Giáo án môn Hóa học 11 - Trường THPT Long Mỹ
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
* HS biết: Kí hiệu hóa học, tên gọi các nguyên tố nhóm cacbon.
* HS hiểu:
- Tính chất hóa học chung của các nguyên tố nhóm cacbon.
- Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng so sánh, vận dụng quy luật chung vào một nhóm nguyên tố.
- Rèn luyện khả năng lập luận, tìm được mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hóa học của nguyên tố.
B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Soạn bài giảng.
- Hệ thống các câu hỏi và bài tập.
- BTH, Bảng 3.1 (SGK tr.76)
2. Học sinh:
- Xem lại kiến thức đã học về: Cấu tạo nguyên tử, Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất trong BTH.
- Xem và soạn bài mới ở nhà.
4 – 85. 2. Học sinh: - Xem lại kiến thức đã học về: cách viết cấu hình e và phân bố e vào các ô lượng tử, công thức cấu tạo của CO2. - Xem và soạn bài mới ở nhà. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm diện 3. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Câu 1: Hãy trình bày cấu trúc và tính chất vật lý của kim cương và than chì. Từ đó, hãy cho biết chúng dùng để làm gì. Câu 2: Cacbon có những tính chất hóa học nào? Hãy viết 4 PTPƯ chứng minh t/c hóa học của cacbon. 4. Dạy bài mới: HĐ của GV Nội dung - HĐ của HS Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới dựa vào phần kiểm tra bài cũ: sản phẩm trong PƯ cháy của cacbon với oxi là CO2 hoặc CO. Khi hấp thụ CO2 vào trong nước tạo ra dd có tính axit yếu. Vậy các hợp chất này có đặc điểm cấu tạo thế nào và tính chất ra của chúng ra sao? Hoạt động 2: GV yêu cầu HS trả lời các câu sau: - Cấu hình electron của C (Z = 6), O (Z = 8) - Phân bố electron lớp ngoài cùng vào các ô lượng tử (ở trạng thái cơ bản). - Nhận xét khả năng hình thành liên kết giữa nguyên tử C và O. GV bổ sung: Liên kết cho – nhận là do O cho cặp electron p, C nhận cặp electron này vào obitan trống. Hoạt động 3: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: - Khí CO có những tính chất vật lý gì? GV bổ sung: Khí CO có nhiều tính chất gần giống với khí N2, chỉ khác nhau về tính độc. Hoạt động 4 (*): GV yêu cầu HS dựa vào đặc điểm cấu tạo của CO và số OXH của cacbon trong CO để dự đoán một số tính chất hóa học của CO. GV kết luận: CO có tính khử mạnh. Hoạt động 5: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết các phương pháp điều chế CO trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. GV bổ sung: Khí than ướt và khí lò gas đều được dùng làm nhiên liệu khí. Hoạt động 6: GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo của CO2 và nêu đặc điểm liên kết trong phân tử này (HS đã học ở lớp 10) Hoạt động 7: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết tính chất vật lý của CO2. GV bổ sung: CO2 rắn được gọi là “nước đá khô” à tiện lợi trong việc bảo quản thực phẩm. Hoạt động 8 (*): GV yêu cầu HS nêu tính chất hóa học của khí CO2 (đã học ở cấp THCS) và viết các phương trình phản ứng chứng minh. GV yêu cầu HS nhận xét số OXH của C trong phân tử CO2 và từ đó rút ra kết luận gì về tính chất của CO2. GV bổ sung: Không dùng CO2 để dập tắt đám cháy kim loại magie hay nhôm. Hoạt động 9: GV cho HS xem hình 3.6 và yêu cầu HS nghiên cứu SGK để biết được phương pháp điều chế CO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Hoạt động 10 (*): GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu vài tính chất của axit cacbonic. GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, mỗi nhóm nghiên cứu SGK và trình bày tính chất của muối cacbonat trung hòa và muối hidrocacbonat về: + Tính tan. + Tác dụng với axit + Tác dụng với dung dịch kiềm + Phản ứng nhiệt phân Viết PTPƯ chứng minh (viết cả dạng phân tử và dạng ion rút gọn) GV tổng kết, so sánh tính chất cảu 2 loại muối và giải thích hiện tượng thạch nhũ trong thiên nhiên. GV cho HS nghiên cứu SGK để tìm ra một vài ứng dụng của muối cacbonat. I. Cacbon monooxit 1. Cấu tạo phân tử HS thảo luận và trả lời: - Cấu hình e của cacbon: 1s2 2s22p2 Cấu hình e của oxi: 1s2 2s22p4 - Phân bố e lớp ngoài cùng vào các ô lượng tử (ở trạng thái cơ bản): + Của cacbon: ↑↓ ↑ ↑ 2s2 2p2 + Của oxi: ↑↓ ↑↓ ↑ ↑ 2s2 2p4 - Giữa nguyên tử C và O có thể tạo thành 2 liên kết cộng hóa trị. Ngoài ra, giữa 2 nguyên tử còn hình thành 1 liên kết cho – nhận. CTCT của CO là: 2. Tính chất vật lý HS thảo luận và trả lời: - CO là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, hóa lỏng ở -191,5oC, hóa rắn ở -205,2oC, rất bền và rất độc. 3. Tính chất hóa học HS thảo luận và trả lời: - Ở nhiệt độ thường: CO rất kém hoạt động hóa học vì phân tử CO có liên kết ba giống nitơ. - Khi đun nóng: CO trở nên hoạt động hơn. Trong phân tử CO, cacbon có số OXH là +2, dễ tăng số OXH lên +4 trong các PƯ: + CO cháy được trong không khí, tỏa nhiều nhiệt: + CO kết hợp được với clo (có than hoạt tính xt): + Khí CO có thể khử nhiều oxit KL à kim loại 4. Điều chế a. Trong công nghiệp - Khí than ướt: - Khí lò gas: b. Trong phòng thí nghiệm II. Cacbon dioxit 1. Cấu tạo phân tử HS trả lời: - CTCT: - Đặc điểm liên kết: + Các liên kết C = O trong phân tử là liên kết cộng hóa trị có cực. + Nhưng do có cấu tạo thẳng nên phân tử CO2 là phân tử không có cực. 2. Tính chất vật lý HS nghiên cứu SGK và rút ra tính chất vật lý của CO2: + Khí không màu. + Nặng hơn không khí. + Ít tan trong nước. + Dễ hóa lỏng, dễ hóa rắn. 3. Tính chất hóa học HS trả lời: - Khí CO2 không cháy, không duy trì sự cháy. - CO2 là một oxit axit. + CO2 hấp thụ trong nước: (axit cacbonic, một axit 2 nấc, kém bền, lực axit yếu) + CO2 tác dụng với dd kiềm: VD: CO2 + 2NaOH dư à Na2CO3 + H2O CO2 + NaOH à NaHCO3 + CO2 tác dụng với oxít bazơ: CO2 + CaO à CaCO3 HS trả lời: Trong phân tử CO2, C có số OXH là +4, nên nó thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với những chất có tính khử mạnh (như các kim loại mạnh: Mg, Al, ) VD: 4. Điều chế HS nghiên cứu SGK: a. Trong PTN b. Trong công nghiệp CO2 được thu hồi: - Trong quá trình đốt cháy hoàn toàn than. - Trong quá trình chuyển hóa khí thiên nhiên, các sản phẩm dầu mỏ, quá trình nung vôi, lên men rượu từ glucozơ III. Axit cacbonic và muối cacbonat HS nghiên cứu SGK và trả lời: - Axit cacbonic là một axit rất yếu và kém bền. - Trong dung dịch, axit cacbonic phan li theo 2 nấc Ở 25oC: - Axit cacbonic tạo ra 2 loại muối: muối cacbonat trung hòa (Na2CO3, CaCO3) và muối hidrocacbonat (NaHCO3, NH4HCO3) 1. Tính chất của muối cacbonat HS thảo luận và trả lời: a. Muối cacbonat trung hòa - Tính tan: các muối của KL kiềm (trừ Li2CO3) và amoni đề tan, còn các muối của KL khác thì không tan hoặc ít tan. - Tác dụng với axit: - Tác dụng với dung dịch kiềm Không tác dụng (trừ Ca(OH)2, Ba(OH)2) - Phản ứng nhiệt phân: + Muối cacbonat trung hòa của KL kiếm đều bền với nhiệt. + Các muối cacbonat của KL khác bị nhiệt phân: VD: b. Muối hidrocacbonat - Tính tan: dễ tan trong nước (trừ NaHCO3 ít tan) - Tác dụng với axit - Tác dụng với dung dịch kiềm Các muối hidrocacbonat dễ tác dụng với dd kiềm - Phản ứng nhiệt phân: 2. Ứng dụng của một số muối cacbonat HS nghiên cứu SGK tr. 87 5. Củng cố - Dặn dò - GV sử dụng BT 2, 3 SGK tr.88 để củng cố bài. - HS về nhà làm các BT còn lại và chuẩn bị trước nội dung Bài 22. Silic và hợp chất của silic. Tuần: 16 Ngày soạn: Tiết: 31 BÀI 22: SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA SILIC A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: * HS biết: - Tính chất vật lý, hóa học của silic. - Tính chất vật lý, hóa học của các hợp chất của silic. - Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của silic. 2. Kỹ năng: Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan. 3. Tính cảm – Thái độ Có tình cảm gần gũi với thiên nhiên nên có ý thức bảo vệ môi trường. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Soạn bài giảng. - Hệ thống các câu hỏi và bài tập. - Mẫu vật cát, thạch anh, mảnh vải bông, dung dịch Na2SiO3, HCl, phenolphtalein, cốc, ống nghiệm, đũa thủy tinh. 2. Học sinh: - Xem và soạn bài mới ở nhà. C. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm diện 3. Kiểm tra bài cũ : 1. Trình bày tính chất hóa học của CO 2. Viết phương trình chứng minh CO2 là oxit axit, là chất oxi hóa 4. Dạy bài mới: TG HĐ của GV Nội dung - HĐ của HS Hoạt động 1: GV giới thiệu bài mới Hoạt động 2: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và trình bày tính chất vật lý của silic. Hoạt động 3 (*): GV yêu cầu HS dựa vào các trạng thái oxi hóa của silic và đặc điểm cấu trúc tinh thể, dự đoán tính chất hóa học của silic. Viết các PTPƯ minh họa. GV bổ sung: Ở nhiệt độ cao, Si tác dụng được với các KL như: Ca, Mg, Fe à xilixua kim loại. Hoạt động 4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết silic tồn tại dạng nào và có ở đâu trong tự nhiên. Hoạt động 5: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK cho biết ứng dụng và phương pháp điều chế silic. Hoạt động 6: GV cho HS quan sát mẫu cát trắng, thạch anh à yêu cầu HS nhận xét tính chất vật lý của silic đioxit. GV yêu cầu HS nhận xét tính chất hóa học của SiO2 và viết các PTPƯ minh họa. GV nêu vấn đề: Trong PTN không nên đựng kiềm và axit flohidric trong vật dụng nào? GV bổ sung: Người ta có thể sử dụng dd HF để khắc chữ và hình vẽ trên thủy tinh. Hoạt động 7 (*): GV tiến hành thí nghiệm yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra: + TN1: Nhỏ từ từ dd HCl vào trong cốc đựng dd Na2SiO3 và khuấy đều cho đến khi xuất hiện màu trắng đục thì ngừng lại. + TN2: Cho khí CO2 lội qua dd Na2SiO3. Sau khi tiến hành thí nghiệm, GV yêu cầu HS nhận xét về tính chất của axit silixic. Viết các PTPƯ đã xảy ra. GV bổ sung: - Axit silixic dễ bị mất nước khi đun nóng: - Khi sấy khô, axit silixic mất nước một phần tạo thành silicagen à dùng để hút ẩm, chất hấp phụ. GV làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein và dd Na2SiO3. GV yêu cầu HS nhận xét. GV bổ sung: DD đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thủy tinh lỏng à vải hoặc gỗ tẩm thủy tinh lỏng sẽ khó bị cháy. Thủy tinh lỏng còn được dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ. I. Silic 1. Tính chất vật lý HS nghiên cứu SGK và trả lời Tính chất vật lý của silic: - Có 2 dạng thù hình: tinh thể và vô định hình. - Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy rất cao. - Silic tinh thể có tính bán dẫn. 2. Tính chất hóa học HS thảo luận và trả lời: - Silic có các số oxi hóa: -4, 0, +2, +4 (số OXH +2 ít đặc trưng) - Silic vô định hình có khả năng phản ứng cao hơn silic tinh thể. a. Tính khử + Tác dụng với phi kim: (nhiệt độ thường) Silic tetraflorua (nhiệt độ cao) Silic đioxit + Tác dụng với hợp chất: b. Tính oxi hóa (nhiệt độ cao) Magie xilixua 3. Trạng thái tự nhiên HS nghiên cứu SGK và trả lời: - Silic không tòn tại dạng đơn chất trong tự nhiên như cacbon. - Hợp chất chủ yếu là cát (SiO2) và các loại khoáng silicat, aluminosilicat (cao lanh – Al2O3. 2SiO2.2H2O, xecpentin – 3MgO.2SiO2.2H2O, fenspat - Na2O.Al2O3.6SiO2). - Có trong cơ thể người và thực vật. 4. Ứng dụng và điều chế HS trả lời:
File đính kèm:
- CHUONG 3.doc