Giáo án môn Hóa học 11 - Duyên Văn Hiền

I Mục tiêu bi học:

1. Kiến thức: Ôn tập lí thuyết hóa học về nguyên tử; liên kết hóa học; định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn; phản ứng oxi hóa – khử.

2 .Kĩ năng : - Lập phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử và cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron; xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

 - Giải một số bài tập cơ bản: tính nguyên tử khối trung bình.

- Mối liên hệ giữa tính chất hóa học của nguyên tố và vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn

3. Thái độ : Tích cực, siêng năng, thái độ học tập đúng đắn.

II.Chuẩn bị:

 1, Đồ dùng:

 * GV : bài tập vận dụng; bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học dạng nhỏ.

 * HS : ôn lại kiến thức hóa học cơ bản của lớp 10

 2, Phương pháp : đàm thoại.

III.Các hoạt động dạy học:

 

doc15 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Duyên Văn Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oà tan đều phân li ra ion.
- Các axit mạnh, các bazơ mạnh và các muối tan đều là chất điện li mạnh.
*Ví dụ: HNO3 H+ + NO3- .
 NaOH Na+ + OH- .
 CuSO4 Cu2+ + SO42- .
* Dựa vào PTĐL có thể tính được số mol hay nồng độ của các ion phân li.
Ví dụ: HNO3 H+ + NO3- .
 0,1M 0,1M 0,1M
 Na2SO4 2Na+ + SO42-
 0,1M 0,2M 0,1M
b. Chất điên li yếu :
 - Là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
- Axit yếu, các bazơ yêú là chất điện li yêu1:
*Ví dụ :
CH3COOH D H+ +CH3COO-.
* Sự điện li của các chất điện li yếu có đầy đủ đặc trưng của quá trình thuận nghịch, khi quá trình điện li của các chất điện li đạt đến trạng thái cân bằng gọi là cân bằng điện li.
- Cân bằng điện li cũng là cân bằng động, tuân theo nguyên lý Lơsatơliê.
IV.Củng cố - Dặn dò (5p):
Phiếu học tập:
1. Trong các chất sau đây chất nào là chất điện li: H2S, SO2, Cl2, H2SO3, CH4, NaHCO3, Ca(OH)2, C6H6. NaClO.
2. Trường hợp nào sau đây không dẫn điện?
A. KCl rắn khan. B. Nước biển. C. Nước sông , ao , hồ. D. Dung dịch KCl trong nước.
3. Một học sinh hoà tan Natrioxit trong nước và làm Thí nghiệm thấy dung dịch thu được dẫn được điện. Từ đó kết luận Natrioxit là chất điện li. Hãy cho biết kết luận đó đúng hay sai?
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
Tiết PPCT: 04 Bài 2: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh biết :định nghĩa axit và bazơ theo thuyết Arrhenius, hidroxit lưỡng tính, muối;khái niệm dung dịch axit nhiều nấc; muối trung hòa và muối axit.
2. Kĩ năng: 
 	* Vận dụng lí thuyết axit – bazơ theo Arrhenius để phân biệt axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối.
	* Viết phương trình điện li của một số axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối.
3. Thái độ : Tích cực, nghiêm túc.
II.Chuẩn bị: 
 1. Đồ dùng:
 * GV : - Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, quì tím.
 - Hóa chất: muối kẽm, dd NaOH, dd HCl.
 * HS : bài tập ở nhà, đọc bài SGK
 2. Phương pháp : đàm thoại; trực quan; nêu vấn đề.
III.Các hoạt động dạy học :	Kiểm tra: 10p.
1. Trong các chất sau chất nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu: HNO3, Mg(OH)2 , NaOH, Fe(OH)2, NaClkhan, H2S, CH3COONa, HClO. Viết phương trình điện li của chúng? (6 điểm)
2. Vì sao khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) giảm dần theo thời gian khi để lâu trong không khí? Viết phương trình phản ứng. (3 điểm)
 - GV yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa axit, bazơ đã học ở cấp 2.
 à GV yêu cầu HS nhận xét đặc điểm chung của các phương trình điện li của axit, bazơ. Sau đó, GV giới thiệu vài nét về nhà bác học A-re-ni-ut – người đã đưa ra thuyết axit – bazơ mới. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thuyết axit – bazơ của Arrhenius có khác gì với những gì chúng ta đã biết về axit, bazơ.
Hoạt động của Thầy.
Hoạt động của Trò.
Nội dung kiến thức cơ bản.
Hoạt động 1 (10p): Axit.
* Dung dịch axit 
- Từ các ptr điện li của dung dịch axit em hãy cho biết ion nào làm cho các dung dịch axit có tính chất chung? 
- Em hãy cho biết định nghĩa axit. Cho ví dụ.
- GV phân tích cách viết ptr điện li của dung dịch H2SO4 
H2SO4 → H+ + HSO4- sự điện li mạnh 
HSO4- ® H+ + SO42-, Điện li yếu hơn. 
+ GV tổng kết và hình thành khái niệm axit nhiều nấc.
- Trong các dung dịch axit đều chứa cation H+.
- HS đọc định nghĩa trong SGK. 
- HS lấy ví dụ axit 1 nấc và nhiều nấc 
- Viết tương tự ptr điện li của H3PO4.
-HS nhận xét và so sánh axit một nấc và axit nhiều nấc.
I. AXIT:
 1. Định nghĩa:
Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.
Thí dụ: HNO3 → H+ + NO3-
 CH3COOH ® H+ + CH3COO-
 2. Axit nhiều nấc:
+ Axit một nấc: Axit khi tan trong nước mà phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+.
Thí dụ: HCl, CH3COOH
+ Axit nhiều nấc: Axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+.
Thí dụ: H2SO4, H3PO4
H3PO4 ® H+ + H2PO4 - 
H2PO4 - ® H+ + HPO42-
HPO4 2- ® H+ + PO43-
Hoạt động 2 (5p): Bazơ.
GV dẫn dắt HS làm tương tự như phần axit.
+ HS tự viết ptr điện li của bazơ NaOH, KOH
+ Nhận xét và đọc định nghĩa bazơ.
II. BAZƠ:
Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-.
Thí dụ: KOH → K+ + OH –
Hoạt động 3 (7p): Hidroxit lưỡng tính
+ GV làm thí nghiệm. 
Có 2 ống nghiệm đều chứa Zn(OH)2 kết tủa màu trắng. Cho dd HCl vào một ống. Cho dd NaOH vào ống còn lại. Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét.
+ GV gợi ý để HS phát hiện Zn(OH)2 thể hiện tính bazơ ở thí nghiệm với HCl; tính axit ở thí nghiệm với NaOH. Người ta gọi nó là hidroxit lưỡng tính.
+ GV giải thích. 
-HS quan sát hiện tượng và nhận xét: Zn(OH)2 ở 2 ống nghiệm đều tan.
- HS đọc định nghĩa.
-HS thảo luận:
Viết pt điện li kiểu axit, kiểu bazơ
III. HIDROXIT LƯỠNG TÍNH:
 1. Định nghĩa: 
Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit vừa có thể phân li như bazơ.
 2. Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính:
Sự phân li theo kiểu bazơ:
Zn(OH)2 ® Zn 2+ + 2 OH-
Sự phân li theo kiểu axit: 
Zn(OH)2 ® 2H+ + ZnO22- 
Để thể hiện tính axit của Zn(OH)2 người ta còn viết dưới dạng: H2ZnO2.
* Các hidroxit thường gặp: Zn(OH)2, Al(OH)3, Sn(OH)2,Pb(OH)2. Chúng đều ít tan trong nước và có lực axit, lực bazơ đều yếu.
Hoạt động 4 (8p): Muối.
- Viết phương trình điện li các muối NaCl, K2SO4, Ba(NO3)2
+GV bổ sung thêm một số trường hợp phức tạp hơn:
(NH4)2SO4→ 2NH4+ + SO42-
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
HCO3- ↔ H+ + CO3 2-
 -Vậy, muối là gì?
 -Có mấy cách phân loại muối?
+ GV bổ sung: muối axit Có H có thể phân li ra H+ và muối trung hòa 
+ Viết pt điện li của NaHSO4,
 AlCl3
+ GV phát vấn: Nếu muối anion gốc axit còn H có thể phân li ra ion H+ thì nó phân li yếu ra ion H+.
+ HS viết ptr điện li của một số muối đơn giản.
NaCl → Na+ + Cl-
Ba(NO3)2→Ba2++ 2NO3-
+ HS rút kết luận: muối có cation kim loại (hay NH4+) và anion gốc axit
+HS đọc định nghĩa.
-HS phát biểu các định nghĩa axit, bazơ, muối, hidroxit lưỡng tính theo thuyết Arrhenius.
IV. MUỐI:
 1. Muối: 
Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.
Thí dụ: (NH4)2SO4→ 2NH4+ + SO42-
NaCl → Na+ + Cl-
NaHCO3 → Na+ + HCO3-
 2. Muối trung hòa và muối axit:
* Muối trung hòa: muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+. Thí dụ: NaCl, (NH4)2SO4, Na2CO3
* Muối axit: muối mà anion gốc axit vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+. 
Thí dụ: NaHSO4, NaH2PO4, NaHCO3
 2. Sự điện li của muối trong nước:
- Hầu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit (trừ một số muối: HgCl2, HgCN2là các chất điện li yếu).
- Nếu anion gốc axit còn hidro có tính axit, thì gốc này tiếp tục phân li yếu ra ion H+.
Thí dụ: NaHCO3 → Na+ + HCO3-
 HCO3- ↔ H+ + CO3 2-
IV.Củng cố - Dặn dò(5p): 
 - GV dùng bài tập 1,2 SGK để củng cố kiến thức cho học sinh.
TỔ TRƯỞNG DUYỆT
 - Học bài; làm các bài tập 1 đến 5 trang 10 SGK; 1.8 đến 1.14 trang 4,5 SBT
TIẾT PPCT: 05	BÀI 3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT – BAZƠ
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
* Học sinh biết : Sự điện li của nước, tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.
* Học sinh vận dụng: + Xác định tính axit, kiềm của một dung dịch.
 + Đánh giá độ axit và độ kiềm của các dung dịch theo nồng độ H+ .
2 .Kĩ năng : Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.
3. Thái độ : Hóa học là môn học có nhiều ứng dụng trong cuộc sống.
II. Chuẩn bị: 
 1. Đồ dùng:
 * GV : hệ thống câu hỏi.
 * HS : học bài cũ, làm bài tập về nhà, đọc trước SGK.
 2 Phương pháp : đàm thoại; trực quan.
III. Các hoạt động dạy học :
 1. Viết phương trình điện li của các chất sau đây (1 phương trình đúng: 1 điểm; 8 điểm)
a/ axit yếu: H2CO3, CH3COOH; b/ bazơ mạnh: NaOH; 
c/ các muối: Na3PO4, NH4NO3;	d/ hidroxit lưỡng tính: Al(OH)3
	 2. Bài tập 3/10 SGK (2 điểm)
 Thực nghiệm cho thấy nước là chất điện li rất yếu. Em hãy viết phương trình điện li của nước
 H2O ® 2H+ + OH- (1)
Hoạt động của Thầy.
Hoạt động của Trò.
Nội dung kiến thức cơ bản.
Hoạt động 1: Nước là chất điện li yếu.
- Viết phương trình điện li của nước.
- GV phát vấn 555 triệu phân tử nước có 1 phân tử điện li
- Hs viết pt điện li
I. NƯỚC LÀ CHẤT ĐIỆN LI RẤT YẾU:
 1. Sự điện li của nước:
- Nước là chất điện li rất yếu.
- Ptrình điện li: H2O « H+ + OH- (1)
Hoạt động 2: Tích số ion của nước.
- Nhìn vào ptr điện li của H2O ở (1), em hãy so sánh nồng độ ion H+ và ion OH- trong nước nguyên chất.
*GV phát vấn:
-Nước nguyên chất là môi trường trung tín
-Đưa khái niệm tích số ion của nước, tích số này xem như là hằng số ở nhiệt độ không khác nhiều so với 250C và là hằng số = 1,0.10-14 , của dung dịch loãng các chất khác nhau.
*HS trả lời dựa vào SGK: 
- Trong nước nguyên chất nồng độ H+ bằng nồng độ OH-
- Môi trường trung tính: 
[H+]= [OH-]=1,0.10-7 (mol/l)
 2. Tích số ion của nước:
- Môi trường trung tính: [H+]= [OH-].
- Bằng thực nghiệm, người ta xác định ở 250C nồng độ H+ và nồng độ OH- trong nước nguyên chất:
 [H+]= [OH-]=1,0.10-7 (mol/l)
 Đặt: 
- được gọi là tích số ion của nước.
 Tích số này là hằng số ở nhiệt độ xác đị

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA 11 CB 2009 2010 CHUONG 1.doc