Giáo án môn Hóa học 11 - Trung tâm GDTX Kim Bô

A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG :

1. Kiến thức:

 Ôn tập lí thuyết hóa học về nguyên tử; liên kết hóa học; định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn; phản ứng oxi hóa – khử.

2 . Kĩ năng:

 - Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử và cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron; xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

 - Giải một số bài tập cơ bản: tính nguyên tử khối trung bình.

 - Mối liên hệ giữa tính chất hóa học của nguyên tố và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

3. Thái độ, tình cảm:

 Thái độ học tập tích cực, siêng năng, đúng đắn. Có lòng yêu thích bộ môn

B. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo Viên: Bài tập vận dụng; bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học dạng nhỏ.

 2. Học Sinh: Ôn lại kiến thức hóa học cơ bản của lớp 10

 

doc4 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Trung tâm GDTX Kim Bô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 01
Ngày soạn:
Ngày giảng:	
Lớp11A1:...
Lớp11A2:...
Lớp11A3:...
Lớp11B1:...
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
A. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG :
1. Kiến thức: 
 Ôn tập lí thuyết hóa học về nguyên tử; liên kết hóa học; định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn; phản ứng oxi hóa – khử.
2 . Kĩ năng: 
 - Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử và cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron; xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
 - Giải một số bài tập cơ bản: tính nguyên tử khối trung bình. 
 - Mối liên hệ giữa tính chất hóa học của nguyên tố và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn
3. Thái độ, tình cảm: 
 Thái độ học tập tích cực, siêng năng, đúng đắn. Có lòng yêu thích bộ môn
B. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo Viên: Bài tập vận dụng; bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học dạng nhỏ.
 2. Học Sinh: Ôn lại kiến thức hóa học cơ bản của lớp 10
C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
Lớp
Sĩ số
Vắng
Tên HV vắng
 II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập
 III. Nội dung bài mới:
 Đặt vấn đề: Trước khi chúng ta đi nghiên cứu chương trình hoá học lớp 11 thì chúng ta sẽ đi ôn lại những kiến thức đã được học ở lớp 10
Hoạt động của GV
Hoạt dộng của HS
Nội dung kiến thức
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM
Hoạt động 1: Cấu tạo nguyên tử
* GV yêu cầu HS nhắc lại:
 Thành phần nguyên tử?
 Rút ra kết luận khối lượng nguyên tử tập trung ở đâu?
* HS: nguyên tử gồm lớp vỏ(e-) và hạt nhân (p+, n0)
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM:
1.Nguyêntử: Nguyên tử
Hạt nhân nguyên tử
Vỏ nguyên tử: các (e)
 qe = 1- đvđt, me ≈ 0 u
Notron (n)
qn = 0, mn = 1 u
 Proton(p)
qp = 1+, mp = 1u
Hoạt động 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
* GV đưa ra câu hỏi cho HS
Em hãy cho biết:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Các nguyên tố hóa học trong cùng một chu kì, một nhóm A có đặc điểm gì?
- Sự biến đổi tuần hoàn tính chất hóa học của các nguyên tố hóa học trong cùng một chu kì, một nhóm A.
* HS: Trả lời
- Nguyên tắc sắp xếp:
+ Theo chiều tăng Z+
+ Nhóm : cùng số e ngoài cùng
+ Chu kì: cùng số lớp e
HS đưa ra sự biến đổi về tính kimloại-phi kim, độ âm điện, tính axít bazơ các oxit- hiđroxit, hóa trị với oxi-hiđro
2. Hệ thống tuần hoàn:
 a.Nguyên tắc sắp xếp:
 - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
 - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được sắp xếp thành một hàng (gọi là chu kì).
 - Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được sắp xếp thành một cột (gọi là nhóm).
 b. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học:
 - Trong cùng một chu kì khi đi từ trái sang phải, theo chiều Z tăng dần: tính kim loại của các nguyên tố hóa học giảm dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố hóa học tăng dần.
 - Trong cùng một nhóm A khi đi từ trên xuống dưới, theo chiều Z tăng dần: tính kim loại của các nguyên tố hóa học tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố hóa học giảm dần.
Hoạt động 3: Liên kết hóa học, Phản ứng oxi hóa – khử 
* GV đưa ra câu hỏi cho HS và yêu cầu HS lên bảng kẻ bảng theo yêu cầu
Em hãy cho biết:
- Những loại liên kết hóa học đã học. 
- Thế nào là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị? So sánh liên kết ion, liên kết cộng hóa trị.
- Trong các chất sau, chất nào có liên kết ion, chất nào có liên kết cộng hóa trị: NaCl, H2O, O2
* GV đưa ra câu hỏi
Em hãy cho biết:
- Thế nào là phản ứng oxi hóa khử?
- Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa – khử theo phương pháp thăng bằng electron
HS: Lên bảng kẻ bảng và điền theo yêu cầu của GV
* HS :
- NaCl là liên kết ion.
- H2O là liên kết cộng hoá trị phân cực.
- O2 là liên kết cộng hoá trị không cực
* HS: Trả lời về
- Chất oxihóa, khử.
- Quá trình oxihóa khử
Phản ứng oxi hòakhử.
3. Liên kết hóa học:
Loại liên kết
Liên kết ion
(lk ion)
Liên kết cộng hóa trị
có cực
không cực
Định nghĩa
lk lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu
Là loại lk tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung
Bản chất
Cho và nhận e
Cặp e chung lệch về nguyên tử nào có χ lớn hơn.
Cặp e chung không lệch về nguyên tử nào cả.
Δχ
≥ 1,7
0,4 → <1,7
0→ <0,4
Đặc điểm
Bền
4. Phản ứng oxi hóa – khử :
 * Chất khử: chất cho electron và làm tăng số oxi hóa sau phản ứng
 * Chất oxi hóa: chất nhận electron và làm giảm số oxi hóa sau phản ứng.
 * Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố .
B. BÀI TẬP
Hoạt động 4: Các dạng bài tập
* GV đưa ra bài tập
1.Công thức tính nguyên tử khối trung bình 
2.Tính Ā của Liti biết Li có 2 đồng vị: 
 7Li chiếm 92,5% và 6Li chiếm 6,5%
3.Cân bằng các phản ứng hóa học sau theo phương pháp thăng bằng electron:
* HS thảo luận 5 phút sau đó HS lên bảng làm bài tập
B/ BÀI TẬP:
1,Tính nguyên tử khối trung bình:
2. 
* Cân bằng phản ứng:
B1. 
B2. Fe: chất khử vì số oxi hóa tăng từ 0 lên +3
 : chất oxi hóa vì số oxi hóa giảm từ +5 xuống +4
B3. 
B4. 
 IV. Củng cố 
 * GV Nhắc lại cho HS những nội dung cần nắm của tiết học. 
 * Cho HS tự cân bằng vào vở phương trình phản ứng
 Al + H2SO4 đặc, nóng à Al2(SO4)3 + SO2 + H2O
V. Hướng dẫn học bài
 * GV nhắc nhở HS về nhà có thể sưu tầm thêm 1 số bài tập tương tự 2 dạng bài vừa chữa trên lớp trong SGK và Sách bài tập lớp 10.
 * Xem lại nhóm VIA, VIIA
 VI. Rút kinh nghiệm:	 
...............
.......
.......
.......
.......
....
....
..
..
 Ký duyệt của Tổ trưởng 
 Ngày tháng năm 2009
 Tổ trưởng: Phạm Đức Hoà

File đính kèm:

  • docGAhoa 11cb tron bo.doc
Giáo án liên quan