Giáo án Hóa học 11 - Tiết 37: Dãy đồng đẳng của Ankan

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết công thức chung của dãy đồng đẳng ankan, công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đơn giản.

2. Kĩ năng

 Viết được công thức cấu tạo và gọi tên ankan

3. Thái độ - tình cảm

 HS biết vì sao các hiđrocacbon no lại được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, từ đó thấy được tầm quan trọng và ứng dụng của hđrocacbon.

II. CHUẨN BỊ:

• GV: Mô hình phan tử butan; bật lửa gas dùng để biểu diễn thí nghiệm phản ứng cháy.

• HS: Ôn lại lí thuyết về đồng đẳng, đồng phân, loại phản ứng và cách viết.

III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, phát vấn.

IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:

1. Khởi động (3’)

Mục tiêu: Nắm tình hình lớp sau khi kết thúc học kì 1, tạo tâm thế thoải mái trong HK 2.

Cách tiến hành: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.

 2. Học bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 11 - Tiết 37: Dãy đồng đẳng của Ankan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37
Ngày soạn:
Ngày dạy:
DÃY ĐỒNG ĐẲNG CỦA ANKAN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết công thức chung của dãy đồng đẳng ankan, công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đơn giản.
2. Kĩ năng
	Viết được công thức cấu tạo và gọi tên ankan
3. Thái độ - tình cảm
	HS biết vì sao các hiđrocacbon no lại được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất, từ đó thấy được tầm quan trọng và ứng dụng của hđrocacbon.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Mô hình phan tử butan; bật lửa gas dùng để biểu diễn thí nghiệm phản ứng cháy.
HS: Ôn lại lí thuyết về đồng đẳng, đồng phân, loại phản ứng và cách viết.
III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, đàm thoại, phát vấn.
IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
1. Khởi động (3’)
Mục tiêu: Nắm tình hình lớp sau khi kết thúc học kì 1, tạo tâm thế thoải mái trong HK 2.
Cách tiến hành: Kiểm tra sĩ số, nắm tình hình lớp.
 2. Học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP:
Hoạt động 1 (5’)
1. Dãy đồng đẳng ankan
Mục tiêu: HS lập được công thức tổng quát dãy đồng đẳng của ankan, nắm được đặc điểm cấu tạo.
Đồ dùng: Mô hình phân tử butan
GV: hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi ôn lại khái niệm về đồng đẳng.
- Nêu khái niệm về đồng đẳng.
- Nếu biết chất đồng đẳng đầu tiên của dãy ankan là CH4, em hãy lập công thức các chất đồng đẳng tiếp theo.
- Viết CTTQ chung của dãy đồng đẳng. 
- Điều kiện tồn tại của n.
GV cho HS quan sát mô hình phân tử butan. Giúp HS rút ra được các nhận xét.
HS: nhắc lại khái niệm đồng đẳng.
HS: thảo luận: CH4, C2H6, C3H8, C4H10, 
lập thành dãy đồng đẳng ankan (hay parafin) có công thức chung CnH2n + 2 với n . 
HS nhận xét: Nguyên tử C tạo được 4 liên kết đơn hướng từ nguyên tử C ra 4 đỉnh của một tứ diện đều. Các ngtử C không cùng nằm trong một đường thẳng (là đường gấp khúc, trừ C2H6).
Hoạt động 2 (5’)
2. Đồng phân
Mục tiêu: HS viết được các đồng phan ankan.
GV đặt câu hỏi: Với ba chất đầu dãy đồng đẳng, em hãy viết CTCT cho các chất đó. Các chất này có một hay nhiều CTCT mạch hở?
Tương tự, GV yêu cầu HS viết CTCT cho các chất C4H10, C5H12. Nhận xét về kết quả tìm được.
GV hướng dẫn HS phân biệt các trật tự sắp xếp cấu trúc của chất đó (lưu ý HS tránh viết các cấu trúc trùng lặp nhau, chú ý đến trình tự viết CTCT các đồng phân)
HS thảo luận:
CH4: CH4
C2H6: CH3 – CH3
C3H8: CH3 – CH2 – CH3.
Nhận xét: Ba chất đầu dãy đồng đẳng ankan, mỗi chất có duy nhất một CTCT.
- C4H10 có 2 đp cấu tạo:
CH3 – CH2 - CH2 - CH3
- C5H12 có 3 đp cấu tạo:
CH3CH2CH2CH2CH3 
Nhận xét: Trong dãy đồng đẳng ankan, từ C4 trở đi xuất hiện các đồng phân về mạch C.
Hoạt động 3 (15’) 
3. Danh pháp
Mục tiêu: HS nắm được cách gọi tên các ankan theo danh pháp quốc tế.
GV giới thiệu bảng 5.1 SGK trang 111.
HS rút ra nhận xét về đặc điểm trong tên gọi của ankan và gốc ankyl.
GV giới thiệu quy tắc gọi tên các ankan mạch nhánh theo danh pháp thay thế:
GV cho thí dụ về mạch C có nhiều nhánh:
 3-etyl-2,3 –đimetylpentan
GV chú ý:
( theo thứ tự vần A, B, C, số tiếp số bằng dấu phẩy, số cách chữ bằng gạch – chữ liền chữ, có dùng chữ đi, tri và têtra cho 2 hoặc 3 nhánh giống nhau).
GV giới thiệu một chất có tên thông thường.
GV giới thiệu bặc C.
HS xem thông tin ở bảng 5.1 rút ra nhận xét:
- Các ankan đều có tận cùng là: an.
- Tên gốc ankyl: Tên ankan tương ứng bằng cách đổi an → yl.
a. Danh pháp thay thế (các ankan mạch nhánh):
Bước 1: Chọn mạch C dài nhất, nhiều nhánh nhất làm mạch chính.
Bước 2: Đánh số nguyên tử C mạch chính bắt đầu từ phía gần nhánh nhất.
Bước 3: Gọi tên mạch nhánh (nhóm ankyl) –số vị trí nhánh – tên nhánh tên ankan tương ứng của mạch chính.
b. Danh pháp thông thường:
" Có một nhóm CH3 ở C thứ 2 đọc là iso thí dụ:
 isobutan
" có hai nhóm CH3 ở C thứ 2 đọc là neo
thí dụ:
 neopentan
c. Bậc C: Tính bằng số liên kết của C đó với C xung quanh:
Thí dụ:
Hoạt động 4 (5’) 
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ
Mục tiêu: HS nắm được tính chất vật lí của các ankan.
GV yêu cầu HS đọc SGK nhận xét quy luật biến đổi các tính chất sau của ankan:
Trạng thái
Nhiệt độ sôi
Nhiệt độ nóng chảy
Khối lượng riêng
Tính tan
GV nhấn mạnh lại tóm tắt SGK.
HS lần lượt trả lời các câu hỏi rút ra nhận xét:
- Trạng thái
+ Từ C1 " C4 : chất khí.
+ Từ C5 " C17 : ch/lỏng.
+ Từ C18 trở đi là chất rắn.
- Khi phân tử khối tăng, Tnc, T sôi, khối lượng riêng cũng tăng theo. 
- Các ankan đều nhẹ hơn nước và không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
V. TỔNG KẾT (5’)
1. Củng cố: GV khắc sâu kiến thức trọng tâm cho HS.
2. Dặn dò: HS về nhà làm bài tập 1, 2, 6 trang 115, 116 SGK. 

File đính kèm:

  • docTiet37.11.doc