Giáo án môn Hóa học 11 - THPT Hướng Hóa - Quảng trị
A- Chuẩn kiến thức-kĩ năng:
1-Kiến thức: Hệ thống hoá một số kiến thức cơ bản trong chương trình ở lớp IO làm cơ sở cho việc nắm kiến thức ở lớp mới
2-Ky năng :-Rèn luyện kỷ năng vận dụng một số KT giải bài tập
B-NÔI DUNG ÔN TÂP
H- NH3 + H2O D NH4+ + OH- (1) Dd NH3 có ion OH- nên có tính bazơ. NH3 nhận proton từ nước nên có tính bazơ. Tương tự như vậy khi hòa tan CH3COOH vào nước CH3COOH + H2O D CH3COO- + H3O+ CH3COOH nhường proton cho nước là axit. Vậy theo Bron-stet bazơ là chất nhường proton; axit là chất nhận proton. - Gv yêu cầu Hs nhận xét: Theo thuyết Bron-stet thì vai trò của nước là gì ? - Hs : (1) : là axit; (2): là bazơ. - Gv: Vậy nước là chất lưỡng tính. - Gv ra bài tập: Dựa vào thuyết Bron-stet hãy chứng minh ion HCO3- là chất lưỡng tính - Hs: HCO3- + HOH D H3O+ + CO32- Trong pư này HCO3- nhường H+ nên là axit HCO3- + HOH D H2CO3 + OH- Trong pư này HCO3- nhận H+ # bazơ. Vậy HCO3- là chất lưỡng tính. - Gv tổng kết: Axit là chất nhường proton, bazơ là chất nhận proton. Chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng nhận proton và vừa có khả năng nhường proton. - Gv: Nêu những ưu nhược điểm của từng thuyết. Hoạt động 5 - Gv yêu cầu Hs viết phương trình điện li và viết biểu thức hằng số phân li của axit yếu CH3COOH. -Gv yêu cầu h/s nhận xét về hằng số Ka và sự phụ thuộc của nó vào nhiệt độ - Gv phân tích sự khác nhau về nồng độ H+ trong 2 dung dịch HClO và CH3COOH có cùng nồng độ - Gv: Bằng cách tương tự hãy viết hằng số phân li bazơ của cân bằng: NH3 + H2O D NH4+ + OH- - Hs: KC = - Gv: KC[H2O] = nhưng do dd loãng nên [H2O] thay đổi không đáng kể so với ban đầu nên đặt Kb=Kc[H2O] gọi là hằng số phân li bazơ. - Gv chú ý Hs: - Ka, Kb chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. - Ka, Kb càng bé lực axit, bazơ càng yếu. Hoạt động 6 - Gv yêu cầu Hs cho ví dụ về muối, viết phương trình điện li của chúng ? Từ đó cho biết muối là gì ? - Gv yêu cầu Hs cho biết muối được chia thành mấy loại Cho ví dụ ? - Gv lưu ý Hs: những muối được coi là không tan thì thực tế vẫn tan một lượng rất nhỏ, phần nhỏ đó điện li. Cũng cố: Làm bài tập 8 sgk I. Axit và bazơ theo A-re-ni-ut 1. Định nghĩa(theo A-rê-ni-út) - Axit là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+. VD: HCl® H+ + Cl- CH3COOH D CH3COO- + H+ -Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-. VD: NaOH ® OH- + Na+ 2. Axit nhiều nấc ,bazơ nhiều nấc: a.Axit nhiều nấc Axit mà một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axit một nấc. Vd: HCl, HNO3, CH3COOH - Axit mà một phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc. Vd: H2SO4, H3PO4, H2S H2SO4® H+ + HSO4- HSO4- D H+ + SO42- H3PO4 D H+ + H2PO4- H2PO4- D H+ + HPO42- HPO42- D H+ + PO43- b.Bazơ nhiều nấc: - Bazơ mà một phân tử chỉ phân li một nấc ra ion OH- là bazơ một nấc. Vd: NaOH, KOH NaOH ® Na+ + OH- - Bazơ mà một phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- là bazơ nhiều nấc. Vd: Ba(OH)2, Ca(OH)2 Ca(OH)2 ® Ca(OH)+ + OH- Ca(OH)+ ® Ca2+ + OH- Các axit, bazơ nhiều nấc phân li lần lượt theo từng nấc. 3. Hiđroxit lưỡng tính: - Kn: Sgk Vd: Zn(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính Zn(OH)2 D Zn2+ + 2OH- Zn(OH)2 D 2H+ + ZnO22- - Một số Hiđroxit lưỡng tính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Sn(OH)2 - Lực axit và bazơ của chúng đều yếu. II. Khái niệm axit-bazơ theo thuyết Bron-stet: 1. Định nghĩa: Sgk Vd1: CH3COOH + H2O D CH3COO- + H3O+ Axit Bazơ Bazơ Axit Vd2: NH3 + H2O D NH4+ + OH- Bazơ Axit Axit Bazơ Vd3: HCO3- + HOH D CO32- + H3O+ Axit Bazơ Bazơ Axit HCO3- + HOH D H2CO3 + OH- Bazơ Axit Axit bazơ ® HCO3-, H2O là chất lưỡng tính. Vậy chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng nhận proton và vừa có khả năng nhường proton. -H2O là chất lưỡng tính -Axit, bazơ có thể là phân tử hay ion 2. Ưu điểm của thuyết Bron-stêt: Sgk III. Hằng số phân li axit và bazơ: 1. Hằng số phân li axit: CH3COOH D CH3COO- + H+ Tại trạng thái cb: Ka= Chú ý: - Kb chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. - Ka càng nhỏ lực axit càng yếu và ngược lại 2. Hằng số phân li bazơ: NH3 + H2O D NH4+ + OH- Tại trạng thái cb: Kb= Chú ý: -Kb chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. -Kb càng bé lực axit, bazơ càng yếu. IV. Muối: 1. Định nghĩa: Sgk Phân loại: - Muối trung hòa: Trong phân tử không còn có khả năng phân li ra H+. Vd: NaCl. Na2SO4, Na2CO3... - Muối axit: Trong phân tử có khả năng phân li ra H+. Vd: NaHCO3, NaH2PO4... -Muối kép, phức chất Vd:NaCl.KCl,[Ag(NH3)2]Cl, [Cu(NH3)4]SO4 2. Sự điện li của muối trong nước: - Hầu hết muối tan đều phân li mạnh. - Nếu gốc axit còn chứa H có tính axit thì gốc này phân li yếu ra H+ Vd: HSO3- D H+ + SO32- -Nếu là ion phức: Vd: [Ag(NH3)2]Cl® [Ag(NH3)2]+ + Cl- [Ag(NH3)2]+ D Ag+ + 2NH3 Dặn dò: Về nhà làm bài tập 4, 5, 7 Sgk. Rút kinh nghiệm: Bài tập tham khảo Câu 1.Các chất điện ly sau chất nào là chất điện ly mạnh A.NaCl, Al(NO3)3, Ca(OH)2 B.NaCl, Al(NO3)3, CaCO3 C.NaCl, Al(NO3)3, AgCl D.Ca(OH)2, CaCO3, AgCl Câu 2.Các phản ứng nào sau đây không xảy ra được: A.NaHSO4 + NaOH B.NaNO3 + CuSO4 C.CuO + HNO3 D.Al2(SO4)3 + BaCl2 Câu 3.Chọn những ion đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch. A.Mg2+, SO42-, Cl-, Ba2+ B.H+, Cl-, Na+, Al3+ C.S2-, Fe2+, Cu2+, Cl- D.Fe3+, OH-, Na+, Ba2+ Câu 4.Câu nào sau đây là định nghĩa axít - bazơ của Bronsted. A.Axit là chất cho H+ , Bazơ là chất cho OH B.Axít là chất cho H+, Bazơ là chất nhận H+ C.Axít là chất nhận H+, Bazơ là chất cho H+ D.Axít là chất có vị chua, Bazơ là chất có vị nồng. Câu 5.Câu nào sau đây sai A.Dung dịch axít có chứa H+ B.Dung dịch Bazơ có chứa OH- C.Dung dịch muối có tính axít d.Dung dịch trung hoà có pH=7 Câu 6.Hidroxit nào sau đây không phải là Hidroxit lưỡng tính. A.Zn(OH)2 B.Al(OH)3 C.Ca(OH)2 D.Ba(OH)2 Câu 7.Tính độ điện li của dung dịch CH3NH2 0,010M Biết: CH3NH2 + H+ CH3NH3 ; K = 1010,64 Câu 8. CH3COOH điện li theo cân bằng sau: CH3COOH CH3COO- + H+ Cho biết độ điện li của CH3COOH tăng khi nào? A.Thêm vài giọt dung dịch HCl B.Thêm vài giọt dung dịch NaOH C.Thêm vài giọt dung dịch CH3COONa D.Cả A và B Câu 9. Chọn phát biểu sai: A.Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nhệt độ B.Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào bản chất của axit đó C.Giá trị Ka của một axit phụ thuộc vào nồng độ D.Giá trị Ka của một axit càng lớn thì lực axit càng mạnh Bài tập trắc nghiệm vận dụng Câu 1: Một dung dịch chứa a mol Na+, b mol Ca2+, c mol HCO3- và d mol NO3-. Biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d và công thức tổng số gam muối trong dung dịch lần lượt làø A. a + 2b = c + d và 23a + 40b + 61c + 62D. B. a + b = c + d và 23a + 40b + 61c + 62d. C. a + b = c + d và 23a + 40b - 61c - 62D. D. a + 2b = c + d và 23a + 40b - 61c - 62d. Câu 2:Trong dãy các ion sau. Dãy nào chứa các ion đều phản ứng được với ion OH-? A. H+, NH4+, HCO3-, CO32-. B. Fe2+, Zn2+, HSO3-; SO32-. C. Ba2+, Mg2+, Al3+, PO43-. D. Fe3+, Có2+; Pb2+, HS -. Câu 3: Những cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch? A. NaHCO3 và NaOH. B. K2SO4 và NaNO3. C. HCl và AgNO3. D. C6H5ONa và H2SO4. Câu 4: Chất trung tính là chất A. vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ. B. không thể hiện tính axit và tính bazơ. C. chỉ thể hiện tính axit khi gặp bazơ mạnh. D. chỉ thể hiện tính bazơ khi gặp axit mạnh. Câu 5: Dung dịch natri axetat trong nước có môi trường A. axit. B. bazơ. C. lưỡng tính. D. trung tính. Câu 6: Trong phản ứng HSO4- + H2O ® SO42- + H3O+ thì H2O đúng vai trò làø Câu 7: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng axit-bazơ ? A. 2HCl + Ca(OH)2 ® CaCl 2 + 2H2O B. HCl + AgNO3 ® AgCl¯ + HNO3 C. 2HNO3 + CuO ® Cu(NO3)2 + H2O D. 2KOH + CO2 ® K2CO3 + H2O. Câu 8: Trộn lẫn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch HCl 0,5 M được dung dịch A. Thể tích (ml) dung dịch H2SO4 1M vừa đủ để trung hoà dung dịch A là A. 250. B.50. C. 25. D. 150. Câu 9: Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Vậy chất lưỡng tính là A. cả 3 chất. B. Al và Al2O3. C. Al2O3 và Al(OH)3. D. Al và Al(OH)3. Câu 10: Cho một ít chất chỉ thị quỳ tím vào dung dịch NH3 thu được dung dịch X. Thêm từ từ tới dư dung dịch NaHSO4 vào dung dịch X. Màu của dung dịch X biến đổi như sau: A. từ màu đỏ chuyển dần sang màu xanh. B. từ màu xanh chuyển dần sang màu đỏ. C. từ màu xanh chuyển dần sang màu tím. D. từ màu đỏ chuyển sang không màu. Câu 11: AlCl3 trong dung dịch nước bị thuỷ phân. Nếu thêm vào dung dịch này một trong các chất sau thì chất nào làm tăng cường sự thuỷ phân của AlCl3? A. Na2CO3. B. NH4Cl. C. Fe2(SO4)3. D. KNO3. Ngày soạn : Ngày giảng: Bài 4 : SỰ ĐIỆN LY CỦA NƯỚC, PH CHẤT CHỈ THỊ AXIT-BAZƠ A. Chuẩn kiến thức-kĩ năng: 1. Về kiến thức : - Biết được sự điện ly của nước. - Biết được tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này. - Biết được khái niệm về pH và chất chỉ thị axit-bazơ. 2. Về kĩ năng : - Vận dụng tích số ion của nước để xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch. - Biết đánh giá độ axit, bazơ của dung dịch dựa vào nồng độ ion H+, OH-, pH. - Tính được pH của dung dịch axit, bazơ mạnh - Biết sử dụng 1 số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch. B- Trọng tâm: Xây dựng được biểu thức tích số ion của nước, vận dụng xác định nồng độ ion H+ và OH- Đánh giá tính axit, baz[ơ dựa vào nồng độ ion H+ và OH- hay giá trị pH, pOH Biết sử dụng 1 số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch. C- Chuẩn bị : Gv : dd axi
File đính kèm:
- giao an 11 A ch 1 theo chuan.doc