan thu khí NH3, dẫn toàn bộ lượng NH3 trên vào 90ml dd H2SO4 0,5M lượng axit dư được trung hòa vừa đúng bằng 30ml dd NaOH 1M. Tính %N trong hợp chất.
ĐS: %N = 28
Đốt một lượng chất X chứa C , H , S , thu được 2,688l CO2 (đkc) 3,24g H2O và 3,84g SO2 . Tính % nguyên tố.
ĐS: C% = 38,7 , H% = 9,7 , S% = 51,6
Xác định công thức phân tử của các chất hữu cơ có thành phần nguyên tố.
%C = 85,8 , %H = 14,2 , M = 56
%C = 68,28 , %H = 7,33 , %N = 11,38 , tỉ khối hơi so với không khí : 4,24.
%C = 30,6 , %H = 3,85 , %Cl = 45,16 ,khối lượng phân tử là 78,5.
ĐS: a. C4H8	b. C7H9ON	c. C2H3ClO
Oxi hóa 0,23g một chất hữu cơ A thì được 224ml CO2 (đkc) và 0,27g H2O. Xác định CTPT của A biết dA/kk = 1,58
ĐS: C2H6O
Đốt cháy hoàn toàn 0,6g một chất hữu cơ thu được 0,88g CO2 và 0,36g H2O . Tỉ khối hơi chất đó so với hidro là 30.
Xác định khối lượng phân tử.
Công thức nguyên
Công thức phân tử
ĐS: MA = 60 ,CTN : (CH2O)n , CTPT : C2H4O2
Đốt cháy hoàn toàn 1,5g chất hữu cơ B thu được 448cm3 CO2. 0,90g H2O và 112cm3 N2 (các hkí đo ở 0°C và 2atm).Xác định CTPT B biết dB/NO = 2,5.
ĐS: CTPT B: C2H5NO2
Khi đốt 1 lít chất X cần 5 lít oxi thu được 3 lít CO2 , 4 lít hơi nước (thể tích các khí đo ở cùng điều kiện t° , p). Xác định CTPT của X.
ĐS: C3H8
Đốt 200cm3 hơi một chất hữu cơ trong 900cm3 oxi (lấy dư).Thể tích khí thu được là 1,3 lít .Sau khi cho nước ngưng tụ còn 700cm3. Sau khi cho lội qua dd KOH chỉ còn 100 cm3 bị hấp thụ bởi P (các thể tích khí ở cùng đk t° , P) .Xác định CTPT.
ĐS: C3H6O
Cho 400cm3 hỗn hợp một hidrocacbon và nitơ vào 900cm3 cxi (dư) rồi đốt , thu được 1,4 lít hỗn hợp khí. Sau khi cho nước ngưng tụ còn 800cm3 và sau khi cho qua ddKOH thì còn 400cm3 (các thể tích khí đo trong cùng đk t° , P). Xác định CTPT.
ĐS: C2H6
Cho 0,5l hỗn hợp hidro cacbon và khí cacbonic vào 2,3 l cxi dư rồi đốt thu được 3 l hỗn hợp. Sau khi cho hơi nước ngưng tụ còn 1,8 l và sau khi cho lội qua dd KOH chỉ còn 0,5 l (các thể tích ở cùng đk).Xác định CTPT của hidrocacbon.
ĐS: C3H6
Xác định CTPT của một chất A có tỉ lệ khối lượng các nguyên tố như sau :mC: mH : mN: mS = 3 : 1 : 7 : 8 : biết trong phân từ A có 1 nguyên tử S.
ĐS: CH4N2S
Đốt cháy hoàn toàn ag một chất hữu cơ chứa C , H , Cl thu được 0,22g CO2 , 0,09g H2O. Khi phân tích ag hợp chất trên có mặt AgNO3 thì thu được 1,435g AgCl . Xác định CTPT biết tỉ khối hơi của hợp chất so với NH3 là 5.
ĐS: CH2Cl2
Đốt cháy hoàn toàn ag chất A cần dùng 0,15 mol oxi , thu được 2,24 lít CO2 (đkc) và 2,7g H2O . Định CTPT A.
ĐS: C2H6O
Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một hidrocacbon rồi dẫn toàn bộ sản phẩm sinh ra vào bình chứa dd Ca(OH)2 dư thấy bình nặng thêm 4,86g đồng thời có 9g kết tủa tạo thành . Xác định CTPT.
ĐS: C9H10
Đốt cháy hoàn toàn 1,08g một chất A rồi cho toàn bộ sản phẩm sinh ra vào bình chứa dd Ba(OH)2 thấy bình nặng thêm 4,6g đồng thời có 6,475g muối axit và 5,91g muối trung hòa tạo thành . Định CTPT của X biết rằng trong cùng điều kiện thì 2,7g hơi chất X chiếm cùng thể tích với 1,6g oxi.
ĐS: C4H6
Phân tích 1,44g chất A thu được 0,53g Na2CO3 , 1,456 l CO2 (đkc) và 0,45g H2O . Định CTPT của chất A biết trong phân tử A có 1 nguyên tử Na.
ĐS: C7H5O2Na
Oxi hóa hoàn toàn 0,59g chất B sinh ra 0,224 lít CO2 và 0,28 lít hơi nước (ở 273°C , 4 atm)
Mặt khác khi phân tích 1,18g chất B thì được 1125 ml N2 (0°C , 2atm). Định công thức phân tử của B biết 0,295g hơi chất B chiếm thể tích 112 cm3 ở đkc.
ĐS: C2H5NO
Đốt cháy hoàn toàn 0,75g chất hữu cơ A rồi dẫn toàn bộ sản phẩm sinh ra vào bình đựng dd nước vôi trong có dư ở 0°C thì khối lượng bình tăng 1,33g và tạo được 2g kết tủa.
Mặt khác khi phân tích 0,15g A bằng phương pháp Kjeldahl rồi dẫn amooniac sinh ra vào 18ml dd H2SO4 0,1M , lượng axit dư được trung hòa vừa đúng bằng 4ml dd NaOH 0,4M.Xác định CTPT của A biết rằng 1 lít hơi A ở đkc nặng 3,35g
ĐS: C2H5NO2
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một hidrocacbon bằng 1 lượng oxi vừa đủ sau phản ứng thu được 17,93 lít hỗn hợp khí (273°C , 3 atm ). Tỉ khối của hỗn hợp đối với H2 là 53/3 .Xác định CTPT.
ĐS: C4H4
Đốt cháy hoàn toàn 6g chất X phải dùng 10,08 lít oxi (đkc). Sản phẩm cháy gồm CO2 và hơi nước theo tỉ lệ . Xác định CTPT X.
ĐS: C3H8O
2. CÔNG THỨC CẤU TẠO
Trình bày những luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học.
Đồng đẳng là gì ? Viết công thức phân tử của một vài chất đồng đẳng của C2H4 và công thức chung cho cả dãy đồng đẳng đó.
Đồng phân là gì ? Nêu nguyên nhân của hiện tượng đồng phân . Cho thí dụ minh họa.
Hãy viết công thức cấu tạo của các phản ứng với các công thức sau:C4H10, C3H6, C4H8, C3H7Cl, C3H8O, C4H8O, C4H10O, C3H6Cl2 , C4H6, C2H4O2, C3H6O2, C2H7N, C3H9N.
Phân biệt đồng phân với đồng đẳng . Trong các chất sau những chất nào là đồng đẳng của nhau ? Những chất nào là đồng phân của nhau?
 CH3 - CH2 -CH3	
 CH3 - CH = CH2	
 CH3 - CH2 - CH2 - CH3	
 CH3 - CH2 - CH2 -Cl	
 CH3 - CH - CH3	
 ½
 CH3
CH3 - CH = CH - CH3
CH3 - CH2 - CH = CH2
CH3 - CHCl -CH3
CH2 - CH2
	½ ½
	CH2 - CH2
 CH3 - C = CH2
	 ½
	 CH3 
MỘT SỐ BÀI TẬP CHUNG
Trình bày nội dung cơ bản thuyết cấu tạo hóa học.
Đồng phân là gì ? Cho biết nguyên nhân tạo ra đồng phân trong các hợp chất hữu cơ.
 Viết công thức cấu tạo những đồng phân tương ứng với công thức phân tử C3H6O2 (giới hạn chỉ xét những đồng phân mạch thẳng, no) và chỉ rõ loại đồng phân nào, loại hợp chất nào (đơn chức, đa chức) có mặt trong số chúng.
Viết công thức cấu trúc và gọi tên tất cả các chất có công thức phân tử C4H8.
Hãy viết và gọi tên đồng phân về vị trí không gian của Buten–2.
Cho chất A có công thức:
CH3 – (CH2)7 – CH = CH – (CH2)7 – COOH. Hãy viết công thức cấu tạo của các đồng phân cis–trans của chất A.
Viết tất cả các đồng phân cis–trans của chất có công thức phân tử
	R – CH = CH – CH = CH – R’
Người ta nhận thấy khi đốt cháy các đồng đẳng của một loại rượu thì tỷ lệ mol nCO2 : nH2O tăng dần khi số nguyên tử cacbon trong rượu tăng dần. Hỏi chúng là đồng đẳng của loại rượu gì (no, không no, hay thơm) ?
Viết công thức cấu tạo của các đồng phân có công thức phân tử C4H10 và C4 H8O.
Viết công thức cấu tạo của các đồng phân mạch hở của hợp chất Z có công thức phân tử C4H10O. Hợp chất C2H2O3 có phải là đồng phân của Z không ?
Viết công thức cấu tạo của các hợp chất thơm có cùng công thức phân tử C7H8O. Cho biết chức hóa học và tên gọi của các hợp chất đó.
Viết công thức cấu tạo và gọi tên các amin thơm có công thức phân tử C7H9N.
Điều kiện để một olefin có đồng phân cis–trans là gì ? Viết tất cả đồng phân cis–trans có công thức C3H4ClBr.
Viết công thức các đồng phân mạch không vòng chứa một loại nhóm chức có công thức C4H6O2
Viết tất cả các đồng phân mạch hở, không làm mất màu nước brôm, có công thức phân tử C3H6O2.
Viết công thức chung của các phân tử rượu no đơn chức mạch hở.
Viết công thức cấu tạo của các đồng phân cùng chức có thể có của rượu no đơn chức mạch hở chứa 5 nguyên tử cacbon trong phân tử, và gọi tên chúng.
Viết các đồng phân của C4H9OH và gọi tên theo danh pháp quốc tế IUPAC của các đồng phân đó.
Hãy viết các đồng phân mạch hở ứng với công thức phân tử C3H6O3, C3H6O2.
A, B, C là ba hợp chất có công thức phân tử C4H9Cl, C4H10O, C4H11N. Viết tất cả các đồng phân có thể của chúng, từ đó rút ra nhận xét về quan hệ giữa số đồng phân và hóa trị của các nguyên tố Cl, O, N.
Có những loại hợp chất mạch hở nào ứng với công thức tổng quát CnH2nO. Lấy ví dụ minh họa.
Đồng đẳng là gì ? các rượu etylic, n–propylic, isopropylic có phải là đồng đẳng của nhau hay không ?
Thế nào là: nhóm chức, hợp chất đơn chức, đa chức, tạp chức ? Mỗi khái niệm cho một ví dụ.
Chủ đề I
 HIĐRÔCACBON NO
1. DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ANKAN
Là những chất hữu cơ tạo bởi Hiđro và Cacbon, công thức cấu tạo là mạch hở và chỉ có liên kết đơn. Công thức tổng quát CnH2n + 2 (n ³1).
1. TÊN QUỐC TẾ (tên IUPAC)
ANKAN MẠCH THẲNG tên Latinh chỉ số nguyên tử Cacbon + an.
 	TÊN ANKAN MẠCH NHÁNH làm theo các bước sau
 	Chọn mạch Cacbon dài nhất làm mạch chính
Đánh số nguyên tử C ở mạch chín sao cho nhánh mang số nhỏ nhất
Đọc tên ankan theo thứ tự Số chỉ vị trí nhanh – tên nhánh – tên mạch chính.
CH3 – CH – CH3 2- Metyl propan
 CH3
CH3 – CH2 – CH2 – CH – CH – CH3 	 2,3 – Đimetyl hexan
 	 CH3 CH3
2. TÊN THÔNG THƯỜNG
C5H12 có 3 đp
CH3–(CH2 )3–CH3 n- pentan
CH3CH(CH3)CH2CH3 iso – pentan
 CH3
 CH3 – C – CH3 neo – pentan
 CH3
3. TÍ

File đính kèm:

  • docLy thuyet va bai tap hoa11.doc
Giáo án liên quan