Giáo án môn Hóa học 12 (Chi tiết)

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Về kiến thức

- Ôn tập,củng cố,hệ thống hóa kiến thức về:

Sự điện li,khái niệm về axit-bazơ,pH của dung dịch và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện lí,nhóm nitơ-photpho; nhóm cacbon-Silic.

- Các Khái niệm: Chất hữu cơ,công thức và cấu trúc phân tử;danh pháp các hợp chất hữu cơ,các loại phản ứng hữu cơ cơ bản,đồng đẳng,đồng phân cấu tạo.

- Nêu được những tính chất vật lí,hóa học,ứng dụng và điều chế của các loại hợp chất hữu cơ trong chương trình lớp 11.

- Những quy tắc,quy luật trong hóa hữu cơ.

- Mối quan hệ giữa cấu tạo của hợp chất hữu cơ với những tính chất vật,tính chất hóa học.

2.Về kĩ năng

- Viết PTPTử và PT ion rút gọn xảy ra giữa các chất trong dung dịch chất điện li.

- Viết PTHH minh họa tính chất của từng chất cụ thể.

- Nhận biết một số chất hữu cơ; vô cơ bằng phương pháp hóa học.

- Tính thành phần phần trăm các chất tham gia phản ứng.

 

doc103 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1646 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hóa học 12 (Chi tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u ưu điểm: độ bền,độ chịu nhiệt của polimecủa vật liệu compozit tăng lên rất nhiều so với polime nguyên chất.
Gv yêu cầu hs viết PTHH của phản ứng trùng hợp tạo ra PE?
Hs: nCH2 = CH2 (-CH2 - CH2 -)n 
Gv: Nghiên cứu sgk cho biết đặc điểm,các tính chất đặc trưng,ứng dụng của PE?
Hs: nghiên cứu sgk trả lời.
Gv yêu cầu hs viết PTHH của phản ứng trùng hợp tạo ra PVC?
Hs: 
Gv: Nghiên cứu sgk cho biết đặc điểm,các tính chất đặc trưng,ứng dụng của PVC?
Hs nghiên cứu sgk trả lời.
Gv yêu cầu hs viết PTHH của phản ứng trùng hợp tạo ra Poli ( metyl metacrylat)?
Hs viết ptpư :
Gv nghiên cứu sgk và xem tư liệu trang 74 để nắm được các tính chất vật lí,đặc điểm của thủy tinh hữu cơ.
Gv yêu cầu hs nghiên cứu sgk cho biết: poli (phenol fomandêhit) có mấy dạng?
Hs: 3 dạng: nhựa novolac,nhựa rezol,nhựa rezit.
Gv vẽ sơ đồ điều chế nhựa novolac cho hs quan sát.
Gv hỏi: nhựa novolac có những tính chất vật lí và ứng dụng nào?
Hs tham khảo sgk trả lời.
Gv bổ sung: từ phenol và fomanđehit có thể tổng hợp được nhựa rezol và nhựa rezit.
Yêu cầu hs đọc sgk tham khảo.
Gv kết luận: 
Khái niệm,thành phần chất dẻo.
Khái niệm,thành phần vật liệu compozit.
Kể tên một số chất dẻo thường gặp.
Tơ là gì?Cho biết đặc điểm của tơ?
Hs: Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
Đặc điểm: Phân tử polime trong tơ có mạch không phân nhánh,sắp xếp song song với nhau.Tương đối rắn,tương đối bền với nhiệt và với các dung môi thông thường,mềm,dai,không độc và có khả năng nhuộm màu.
Gv nhắc lại 1 lần nữa đặc điểm của tơ.
Gv: Hãy cho biết cách phân loại tơ?
Hs: gồm 2 loại: tơ thiên nhiên và tơ hóa học
Gv yêu cầu hs cho biết thế nào là tơ thiên nhiên và tơ hóa học?
Gv: tơ hóa học được chia thành mấy nhóm?là những nhóm nào?
Hs: Tơ hóa học được chia làm 2 nhóm: Tơ tổng hợp và tơ bán tồng hợp.
Gv yêu cầu hs lấy ví dụ về 1 số loại tơ trên.
Gv yêu cầu hs nghiên cứu sgk cho biết: tơ nilon-6,6 được điều chế từ monome nào?
Hs: từ 2 monome: hexametylenđiamin và axit ađipic
Gv yêu cầu hs viết ptpu điều chế nilon-6,6?
Hs viết ptpu
Gv: nilon-6,6 có những đặc điểm nào?
Gv nêu: tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua ( thường được gọi là acrilonitrin)
Gv yêu cầu hs viết ptpu tạo tơ nitron?
Hs viết pt
Gv: Nêu đặc điểm của tơ nitron?
Hs nghiên cứu sgk trả lời.
Gv bổ sung: các loại tơ được cấu tạo từ các phân tử có liên kết amit không bền trong môi trường axit hoặc bazo.
Gv yêu cầu hs giải thích: Vì sao không nên dùng xà phòng có độ kiềm cao để giặt quần áo làm bằng nilon,len,tơ tằm,không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc là ủi quá nóng các đồ dùng trên?
Hs: nilon,len,tơ tằm đều có chứa các nhóm –CO-NH- trong phân tử vì vậy các loại tơ này dễ bị thủy phân trong môi trường kiềm và axit.Do đó độ bền của quần áo làm bằng các loại tơ này bị giảm đi khí giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao. Mặt khác nilon,len,tơ tằm kém bền với nhiệt nên không được giặt bằng nước quá nóng hoặc là ủi quá nóng các đồ dùng trên.
Gv kết luận: 
- Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
Phân tử polime trong tơ có mạch không phân nhánh,sắp xếp song song với nhau,mềm,dai,không độc và có khả năng nhuộm màu.
- Tơ gồm 2 loại: tơ thiên nhiên và tơ hóa học
- Hai loại tơ tổng hợp thường gặp là tơ nilon - 6,6 và tơ nitron.
I.CHẤT DẺO
1.Khái niệm về chất dẻo và vật liệu compozit
a) Chất dẻo
- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo.
- Thành phần của chất dẻo
+ Thành phần chính: polime
+ Thành phần phụ khác:chất dẻo hóa,chất độn,chất phụ gia
b) Vật liệu compozit
- Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất 2 thành phần phân tán vào nhau mà không tan vào nhau.
- Thành phần vật liệu compozit:
+ Chất nền (Polime): Nhựa nhiệt dẻo hay nhựa nhiệt rắn.
+ Chất độn: Sợi hoặc bột	
+ Chất phụ gia.
2. Một số polime dùng làm chất dẻo:
a) Polietilen (PE): (-CH2 - CH2 -)n 
Ptpư: nCH2 = CH2 (-CH2 - CH2 -)n 
Tính chất,ứng dụng: sgk
b) Poli ( vinyl clorua) hay PVC : (-CH2 - CH -)n
 |
 Cl Ptpư 
Tính chất,ứng dụng: sgk
c)Poli ( metyl metacrylat) hay thủy tinh hữu cơ:
 COOCH3
 |
 (-CH2-C-)n
 |
 CH3
Ptpư :
 COOCH3
 nCH2 = C - COOCH3 (-CH2-C-)n
 |
 CH3 CH3
Tính chất,ứng dụng: sgk
d) poli ( phenol-fomanđehit) ( PPF)
PPF có 3 dạng: nhựa novolac,nhựa rezol,nhựa rezit.
-Từ phenol và fomanđehit có thể tổng hợp được nhựa rezol và nhựa rezit.
II.TƠ
1.Khái niệm
Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.
- Phân tử polime trong tơ có mạch không phân nhánh,sắp xếp song song với nhau,mềm,dai,không độc và có khả năng nhuộm màu.
2.Phân loại:
Tơ:+ Tơ thiên nhiên: bông,len,tơ tằm
 + Tơ hóa học :
 - Tơ tổng hợp: tơ amit ( nilon,capron)
 - Tơ bán tổng hợp: tơ visco,tơ xenlulozo axetat
3.Một số loại tơ tổng hợp thường gặp
a) Tơ nilon- 6,6
Là tơ poliamit.
Ptpư:
nH2N - (CH2)6 - NH2 + HOOC(CH2)4COOH 
Hexametylen diamin axitadipic
(-HN(CH2)6 NH-C-(CH2)4 - C-) +2nH2O 
 ║ ║
 O	 O 
 Poli(hexametylen ađipamit) hay Nilon 6,6
Tính chất,ứng dụng: sgk
b) Tơ nitron (hay olon)
Tơ nitron thuộc loại tơ vinylic được tổng hợp từ vinyl xianua hay acrilonitrin có CTCT là:CH2=CH-CN
Ptpu:
nCH2=CH-CN–(CH2–CH–)n
 acrilonitrin |
 CN
 Poli acrilonitrin
Tính chất,ứng dụng:sgk
Nhận xét: Các loại tơ được cấu tạo từ các phân tử có liên kết amit không bền trong môi trường axit hoặc bazo.
Củng cố bài:
- Phân biệt chất dẻo và vật liệu compozit?
- Nêu tên của một số polime thường dùng làm chất dẻo?
- BT: 1,2 – sgk
Dặn dò: BTVN: 4,5,6 – sgk tr 73.
III.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
1.Ổn định lớp,kiểm tra sĩ số
Sĩ số : 12A3:..;12A4:.; 
2.Kiểm tra bài cũ
Nêu khái niệm về chất dẻo và tơ?kể tên các polime dùng làm chất dẻo?một số loại tơ tổng hợp thường gặp?
Tiết 2: Ngày soạn: /./.
 Ngày dạy:/../...
3.Vào bài mới
Tiết trước chúng ta đã học xong về 2 loại vật liệu polime là: chất dẻo và tơ.Vậy polime còn dùng để làm những vật liệu nào để biết hôm nay ta sang phần tiếp theo.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HV
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Gv hướng dẫn cho hs nêu hiện tượng xảy ra khi tác dụng 1 lực kéo lên dây chun và khi thả tay ? từ đó cho hs rút ra khái niệm tính đàn hồi và cao su?
Hs: Tính đàn hồi là tính biến dạng khi chịu lực tác dụng bên ngoài và trở lại dạng ban đầu khi lực đó thôi tác dụng.
Gv: Cao su là gì?
Hs: Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi
Gv: nghiên cứu sgk hãy cho biết: cao su được phân chia thành mấy loại?
Hs: 2 loại: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
Gv cho hs nghiên cứu sgk và cho biết cấu trúc của cao su thiên nhiên?
Hs: Cấu trúc.
Cao su thiên nhiên là poime của isopren.
 (-CH2-C=CH-CH2-)n 
 |
 CH3 (n: 1500-15000)
Gv: nghiên cứu sgk hãy cho biết tính chất và ứng dụng của cao su thiên nhiên?
Hs: nêu tính chất và ứng dụng theo sgk
Gv: giới thiệu sơ lược về quá trình lưu hoá cao su và bản chất của quá trình lưu hoá cao su cho hs nắm được.
Gv nêu tính chất của cao su lưu hóa: Cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hoá.
Gv giới thiệu các loại cao su tổng hợp.Yêu cầu hs viết ptpu tổng hợp cao su buna? Nêu tính chất của caosu buna?
Hs: 
nCH2=CH-CH=CH2(-CH2-CH=CH-CH2-)n
Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém hơn cao su thiên nhiên.
Gv : Giới thiệu cách tổng hợp cao su buna-S và buna-N rồi hướng dẫn hs về nhà viết ptpu?
Gv yêu cầu hs nghiên cứu sgk nêu tính chất của caosu buna –S và caosu buna - N
Gv: Cho hs kể những loại keo dán mà các em biết trong thực tế và cho biết mục đích của keo dán dùng để làm gì? Từ đó cho hs rút ra khái niệm về keo dán? Bản chất của keo dán?
Hs: hồ tinh bột,nhựa vá săm,
Mục đích: dán các mảnh vật liệu giống nhau hoặc khác nhau
Khái niệm: kết hợp sgk
Bản chất keo dán: tạo màng hết sức mỏng,bền chắc giữa 2 mảnh vật liệu.
Gv: Kể tên 1 số loại keo dán tổng hợp mà em biết?
Hs: nhựa vá săm,keo dán epoxi.
Gv: Giới thiệu cho hs biết một số loại keo dán tổng hợp và sau đó xét từng loại keo đó.
III. Cao su
1.Khái niệm.
- Cao su là vật liệu polime có tính đàn hồi.
2.Phân loại: 
Có 2 loại: cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
a) Cao su thiên nhiên.
+ Cấu trúc.
- Cao su thiên nhiên là poime của isopren.
 (-CH2-C=CH-CH2-)n 
 | 
 CH3 (n: 1500-15000)
+Tính chất và ứng dụng.
Tính chất: có tính đàn hồi, không dẫn điện, dẫn nhiệt, không thấm nước, không thấm khí, không tan trong nước nhưng có thể tan trong dm hữu cơ như xăng, benzen.
- Cao su lưu hoá có tính đàn hồi, chịu nhiệt, lâu mòn, khó tan trong dung môi hơn cao su không lưu hoá.
Ứng dụng.
- Dùng làm vỏ, ruột xe, nút đậy, dây curoa
b) Cao su tổng hợp.
+ Cao su buna.
Ptpu:
nCH2=CH-CH=CH2(-CH2-CH=CH-CH2-)n 
-Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền kém hơn cao su thiên nhiên.
+ Cao su buna-S là sản phẩm của quá trình đồng trùng hợp buta-1,3-dien và stiren có xúc tác Na ( có tính đàn hồi cao).
+ Cao su buna-N là sản phẩm của quá trình đồng trùng hợp buta-1,3-dien và acrilonitrin có xúc tác Na ( tính chống dầu khá cao).
IV.Keo dán
1.Khái niệm.
-Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn giống hay khác nhau mà không làm thay đổi bản chất của vật liệu được kết dính. 
2.Một số loại keo dán tổng hợp thông dụng
a. Nhựa vá săm
-Thành phần: Là dd dạng keo của cao su thiên nhiên trong dm hữu cơ như toluen
b.Keo dán epoxi 
c. Keo dán ure-fomanđehit
- Keo dán ure-fomanđehit được sản xuất từ poli(ure-fomanđehit ). poli(ure-fomanđehit ) được điều chế từ ure và fomandehit.
Củng cố bài: nêu khái niệm cao su,keo dán?Có những loại cao su,keo dán nào?
Bài tập 1,2,3,5 ( sgk tr 72,73)
Dặn dò: BTVN: 4,6 ( sgk-tr 72,73)
Giờ sau luyện tập yêu cầu hs về nhà học bài.Tiết sau học máy chiếu.
TIẾT 24: LUYỆN TẬP: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME
 Ngày soạn: /./.
 Ngày dạy:/../..
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
Củng cố những hiểu biết về phương pháp điều chế polime,cấu tạo mạch polime,mối quan hệ giữa cấu trúc với tính chất hóa học.
2.Về kĩ năng
- So sánh phản ứng trùng hợp và trùng ngưng để điều chế polime.
- Giải bài tập về polime.
II.CHUẨN BỊ
- Máy tính,máy chiếu, phiếu họ

File đính kèm:

  • docgiao an hoa hoc 12.doc
Giáo án liên quan