Giáo án môn Hóa học 11 - Trường THPT Bắc Bình

I.Mục Tiêu:

1. Kiến thức

Biết được :

 Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng.

 Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp.

 Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan).

 Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh).

 Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. ứng dụng của ankan.

2. Kĩ năng

 Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan.

 Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh.

 Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan.

 Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

 Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy.

 3. Trọng tâm:

 Đặc điểm cấu trúc phân tử của ankan, đồng phân của ankan và tên gọi tương ứng.

 Tính chất hoá học của ankan

 Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm

II.Phương Pháp: Đàm thoại, gợi mở

 

doc15 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1260 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Trường THPT Bắc Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3CH2CH2Cl + HCl
2. Phản ứng tách: 
CH3-CH2-CH3 CH2=CH-CH3 + H2
C4H10 C4H8 + H2
 C3H6 + CH4
 C2H4 + C2H6
3. Phản ứng oxi hoá:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
CnH2n+2 + O2 nCO2 + (n+1)H2O
IV/ Điều chế: 
 1. Trong phòng thí nghiệm:
CH3COONa + NaOH CH4 + Na2CO3
2. Trong công nghiệp:
 (sgk)
V/ Ứng dụng của ankan:
 (sgk)
4. Củng cố:
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau:
a. Butan + Cl2 (Tỉ lệ 1:1)
b. Tách một phân từ H2 từ 2-metyl propan
c. Đốt cháy pentan.
2. Đốt cháy hòan tòan 2,9g một hiđrocacbon thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 9g nước. Xác định công thức phân tử của hiđrocacbon, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
5. Dặn dò: 
	HS làm bài tập 1-7/116 sgk và chuẩn bị bài mới.
Bám sát 18: BÀI TẬP ANKAN
I/ Mục tiêu của tiết:
1. Kiến thức:
	 Giúp hs ôn lại một số kiến thức tính chất hoá học của ankan
2. Kỹ năng:
	Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết để giải bài .
3. Trọng tâm: 
	+ GV ôn tập kiến thức cho hs.
	+ Rèn luyện cho HS một số kỹ năng làm bài tập.
II/ Chuẩn bị:
	-GV : chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.
	- HS: Chuẩn bị bài tập trước ở nhà và ôn lại kiến thức.
III/ Phương pháp:
	Hoạt động nhóm, thảo luận nêu vấn đề.
IV/ Tổ chức các hoạt động:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:Tiến hành trong bài dạy gọi hs lên bảng làm bài tập.
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức của hs 
 GV củng cố kiến thức cho hs thông qua các bài tập sau: 
GV gọi HS lên bảng làm bài tập 1.
HS viết các CTCT và gọi tên:
* C5H12 CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 (pentan)
 CH3-CH-CH2-CH3 (2-metyl butan)
 CH3 CH3
 CH3-C-CH3
 CH3 ( 2,2-đimetyl butan)
* C6H14 CH3-CH2-CH2-CH2-CH2-CH3 (hexan)
 CH3-CH-CH2-CH2-CH3 CH3-CH2-CH-CH2-CH3
 CH3 CH3 CH3 
 CH3-CH2-C-CH3
 CH3 ( 2,2-đimetylbutan)
Họat động 2:
GV gọi HS lên bảng làm bài tập 2.
HS trình bày bài giải của mình.
Gv yêu cầu HS nêu lưu ý đối với dạng bài tập này.
HS: Để viết công thức cấu tạo của ankan khi có tên gọi ta cần xác định mạch cacbon chính sau đó viết các nhánh ankyl vào đúng vị trí.
Họat động 3:
HS lên bảng viết các phương trình phản ứng.
a.CH3-CH-CH3 + Cl2 CH3-CCl-CH3 + HCl
 CH3 CH3
b. CH3-CH2-CH3CH2=CH-CH3+H2
c. C5H12 + 8O2 5CO2 + 6 H2O
d. CH3COONa + NaOHCH4 + Na2CO3
GV gọi HS nhận xét bài của bạn.
Qua bài tập trên GV củng cố tính chất hóa học của ankan cho HS.
Họat động 4:
HS lên bảng trình bày bài tập 4.
= 0,25(mol)
PT: CnH2n+2 + O2 nCO2 + (n+1)H2O
 (14n+2) n mol
 3,6g 0,25 mol
=> 0,25(14n+2)=3,6n
=> n = 5 nên CTPT của X: C5H12
HS viết các CTCT của C5H12 và gọi tên.
Qua bài tập trên GV củng cố cho HS cách xác định CTPT của ankan từ phản ứng cháy.
Hoạt động 5:
HS lên bảng trình bày bài tập 5.
Do thể tích của A bằng thể tích của 3,2g oxi nên ta có: nA = nO = 0,1(mol)
=> MA = 58 (g/mol)
 14n + 2 = 58
n = 4
CTPT của A là C4H10
CTCT: CH3-CH2-CH2-CH3 butan
 CH3-CH-CH3
 CH3 2-metylpropan
Bài 1: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các ankan có công thức phân tử: C5H12; C6H14.
Bài 2: Viết công thức cấu tạo của ankan có tên gọi sau:
a. 2,3-dimetylpentan
b. 3-etyl-2,3,4-trimetylhexan
c. 2-clo-3-etyl-3,4-đimetylhexan
d. 2-brom-3-clo-2,3-đimetylheptan
e. 4-etyl-2,3,4-trimetylheptan
f. isohexan
h. neopentan
Bài 3: Viết các phương trình phản ứng sau:
a. iso butan với clo theo tỉ lệ 1:1 khi chiếu sáng.
b. Tách một phân tử hiđro từ phân tử propan.
c. đốt cháy pentan.
d. điều chế metan từ natri axetat.
Bài 4: Đốt cháy hoàn toàn 3,6g ankan X thu được 5,6 lít khí CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử của X và viết các công thức cấu tạo.
Bài 5: Khi làm bay hơi 5,8g ankan A thì thu được thể tích hơi bằng thể tích của 3,2g oxi ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử của A, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
4. Củng cố:
 GV sử dụng bài tập trên để củng cố kiến thức cho HS.
5. Dặn dò:
	 HS chuẩn bị bài mới.
Tiết 39: Bài 26_ XICLOANKAN
I.Mục Tiêu: 
1. Kiến thức
Biết được :
- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử. 
- Tính chất hoá học : Phản ứng thế, tách, cháy tương tự ankan ; Phản ứng cộng mở vòng (với H2, Br2, HBr) của xicloankan có 3 - 4 nguyên tử cacbon. 
- ứng dụng của xicloankan.
2. Kĩ năng
- Quan sát mô hình phân tử và rút ra được nhận xét về cấu tạo của xicloankan.
- Từ cấu tạo phân tử, suy đoán được tính chất hoá học cơ bản của xicloankan.
- Viết được phương trình hoá học dạng công thức cấu tạo biểu diễn tính chất hoá học của xicloankan.
 3. Trọng tâm:
- Cấu trúc phân tử của xiclohexan, xiclopropan, xiclobutan.
- Tính chất hoá học của xiclohexan, xiclopropan, xiclobutan.
II.Phương Pháp: Đặt vấn đề.
III.Chuẩn Bị:
GV: Chuẩn bị bảng 5.2
HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà ôn tập lại bài ankan. 
IV. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Viết phương trình hoá học của iso pentan với:
	a. Cl2 (tỉ lệ 1:1) 	b. O2 (pư cháy) 	c. Tách H2
3. Bài mới:
Hoạt động Thầy và Trò
NộI dung
Hoạt động 1:
GV treo bảng 5.2 cho HS quan sát:
Từ CTCT trên hãy cho biết đặc điểm về cấu tạo ptử của xicloankan, từ đó rút ra công thức chung của xiclo ankan đơn vòng.
HS: Xicloankan là những hiđro cacbon no cấu trúc mạch vòng.
CT chung là CnH2n (n3) 
HS lập dãy đồng đẳng của xicloankan.
Hoạt động 2:
GV hướng dẫn HS xây dựng cách gọi tên xicloankan.
Tên xicloankan: xiclo + tên ankan không nhánh có cùng số cacbon.
Tên gốc HC mạch nhánh + xiclo + tên ankan không nhánh có cùng số C trong vòng.
HS dựa vào qui tắc gọi tên một số xicloankan.
Hoạt động 3:
Từ đặc điểm cấu tạo của xicloankan hãy dự đoán tính chất hoá học của chúng.
Qua cấu tạo HS sẽ rút ra được các phản ứng mà xicloankan tham gia : pứ thế, pứ tách và pứ oxi hoá.
GV gọi HS lên bảng viết phản ứng thế của xiclopentan với brom.
GV lưu ý điều kiện phản ứng : to hoặc ánh sáng.
GV nêu vấn đề tương tự ankan xicloankan cũng tham gia phản ứng tách H2.
HS viết phản ứng tách H2 của xiclopentan.
HS viết pthh của phản ứng cháy xiclopropan. Từ đó viết pthh chung của phản ứng cháy của xicloankan.
Yêu cầu HS nhận xét về tỉ lệ số mol của CO2 và H2O.
Hoạt động 4:
GV nêu vấn đề: ngoài tính chất giống với ankan, xiclopropan và xiclobutan còn có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng do cấu trúc kém bền dễ bị đứt liên kết C-C của vòng.
HS viết pthh của phản ứng H2 vào xiclopropan và xiclobutan.
GV nêu vấn đề: Riêng xiclopropan cò có khả năng tham gia phản ứng cộng mở vòng với Br2, Hbr.
HS viết phương trình phản ứng và gọi tên các sản phẩm.
Lưu ý phản ứng cộng mở vòng với dd brom dùng để nhận biết xiclopropan.
 Hoạt động 4:
GV giới thiệu 2 cách điều chế xicloankan và viết phương trình phản ứng điều chế minh hoạ.
Hãy cho biết các ứng dụng của xicloankan?
HS nêu các ứng dụng của xicloankan.
I/ Cấu tao, danh pháp:
1. Cấu tạo:
C3H6 xiclopropan
C4H8 xiclobutan
C5H10 xiclopentan
CT chung CnH2n (n3) 
2. Danh pháp: 
 metyl xiclopentan
 1,1-dimetyl xiclopentan
II/ Tính chất hoá học: 
1. Phản ứng thế:
2. Phản ứng tách:
3. Phản ứng oxi hoá:
2C3H6 + 9 O2 6CO2 + 6H2O
4. Phản ứng cộng mở vòng:
a. Phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan và xiclobutan với H2:
 + H2 CH3-CH2-CH3
 + H2 CH3-CH2-CH2-CH3
b. Phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan với Br2, HX:
 + Br2dd Br-CH2-CH2-CH2-Br
 + HBr Br-CH2-CH2-CH3
III/ Điều chế và ứng dụng:
1. Điều chế:
CH3CH2CH2CH2CH2CH2CH3 + H2
2. Ứng dụng:
 (sgk)
4. Củng cố:
Hãy so sánh tính chất hoá học của ankan và xicloankan, viết phương trình minh hoạ.
5. Dặn dò: 
	HS làm bài tập 1- 5/120,121 sgk và chuẩn bị bài luyện tập.
Bám sát 19: BÀI TẬP XICLOANKAN
I/ Mục tiêu của tiết:
1. Kiến thức:
	 Giúp hs ôn lại một số kiến thức tính chất của xicloankan
2. Kỹ năng:
	Rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết để giải bài .
3. Trọng tâm: 
	+ GV ôn tập tính chất của xicloankan
	+ Rèn luyện cho HS một số kỹ năng làm bài tập.
II/ Chuẩn bị:
	-GV : chuẩn bị hệ thống câu hỏi và bài tập.
	- HS: Chuẩn bị bài tập trước ở nhà và ôn lại kiến thức.
III/ Phương pháp:
	Hoạt động nhóm, thảo luận nêu vấn đề.
IV/ Tổ chức các hoạt động:
	1. Ổn định tổ chức lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:Tiến hành trong bài dạy gọi hs lên bảng làm bài tập.
	3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức của hs 
 GV củng cố kiến thức cho hs thông qua các bài tập sau: 
Bài 1: Khi sục khí xiclopropan vào dung dịch brom sẽ quan sát thấy hiện tượng nào sau đây?
A. Màu dung dịch không đổi.
B. Màu dung dịch đậm lên.
C. Màu dung dịch bị nhạt dần.
D. Màu dung dịch từ không màu chuyển thành nâu đỏ.
Bài 2: Viết công thức cấu tạo của xicloankan có tên gọi sau:
a. 1,3-dimetyl xiclopentan
b. xiclohaxan
c. 2-clo-3-etyl-1,3-đimetyl xiclohexan
d. 1-brom-3-metyl xiclobutan
Bài 3: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi :
a. Sục khí xiclopropan vào dung dịch brom.
b. Dẫn hỗn hợp xiclobutan, xiclopentan và hiđro đi vào ống dựng bột niken nung nóng.
c. Đun nóng xiclohexan với brom theo tỉ lệ mol 1:1.
d. Đốt cháy hoàn toàn xiclopentan.
Bài 4: Xicloankan đơn vòng X có tỉ khối so với nitơ bằng 2. Lập công thức phân tử của X.
Viết phương trình hoá học (ở dạng công thức cấu tạo) minh hoạ tính chất hoá học của X, biết rằng X tác dụng với H2 (xúc tác Ni) chỉ tạo ra một sản phẩm.
Bài 5: Đốt cháy 0,672 lít (đktc) một xicloankan A, thì thấy khối lượng CO2 tạo thành nhiều hơn khối lượng nước tạo thành là 3,12g.
a. Xác định công thức phân tử của A.
b. Viết công thức cấu tạo và tên các xicloankan ứng với công thức tìm được.
4. Củng cố:
 GV sử dụng bài tập trên để củng cố kiến thức cho HS.
5. Dặn dò:
	 HS chuẩn bị bài mới.
Tiết 40: Bài 27_ LUYỆN TẬP: ANKAN VÀ XICLOANKAN
I/ Mục tiêu của tiết:
	- Giúp HS củng cố lại kiến thức bài ankan và xicloankan.
	- Rèn cho HS kỹ năng lập CTPT của hợp chất hữu cơ, viết phương trình hoá học của phản ứng thế có chú ý vận dụng qui luật thế vào phân tử ankan.
	-Rèn kĩ năng viết CTCT và gọi tên.
 * Trọng tâm: 
	Ôn tập lại kiến thức trong chương và vận dụng kiến thức vào bài tập cụ thể. 
II/ Chuẩn bị:
	-GV : chuẩn bị bài tập. 
	- HS: Chuẩn bị trước bài ở nhà.
III/ Phương pháp:
	Sử dụng 

File đính kèm:

  • docgiao an 11 Hoc ki II.doc
Giáo án liên quan