Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 9: Khái quát về nhóm nitơ

I/ Mục tiêu:

1/ Kiến thức:

HS biết:

 Tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ

 Đặc điểm cấu tạo ntử và vị trí của các ntố nhóm nitơ trong BTH

 Sự biến đổi tính chất của các đơn chất và 1 số hợp chất trong nhóm.

2/ Kĩ năng:

 Vận dụng được những kiến thức về cấu tạo ntử để hiểu được những tchh chung của các ntố nhóm nitơ

 Vận dụng qui luật chung về biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong 1 nhóm A để giải thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất của các ntố nhóm nitơ.

3/ Tình cảm, thái độ:

 Biết yêu thích khoa học

II/ Chuẩn bị:

 - HS xem kiến thức chương 1, 2 SGK lớp 10

 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 - Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng

 - Phiếu học tập

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1760 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 9: Khái quát về nhóm nitơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần	 : 6
Tiết	 : 14
Chương: 2 NHÓM NITƠ 
Bài : 9 KHÁI QUÁT VỀ NHÓM NITƠ 
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
HS biết:
Tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ
Đặc điểm cấu tạo ntử và vị trí của các ntố nhóm nitơ trong BTH
Sự biến đổi tính chất của các đơn chất và 1 số hợp chất trong nhóm.
2/ Kĩ năng:
Vận dụng được những kiến thức về cấu tạo ntử để hiểu được những tchh chung của các ntố nhóm nitơ 
Vận dụng qui luật chung về biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong 1 nhóm A để giải thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất của các ntố nhóm nitơ.	
3/ Tình cảm, thái độ:
	Biết yêu thích khoa học 
II/ Chuẩn bị:
	- HS xem kiến thức chương 1, 2 SGK lớp 10
	- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
	- Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng
	- Phiếu học tập	
III/ Các bước lên lớp:
	Bước 1: Ổn định và kiểm tra sỉ số
	Bước 2: Kiểm tra bài cũ ( PHT )
	Bước 3:Giảng bài mới
* Vào bài:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* GV cho HS thảo luận:
- Tìm nhóm nitơ trong BTH, gọi tên các ntố, vị trí của nhóm?
* Lưu í: ntố antimon (Sb), tên Latinh: Stibium.
* GV cho HS thảo luận theo PHT số 1: 
Từ vị trí, nhận xét:
- Số e lớp ngoài cùng của ntử các ntố trong nhóm
- Phân bố các e lớp ngoài cùng vào các AO
- Nhận xét về số e độc thân ở trạng thái cơ bản, kích thích?
GV cho HS thảo luận theo PHT số 2: 
- Khái niệm: Tính oxi hóa, tính khử; Đ.â.đ?
- Qui luật chung về sự biến đổi tính oxh, tính khử, đ.â.đ trong nhóm A?
- Số oxh có thể có của các ntố nhóm nitơ?
- Khái niệm tính kim loại - phi kim; qui luật về sự biến đổi tính k.loại, p.kim trong nhóm A?
- Vận dụng qui luật để phát hiện trong nhóm nitơ ntố nào có tính phi kim mạnh nhất, tính kim loại mạnh nhất?
- Hóa trị của các ntố nhóm nitơ đối với hidro bằng bao nhiêu? Viết công thức chung của các hợp chất này?
- Sự biến đổi độ bền nhiệt, tính khử của các hợp chất hidrua này xảy ra như thế nào?
- Các ntố nhóm nitơ tạo thành hợp chất với oxi có số oxh cao nhất bằng bao nhiêu?
- Viết công thức 1 số oxit, hidroxit quan trọng của các ntố nhóm nitơ
- Cho biết qui luật về: Độ bền của các số oxh? Sự biến đổi về tính axit, tính bazơ của các oxit và hidroxit?
I/ Vị trí của nhóm nitơ trong BTH
* HS xem SGK trang 34
II/ Tính chất chung của các n. tố nhóm nitơ
* HS tự đọc SGK và rút ra được:
1) Cấu hình e nguyên tử
- Có 5 e lớp ngoài cùng
- Được p.bố vào p.lớp s (2e), p.lớp p (3e)
ns2 np3: 
- P, As, Sb, Bi còn có p.lớp d trống. Nên khi bị kích thích, e đã ghép đôi ở obitan ns sẽ tách ra và chuyển sang obitan nd
-> Ở trạng thái cơ bản: 3 e độc thân
-> Ở trạng thái kích thích: 5 e độc thân
=> Ntử của các ntố nhóm nitơ có thể tạo thành 3 hoặc 5 lk CHT ( trừ N )
2) Sự biến đổi tính chất của các đơn chất
a/ Tính oxi hóa - khử:
- Ntử các ntố nhóm nitơ thể hiện tính oxi hóa và tính khử
- Đi từ N --> Bi: khả năng oxh giảm dần
b/ Tính kim loại - phi kim
- Đi từ N --> Bi: tính phi kim của các ntố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần
3/ Sự biến đổi tính chất của các hợp chất
a) Hợp chất với hidro
RH3 ( R: N, P, As, Sb, Bi )
- Độ bền nhiệt giảm
- Tính khử tăng
- Dung dịch của chúng không có tính axit
b) Oxit và hidroxit
- Số oxh cao nhất trong h/c: + 5
+ Với số oxh: +5 N2O5 P2O5
 HNO3 H 3PO4
+ Với số oxh:+3 As2O3 Sb2O3 Bi2O3
 As(OH)3 Sb(OH)3 Bi(OH)3
 - Kết luận:
+ Độ bền của các h/c với số oxh + 3 tăng
+ Độ bền của các h/c với số oxh + 5 giảm
+ Từ N --> Bi(bitmut), tính axit của các oxit và hidroxit tương ứng giảm dần đồng thời tính bazơ của chúng tăng dần
	Bước 4: Củng cố
HS thực hiện bài tập 2, 3 trang 36 SGK
	Bước 5: Nhận xét - dặn dò
Học bài ghi; Đọc SGK; Hoàn tất các bài tập; Xem trước bài 10. Nitơ ( soạn bài )

File đính kèm:

  • docTiet 14 lop 11 NC.doc