Giáo án môn Hóa học 11 - Trường THPT Cần Đước

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Ôn tập cơ sở lý thuyết hóa học về nguyên tử, liên kết hóa học, định luật tuần hoàn, bảng tuần hoàn, phản ứng oxi hóa khử, tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học.

- Hệ thống hóa tính chất vật lý, hóa học các đơn chất và hợp chất của nhóm halogen, oxi-lưu huỳnh.

- Vận dụng các kiến thức đó để chuẩn bị cho việc nghiên cứu các bài tiếp trong chương trình.

2. Kĩ năng:

- Lập và cân bằng được các phản ứng oxi hóa khử theo phương pháp thăng bằng electron.

- Giải được một số dạng bài tập cơ bản như xác định thành phần hh, xác định nguyên tố.

- Vận dụng các phương pháp cụ thể để giải bài tập hóa học như lập và giải phương trình đại số, áp dụng ĐL bảo toàn khối lượng, tính trị số trung bình.

3. Tình cảm, thái độ:

- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.

- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.

B. Chuẩn bị: Bảng tuần hoàn, giấy Ao, bút dạ, băng keo, học sinh ôncác kiến thức của lớp 10.

C. Phương pháp: Đàm thoại gợi mở.

D. Tổ chức hoạt động(Ôn tập):

 

doc146 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1299 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Trường THPT Cần Đước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 với 100ml dd HCl 0,12M. Tính pH của dd thu được sau phản ứng?
Giải:
n NaOH = 0,01mol.
nHCl = 0,012mol.
 PT ion thu gọn:
 H+ + OH- = H2O.
Sau phản ứng dd thu được chứa H+ dư 0,002mol.
[H+]dư = 0,002/0,2 = 0,01M
Vậy pH = 2.
Bài toán 3: Theo phiếu học tập 3:
Ca3N2 + 6H2O = 3Ca(OH)2 + 2NH3.
4NH3 + 5O2 -t0,xt-> 4NO + 6H2O.
2NO + O2 = 2NO2.
4NO2 + O2 + 2H2O = 4HNO3.
HNO3 + NH3 = NH4NO3.
NH4NO3 -t0-> N2O + H2O.
Bài toán 4: Theo phiếu học tập 4:
CaCO3 + SiO2 -t0-> CaSiO3 + CO2 .
CaSiO3 + 2HCl = CaCl2 + H2SiO3.
H2SiO3 -t0-> SiO2 + H2O. 
SiO2 + 2Mg -t0-> 2MgO + Si.
Bài toán 5: Theo phiếu học tập 5:
nCO2 = 0,05 mol.
nNaOH = 0,075 mol.
Tạo thành 2 muối NaHCO3 và Na2CO3.
Ta có hệ : x + y = 0,05.
 x + 2y = 0,075.
Giải hệ trên ta có :
x = y = nNaHCO3 = nNa2CO3 = 0,025 mol
mNaHCO3 = 2,1 gam.
mNa2CO3 = 2,65 gam. 
Bài toán 6: Theo phiếu học tập 6:
Al --> Al+3 + 3e.
N+5 + 3e --> N+2.
2N+5 + 10e --> N2.
Theo đề ta có nNO = nN2 = 0,05 mol.
Theo đl bảo toàn mol electron ta có:
nAl = 0,65/3 mol.
mAl = 5,85 gam. 
E.Củng cố và dặn dò: Ôn lại bài cũ để chuẩn bị kiểm tra học kì I.
Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I.
Ngày :
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Nắm vững các kiến thức đã học.
2. Kĩ năng: 
Vận dụng được các kiến kiến thức đã học trong các chương để giải bài tập.
3. Tình cảm, thái độ:
- Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
B. Chuẩn bị: 
Bài kiểm tra dạng trắc nghiệm 100%.
C. Tổ chức hoạt động:
Cho học sinh làm bài kiểm tra theo đề.
D.Củng cố và dặn dò: 
Chuẩn bị bài mới ở chương IV cho tiết học sau.
CHƯƠNG V: HIDROCACBON NO.
Tiết 37: ANKAN.(tiết 1)
Ngày : 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Các khái niệm về ankan, công thức chung của dãy đồng đẳng , CTCT và cách gọi tên một số chất đơn giản.
- Nắm được tính chất và phản ứng đặc trưng của ankan. Ứng dụng của ankan trong đời sống và trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học để lập dãy đồng đẳng, viết các đồng phân. 
- Viết được các phản ứng xảy và gọi tên các sản phẩm.
3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
B. Chuẩn bị: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy.
C. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
D. Tổ chức hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu định nghĩa của các loại phản ứng trong hóa học hữu cơ và cho ví dụ minh họa ?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1. Nhắc lại khái niệm đồng đẳng, từ đó viết công thức của các chất trong dẫy đồng đẳng của metan và đưa ra CTTQ của dãy này ?
2. Quan sát mô hình phân tử butan và nêu đặc điểm cấu tạo của nó ?
3. Đồng phân là gì ?
Viết công thức cấu tạo các đồng phân của phân tử C4H10 , C5H12 ?
4. Dựa vào cách gọi tên của các ankan mạch thẳng và nhánh, hãy gọi tên các chất có công thức cấu tạo vừa viết trên?
5. Xác định bậc của các nguyên tử cacbon trong hợp chất 2-metyl butan ?
6. Tham khảo sách giáo khoa hãy nêu các tính chất vật lí cơ bản của ankan ?
CH4, C2H6, C3H8...
CTTQ : CnH2n + 2 với n ≥ 1.
* Phân tử chỉ chứa liên kết đơn (δ)
* Mỗi C liên kết với 4 nguyên tử khác → tứ diện đều.
* Mạch cacbon gấp khúc.
C4H10:
(1) CH3-CH2-CH2-CH3.
(2) CH3-CH(CH3)-CH3.
C5H12:
(1)CH3-CH2-CH2-CH2-CH3
(2) (CH3)2CH-CH2-CH3.
(3)CH3-CH2-CH(CH3)-CH3
(4) CH3-(CH3)2C-CH3.
C4H10:
(1) butan.
(2) izobutan hay 2-metyl propan.
C5H12:
(1) pentan.
(2) izopentan hay 2-metyl butan.
(3) 3-metyl pentan.
(4) neo pentan hay 2,2-dimetyl propan.
Học sinh xác định và giáo viên kiểm tra lại.
* Ở điều kiện thường :
- Từ C1 → C4 : thể khí.
- Từ C5 → C17: thể lỏng.
- Các chất còn lại ở thể rắn. 
* ts, tnc, khối lượng riêng d tăng theo chiều tăng của khối lượng phân tử 
* Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ.
I. Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp:
1. Dãy đồng đẳng ankan: (parafin)
* Vd : CH4, C2H6, C3H8...lập thành dãy đồng đẳng ankan.
→ CTTQ : CnH2n + 2 với n ≥ 1.
* Phân tử chỉ chứa liên kết đơn (δ)
* Mỗi C liên kết với 4 nguyên tử khác → tứ diện đều.
* Mạch cacbon gấp khúc.
2. Đồng phân:
* Từ C4H10 bắt đầu có đồng phân về mạch cacbon.
* Vd : C4H10 có 2 đồng phân :
(1) CH3-CH2-CH2-CH3.
(2) CH3-CH(CH3)-CH3.
3. Danh pháp: (xem bảng 5.1)
* Tên các ankan không nhánh (5.1)
* Tên gốc ankyl (phần còn lại của ankan khi mất đi 1H) : thay an = yl. 
* Tên các ankan có nhánh :
- Chọn mạch cacbon dài và phức tạp nhất làm mạch chính.
- Đánh số thứ tự từ phía các nguyên tử cacbon mạch chính gần nhánh hơn.
- Gọi tên mạch nhánh (nhóm ankyl) theo thứ tự vần chữ cái cùng với số chỉ vị trí của nó, sau đó gọi tên ankan mạch chính.
Vd 1 : Các đồng phân của C4H10 trên :
(1) Butan ; (2) 2-metyl propan.
Vd 2 :
CH3-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 có tên 2,3-dimetyl pentan.
* Một số chất có tên thông thường :
CH3-CH-CH2-... izo...
 CH3 
CH3-CH2-CH-... sec...
 CH3 
 CH3 
CH3-C -CH2-... neo...
 CH3 
 CH3 
CH3-C - tert...
 CH3 
4. Bậc cacbon : Bậc của nguyên tử cacbon trong hidrocacbon no là số liên kết của nó với các nguyên tử cacbon khác.
II. Tính chất vật lí::
* Ở điều kiện thường :
- Từ C1 → C4 : thể khí.
- Từ C5 → C17: thể lỏng.
- Các chất còn lại ở thể rắn. 
* ts, tnc, khối lượng riêng d tăng theo chiều tăng của khối lượng phân tử (xem bảng 5.1).
* Nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ.
E.Củng cố và dặn dò: - Viết CTCT và gọi tên các đồng phân có CTPT C6H14.
 - Làm bài tập 2/115 SGK , học và đọc bài cho tiết sau.
CHƯƠNG V: HIDROCACBON NO.
Tiết 38: ANKAN.(tiết 2)
Ngày : 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Các khái niệm về ankan, công thức chung của dãy đồng đẳng , CTCT và cách gọi tên một số chất đơn giản.
- Nắm được tính chất và phản ứng đặc trưng của ankan. Ứng dụng của ankan trong đời sống và trong công nghiệp.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức đã học để lập dãy đồng đẳng, viết các đồng phân. 
- Viết được các phản ứng xảy và gọi tên các sản phẩm.
3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
B. Chuẩn bị: Mô hình phân tử butan, bật lửa gaz cho phản ứng cháy.
C. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
D. Tổ chức hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Viết CTTQ của dãy đồng đẳng ankan?
 Viết CTCT các đồng phân của C5H12 và gọi tên của chúng ?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
1. Nhắc lại định nghĩa về phản ứng thế ?
2. Từ ví dụ của giáo viên hãy viết phản ứng thế Br2 vào phân tử etan và propan ? 
3. Hãy gọi tên các sản phẩm của phản ứng thế đã viết trên ?
4. Viết phản ứng cháy tổng quát của dãy đồng đẳng ankan ? Nêu ứng dụng của phản ứng này
5. Viết phản ứng điều chế metan bằng phản ứng của muối natri với vôi tôi xút ?
6. Nêu một vài ứng dụng của ankan trong đời sống mà em biết ?
Là phản ứng trong đó một hoặc nhóm nguyên tử trong phân tử bị thay thế bởi một hoặc nhóm nguyên tử khác.
Học sinh viết và đưa ra kết luận về sản phẩm tạo ra sau phản ứng .
Học sinh đọc và giáo viên bổ sung thêm.
CnH2n+2 + [(3n+1)/2] O2 
--t0->nCO2 + (n+1)H2O + Q
Được ứng dụng làm nhiên liệu.
CH3COONa + NaOH -CaO, t0-> CH4 + Na2CO3.
Học sinh nêu, giáo viên bổ sung thêm .
III. Tính chất hóa học:
1. Phản ứng thế với halogen: (Cl2, Br2, askt)
Vd : 
CH4 + Cl2 -askt-> CH3Cl + HCl.
 (clometan
 hay metyl clorua) 
CH3Cl + Cl2 -askt-> CH2Cl2 + HCl.
 (diclometan
 hay metylen clorua) 
CH2Cl2 + Cl2 -askt-> CHCl3 + HCl.
 (triclometan
 hay clorofom)
CHCl3 + Cl2 -askt-> CCl4 + HCl.
 (tetraclometan
 hay cacbontetraclorrua) 
* Các đồng đẳng khác của metan cũng tham gia phản ứng thế tương tự.
* Nguyên tử H của cacbon bậc cao hơn dễ bị thế hơn nguyên tử H của cacbon bậc thấp.
* Các phản ứng trên gọi là phản ứng halogen hóa, sản phẩm gọi là dẫn xuất halogen của hidrocacbon.
2. Phản ứng tách: 
* Tách H2: 
Vd : 
CH3-CH3 -500độ C, xt-> CH2=CH2 + H2. 
* Các ankan mạch C trên 3C ngoài tách H2 còn có thể bị bẻ gãy mạch C:
Vd : 
 CH4+ CH2=CH2 CH3-CH2-CH3-t0,xt- 
 CH3-CH=CH2+H2
3. Phản ứng oxi hóa: 
* OXH hoàn toàn (cháy) :
CnH2n+2 + [(3n+1)/2] O2 --t0-> nCO2 +
 (n+1)H2O + Q
* Thiếu oxi, phản ứng OXH không hoàn toàn tạo ra nhiều sản phẩm khác như C, CO, axit hữu cơ...
IV. Điều chế:
1. Trong phòng thí nghiệm:
CnH2n+1COONa + NaOH -CaO, t0-> 
 CnH2n+2 + Na2CO3.
Vd: điều chế metan.
2. Trong công nghiệp: 
* Chưng cất phân đoạn dầu mỏ.
* Thu từ khí thiên nhiên và khí dầu mỏ.
V. Ứng dụng:
- Làm nhiên liệu.
- Làm nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất khác dùng cho các nghành công nghiệp. 
E.Củng cố và dặn dò: - Làm bài tập 3/115 SGK tại lớp.
 - Làm bài tập 4,5,6,7/115 SGK , học và đọc bài mới cho tiết sau.
Tiết 39: XICLOANKAN.
Ngày : 
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cho học sinh hiểu và biết:
- Công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, tên gọi và đặc điểm cấu tạo của xicloankan.
- So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất của xicloankan và ankan.
- Giải thích được sự khác nhau giữa xicloankan và ankan.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng những kiến thức để viết các CTCT của xicloankan, gọi tên chúng. 
- Viết được các phản ứng thể hiện tính chất hóa học của xicloankan.
3. Tình cảm, thái độ: - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
B. Chuẩn bị: Bảng 5.2 sách giáo khoa. Học sinh ôn lại các kiến thức về ankan.
C. Phương pháp: Chứng minh và diễn giải.
D. Tổ chức hoạt động:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Viết phản ứng xảy ra khi cho C2H6 tác dụng với Cl2 có askt và gọi tên sản phẩm ?
 Viết phản ứng xảy ra khi nung C4H10 có xt ?
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
* Cho học sinh xem mô hình phân tử xiclo

File đính kèm:

  • docGiao an 11 cb da sua.doc
Giáo án liên quan