Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 1 đến tiết 87 - Trường THPT Cẩm Thuỷ 2

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Ôn tập và hệ thống những kiến thức trọng tâm, cơ bản của chương trình hoá học lớp 10, giúp học sinh thuận lợi khi tiếp thu kiến thức hoá học lớp 11.

- Câu tạo nguyên tử

- BTH các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn

- Phản ứng hoá học

- Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học

2. Kĩ năng

Củng cố lại một số kĩ năng

- Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.

- Từ cấu tạo nguyên tử xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại.

- Vận dụng quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn để so sánh và dự đoán tính chất của các chất.

- Mô tả sự hình thành một số loại liên kết: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, liên kết cho - nhận.

- Lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử.

- Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học để điều khiển phản ứng hoá học.

 

doc140 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Tiết 1 đến tiết 87 - Trường THPT Cẩm Thuỷ 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA = (CpHqOrNs)n š n
+ Công thức phân tử:
 CxHyOzNt = (CpHqOrNs)n 
II. Bài tập:
Bài 1:
a. hỗn hợp hơi / làm hoá hơi.
b. nhiệt độ sôi.
c. khối lượng riêng.
d. không trộn lẫn / chất rắn / trong hỗn hợp rắn.
e. sự thay đổi độ tan theo.
Bài 2:
a. %O = 100% - ( 49,40% + 9,80% + 19,10% ) = 21,70%
d( A/kk ) = = 2,52 š MA = 73 (g/mol)
 = = = = 
= = = = = 0,73
š x = 3 ; y = 7 ; z = 1 ; t = 1.
Vậy công thức A : C3H7ON
b. %O = 100% - (54,54% + 9,09%) = 36,37%.
MB = dB/CO. 44 = 2. 44 = 88 (g/mol).
= = = = 0,88
š x = 4 ; y = 8 ; z = 2.
Vậy công thức của B là: C4H8O2
 Ngày soạn
Tiết 42, 43: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
HS biết: Khái niệm về đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể.
HS hiểu: Những luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học.
2. Kĩ năng:
HS biết viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ.
B. Chuẩn bị:
- Mô hình rỗng và mô hình đặc của phân tử etan.
- Mô hình phân tử cis-but-2-en và trans-but-2-en.
C. Phương pháp
 Phương pháp nghiên cứu , đàm thoại , nêu vấn đề, trực quan
D. Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức
2.các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
GV viết CTCT của 2 chất ứng với CTPT C2H6O, ghi tính chất cơ bản nhất.
HS so sánh 2 chất về: thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học
Từ sự so sánh, HS rút ra luận điểm 1.
Hoạt động 2:
GV viết công thức cấu tạo của 3 chất trong SGK.
HS nhận xét và rút ra luận điểm 2.
Hoạt động 3:
GV nêu thí dụ về 2 chất có cùng số lượng nguyên tử nhưng khác nhau về thành phần phân tử.
HS nhận xét và rút ra luận điểm 3.
Hoạt động 4:
GV lấy thí dụ 2 dãy đồng đẳng như trong SGK.
GV nhấn mạnh 2 nội dung quan trọng:
- Thành phần phân tử hơn kém nhau n nhóm - CH2 -
- Có tính chất tương tự nhau.
Hoạt động 5:
GV sử dụng một số thí dụ những chất khác nhau có cùng CTPT để HS rút ra định nghĩa đồng phân.
Hoạt động 6:
GV cho HS nhắc lại khái niệm về liên kết , liên kết đã học ở lớp 10.
GV khai thác thí dụ trong SGK để củng cố các khái niệm liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.
Hoạt động 7:
GV cho học sinh nghiên cứu SGK để rút ra các khái niệm về các loại CTCT.
Hoạt động 8:
GV cho HS nghiên cứu thí dụ trong SGK để rút ra kết luận về đồng phân cấu tạo.
GV cho HS viết tất cả các CTCT của các chất ứng với CTPT C4H10O.
Từ đó rút ra kết luận về 3 loại đồng phân cấu tạo như trong SGK.
GV hướng dẫn HS viết các CTCT.
Hoạt động 9:
HS quan sát các công thức lập thể trong SGK, GV nêu quy ước các nét dùng biểu diễn công thức lập thể.
GV dùng mô hình để HS dễ quan sát.
GV giới thiệu mô hình phân tử rỗng, đặc.
Hoạt động 10:
HS quan sát mô hình không gian 2 cách sắp xếp các nguyên tử H và Cl có cùng cong thức cấu tạo CHCl = CHCl, nhận xét về vị trí không gian của các nguyên tử.
GV hướng dẫn HS nghiên cứu sơ đồ mối quan hệ giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể để phân biệt 2 loại đồng phân này.
Hoạt động 11:
GV lấy thí dụ về cấu tạo hoá học và cấu trúc hoá học.
HS nhận xét, so sánh rút ra kết luận điểm giống nhau và khác nhau giữa cấu tạo hoá học và cấu trúc hoá học.
Hoạt động 12: Củng cố bài.
Bài tập về nhà: Bài 1, 2, ...., 10 SGK.
I. Thuyết cấu tạo hoá học:
1. Nội dung thuyết cấu tạo hoá học.
a. Luận điểm 1: SGK
VD: 
CH3 - CH2 - O - H Chất lỏng tác dụng với natri.
CH3 - O - CH3 Chất khí không tác dụng với natri.
b. Luận điểm 2: SGK
VD:
CH3 - CH2 - CH2 - CH3 Mạch không phân nhánh.
CH3 - CH - CH3 Mạch có nhánh.
 CH3
CH2 - CH2
 CH2 Mạch vòng.
CH2 - CH2
c. Luận điểm 3: SGK
- Phụ thuộc vào thành phần phân tử.
VD: CH4 Chất khí, dễ cháy.
 CCl4 Chất lỏng, không cháy.
- Phụ thuộc cấu tạo hoá học.
CH3CH2OH và CH3OCH3 khác nhau về tính chất vật lí và tính chất hoá học.
2. Hiện tượng đồng phân.
a. Đồng đẳng.
VD: - Dãy đồng đẳng ankan.
CH4, C2H6, C3H8, C4H10 ... CnH2n+2
- Dãy đồng đẳng ancol no đơn chức.
CH3OH, C2H5OH, C3H7OH ... CnH2n+1OH.
- Khái niệm : SGK.
b. Đồng phân.
VD: C2H6O có 2 đồng phân.
CH3 - CH2 - O - H và CH3 - O - CH3 
C3H6O2 có 3 đồng phân.
CH3COOCH3 ; HCOOC2H5 và CH3CH2COOH.
Khái niệm đồng phân: SGK.
II. Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ.
1. Các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ.
- Liên kết tạo bởi 1 cặp electron dùng chung là liên kết đơn. Liên kết đơn thuộc loại liên kết .
VD: CH3 - CH3.
- Liên kết tạo bởi 2 cặp electron dùng chung là liên kết đôi. Liên kết đôi gồm 1 liên kết và 1 liên kết .
VD: CH2 = CH2.
- Liên kết tạo bởi 3 cặp electron dùng chung là liên kết ba. Liên kết ba gồm 1 liên kết và 2 liên kết .
2. Các loại công thức cấu tạo:
- Công thức cấu tạo khai triển.
- Công thức cấu tạo thu gọn.
- Công thức cấu tạo thu gọn nhất.
III. Đồng phân cấu tạo:
1. Khái niệm đồng phân cấu tạo:
VD: C4H10O có các đồng phân cấu tạo.
 C4H9OH ; C2H5OC2H5 ...
Vậy những hợp chất có cùng CTPT nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau gọi là những đồng phân cấu tạo.
2. Phân loại đồng phân cấu tạo:
VD: C4H10O có các loại đồng phân cấu tạo.
- Chức ancol: 
 + Không nhánh: CH3CH2CH2CH2-OH
 CH3CHCH2CH3
 OH
 + Có nhánh: CH3CHCH2-OH
 CH3
- Chức ete:
+ Không nhánh: CH3OCH2CH2CH3
 CH3CH2OCH2CH3
+ Có nhánh: CH3OCHCH3
 CH3
Kết luận: SGK.
IV. Cách biểu diễn cấu trúc không gian phân tử hữu có.
1. Công thức phối cảnh:
Công thức phối cảnh là một loại công thức lập thể.
- Đường nét liền biểu diễn liên kết nằm trên mặt giấy.
- Đường nét đậm biểu diễn liên kết hướng về mắt ta.
- Đường nét đứt biểu diễn liên kết hướng ra xa mắt ta.
2. Mô hình phân tử:
 + Mô hình rỗng.
 + Mô hình đặc.
V. Đồng phân lập thể:
1. Khái niệm về đồng phân lập thể:
VD: CHCl = CHCl có 2 cách sắp xếp trong không gian khác nhau.
 Cl Cl
 C = C 
 H H
 Cl H
 C = C
 H Cl
Kết kuận: SGK.
2. Quan hệ giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể: SGK
3. Cấu tạo hoá học và cấu trúc hoá học:
- Cấu tạo hoá học cho biết các nguyên tử liên kết với nhau theo thứ tự nào.
- Cấu tạo hoá học được biểu diễn bằng CTCT.
- Cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của phân tử hợp thành cấu trúc hoá học.
- Cấutrúc hoá học được biểu diễn bằng công thức lập thể.
 Ngày soạn 
Tiết 44 : Phản ứng hữu cơ
A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS biết
- Cách phân loại phản ứng hữu cơ dựa vào sự biến đổi phân tử các chất đầu.
- Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị và một vài tiểu phân trung gian.
2. Kĩ năng:
HS vận dụng xác định các loại phản ứng hữu cơ, các tiểu phân trung gian.
B. Chuẩn bị:
HS ôn tập lại một số phản ứng hữu cơ đã biết ở lớp 9.
- Tái hiện kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học.
C. Phương pháp
- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức 
2. kiểm tra bài cũ Bài tập 10 trang 129sgk
3. các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
GV yêu cầu học sinh viết các phương trình hoá học như trong SGK và nhận xét về nguyên tử (nhóm nguyên tử) của chất trước và sau phản ứng từ đó rút ra các khái niệm về:
- Phản ứng thế.
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng tách.
GV hướng dẫn HS viết các phương trình phản ứng.
Hoạt động 2:
GV lấy thí dụ 3 trường hợp phân cắt liên kết như trong SGK.
GV cho học sinh nhận xét.
Hoạt động 3:
GV lấy thí dụ 2 trường hợp phân cắt dị li như trong SGK.
GV cho học sinh rút ra nhận xét.
Hoạt động 4:
Thông qua quan hệ giữa các chất đầu, tiểu phân trung gian, sản phẩm của 3 thí dụ trong SGK và gợi ý của GV yêu cầu HS rút ra nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố bài.
GV sử dụng các bài 1, 2, 3 SGK để củng cố bài.
Bài tập về nhà: Bài 4, 5, 6 SGK trang 132
I. Phân loại phản ứng hữu cơ.
1. Phản ứng thế.
Một hoặc một nhóm nguyên ở phân tử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhóm nguyên tử.
VD:
H3C - H + Cl - Cl H3C - Cl + HCl
H3C - OH + H-Br š H3C - Br + HOH
2. Phản ứng cộng.
Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các nguyên tử hoặc phân tử khác.
CHCH + 2H2 H3C -CH3 
3. Phản ứng tách.
Một vài nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử.
 H2C - CH2 H2C = CH2 + H2O
 H OH
4. Phản ứng phân huỷ.
Phân tử bị phá huỷ hoàn toàn thành các nguyên tử hoặc các phân tử nhỏ.
VD: CH4 C + 2H2
 C4H10 + 5F2 š 4C + 10HF
 C6H12 + 9O2 š 6CO2 + 6H2O
II. Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị.
1. Phân cắt đồng li.
Trong sự phân cắt đồng li, đôi electron dùng chung được chia đều cho hai nguyên tử liên kết tạo ra các tiểu phân mang electron độc thân gọi là gốc tự do.
VD: Cl . . Cl Cl. + Cl.
 H3C . . H + Cl. š H3C. + HCl
CH3 - H2C . . CH3 CH3 - H2C. + H3C. 
Gốc CH3. ; CH3CH2. gọi là gốc cacbo tự do.
2. Phân cắt dị li.
Trong sự phân cát dị li, nguyên tử có ĐAĐ lớn hơn chiếm cả cặp electron dùng chung trở thành anion còn nguyên tử có ĐAĐ nhỏ hơn bị mất một electron trở thành cation.
VD: H2O + H . . Cl š H3O+ + Cl-
 (CH3)3C . . Br š (CH3)C+ + Br-
3. Đặc tính chung của gốc cacbo tự do và cacbocation.
- Tiểu phân trung gian là các gốc cacbo tự do ( kí hiệu R. ), cacbocation là cation mà điện tích dương ở nguyên tử cacbon (kí hiệu R+ )
- Đặc tính chung của tiểu phân trung gian: rất không bền, thời gian tồn tại ngắn ngiủ, khả năng phản ứng cao.
 Ngày soạn 
Tiết 45 : Luyện tập - Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ
A.Mục tiêu bài học:
1. Củng cố kiến thức: 
HS biết:
- Cách biểu diễn công thức cấu tạo và cấu trúc không gian của các phân tử hữu cơ đơn giản.
- Phân biệt các loại đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể.
2. rèn luyện kĩ năng:
HS nắm vững cách xác định công thức phân tử từ kết quả phân tích.
B. Chuẩn bị:
Bảng phụ như sơ đồ trong SGK nhưng để trống các ô trong bảng.
C. Phương pháp:
- Đàm thoại tái hiện kiến thức.
- Dùng bài tập để củng cố và rèn luyện kiến thức.
D. Tổ chức các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức
2. các hoạt động dạy học
 Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
Hoạt động 1:
Đại diện các nhóm HS lần lượt trình bày nội dung như sơ đồ trong SGK tùe đó rút ra:
- Một số phương pháp tinh chế chất hữu cơ: Chưng cất, chiết, kết tinh.
- Xác định công thức phân tử chất hữu cơ gồm các bước:
+ Xác định khối lượng mol phân tử.
+ Tìm công thức đơn giản nhất.
+ Tìm cô

File đính kèm:

  • docgiao an 11 nang cao.doc
Giáo án liên quan