Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hóa học (tiết 66)

1.1. Kiến thức:

- Học sinh biết hóa học là môn khoa học nghiên cứu các chất, là sự biến đổi chất và ứng dụng của nó. Hóa học là môn học quan trọng và bổ ích.

- Hóa học có vai trò quan trọng trong cuộc sống, chúng ta cần phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

- Bước đầu các em biết cần phải làm gì để học tốt môn hóa học

 

doc41 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 981 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1: Mở đầu môn hóa học (tiết 66), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n gọn và ai cũng hiểu cả, không phải chỉ ở nơi này, nước này mà là khắp thế giới. Do đó người ta sử dụng kí hiệu hoá học để biểu diễn nguyên tố.
+ Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái( chữ cái đầu viết ở dạng chữ in hoa) được gọi là kí hiệu hoá học.
? Vậy kí hiệu hoá học biểu diễn gì và cho biết gì.
- HS: Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
- GV: hướng dẫn HS cách viết kí hiệu hoá học để chỉ 2,3 .. nguyên tử của nguyên tố.
+ Treo bảng “ Một số nguyên tố hoá học”.
? Đọc tên và kí hiệu hóa học của các nguyên tố có trong bảng.
- HS: Quan sát bảng, đọc tên và kí hiệu.
- GV: Yêu cầu HS ghi nhớ kí hiệu hoá học của một số nguyên tố trong bảng. Cho HS chơi trò chơi “ Viết tên và kí hiệu của các nguyên tố”.
+ Cách chơi: Chọn 10 HS và chia thành 2 đội. Trong thời gian 2phút các đội lần lượt lên bảng viết tên và kí hiệu hoá học tương ứng của các nguyên tố mà mình biết. Kết thúc trò chơi đội nào viết được nhiều và đúng sẽ thắng.
- HS: Ghi nhớ tên và kí hiệu hoá học tương ứng của các nguyên tố. Chia thành 2 đội chơi và thực hiện trò chơi.
- GV: Nhận xét kết quả của 2 đội chơi, lưu ý HS cách viết kí hiệu hoá học:
+ Chữ cái đầu viết bằng chữ in hoa.
+ Chữ cái thứ 2(nếu có) viết chữ thường nhỏ hơn và viết bên phải chữ cái đầu.
- GV: Gọi HS đọc thông tin SGK/19
? Đến nay khoa học đã biết được bao nhiêu nguyên tố hoá học.
-HS: Trên 110 nguyên tố, trong đó 92 nguyên tố có trong tự nhiên, số còn lại là nguyên tố nhân tạo.
- GV: Giảng thêm: Au, Ag, Hg, Fe, Cu, Pb, Sn, S, C là những nguyên tố được biết sớm nhất, gọi là các nguyên tố cổ đại. Năm 1871 khi Međeleep lập bảng tuần hoàn mới biết được 63 nguyên tố. Nguyên tố tự nhiên phát hiện sau cùng là Franxi(1939), nguyên tố nhân tạo được tổng hợp đầu tiên( thực hiện theo phản ứng hạt nhân)là Tecneti( 1937). Nguyên tố 114 tổng hợp được 1999 tại viện Dupna(Nga).
+ Treo tranh vẽ H1.8/19, yêu cầu HS quan sát.
? Cho biết nguyên tố phổ biến nhất trong vỏ trái đất. Tỉ lệ bao nhiêu.
- HS: Nguyên tố O – 49,4%
? Kể tên 3 nguyên tố khác có nhiều nhất trong vỏ trái đất.
- HS: Si (25,8%); Al ( 7,5%); Fe ( 4,7%)
I- Nguyên tố hoá học là gì?
1- Định nghĩa:
- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
- Số p là số đặc trưng của một nguyên tố hóa học.
2- Kí hiệu hoá học:
- Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái( chữ cái đầu viết dưới dạng in hoa chữ cái thứ hai là chữ thường) được gọi là kí hiệu hoá học.
- Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
* Ví dụ: 
+ Nguyên tố Canxi: Ca(1 nguyên tử Canxi)
II- Có bao nhiêu nguyên tố hoá học?
- Đến nay đã biết được trên 110 nguyên tố, trong đó 92 nguyên có trong tự nhiên, còn lại là nguyên tố nhân tạo.
- Oxi là nguyên tố phổ biến nhất trong vở trái đất ( 49,4%).
4.4- Củng cố:
- Cho HS làm bài tập 3/20
- Đọc bài đọc thêm- phần 1 /21
4.5- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm bài tập 1,2/20.
- Làm bài tập trong VBT, bài 5.2,5.3,5.4a SBT/6.
- Đọc trước nội dung bài “ Nguyên tố hoá học: Nguyên tử khối”
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: //.....
Ngày giảng: //.....
Tiết: 7
Nguyên tố hóa học ( t2)
1. Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- Học sinh biếi được :+ Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử được tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi đơn vị cacbon = 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.
+ Mỗi nguyên tử có một nguyên tử khối riêng biệt.
- Biết sử dụng bảng 1/42 để: Tìm kí hiệu và nguyên tử khối khi biết tên nguyên tố và ngược lại. 
1.2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tư duy hóa học
- Kĩ năng viết kí hiệu hóa học và làm bài tập xác định nguyên tố.
1.3.Thái độ:
- Qua bài học giáo dục cho HS lòng yêu thích say mê môn học.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: + Giáo án
	+ Bảng 1/42
- HS : + Học bài cũ
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3- Phương pháp:
- Giảng giải – Nêu vấn đề; Vấn đáp – Tìm tòi; Quan sát - Hoạt động nhóm.
4. Tiến trình dạy học:
4.1- ổn định lớp:
4.2- Kiểm tra bài cũ:
? Bài 1/20:
Trả lời
	a- Nguyên tử – Nguyên tử – Nguyên tố – Nguyên tố
	b- Proton – Nguyên tử – Nguyên tố.
? Kí hiệu hoá học là gì. Viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố sau: nhôm, đồng, sắt, lưu huỳnh, photpho.
Trả lời
- Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.
Kí hiệu hoá học: Nhôm (Al); Đồng (Cu); Sắt (Fe); Lưu huỳnh( S); Photpho( P) 
4.3- Giảng bài mới:
 *Vào bài: Chúng ta đã biết nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, khối lượng vô cùng nhỏ bé. Vậy để tiện cho việc sử dụng, người ta quy ước khối lượng nguyên tử như thế nào? Để trả lời được câu hỏi đó chúng ta cùng đi nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
nội dung
- GV: Nguyên tử có khối lượng vô cùng nhỏ bé, nếu tính bằng gam thì quá nhỏ bé và không tiện sử dụng. Vì vậy người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử cacbon làm đơn vị khối lượng nguyên tử, gọi là đơn vị cacbon(đvC)
+ Yêu cầu HS đọc ví dụ SGK/18 về khối lượng tính bằng đvC của một số nguyên tử
? Các giá trị khối lượng này cho biết điều gì.
- HS: Các giá trị khối lượng chỉ cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử.
- GV: Yêu cầu HS theo dõi tiếp thí dụ SGK/18. Thảo luận nhóm, vận dụng và làm bài tập sau:
+ Khối lượng tính bằng đvC của một số nguyên tử:
 Na = 23 đvC; S = 32 đvC; Zn = 65 đvC
? Trong các nguyên tử trên, nguyên tử nào nặng nhất, nguyên tử nào nhẹ nhất.
? Na nhẹ hơn Zn, S bao nhiêu lần.
- HS: Thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành bài tập:
+ Zn nặng nhất, Na nhẹ nhất.
+ Na nhẹ hơn Zn bằng: 
Na nhẹ hơn S bằng: 
- GV: Gọi đại diện nhóm HS phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung --> chốt kiến thức.
? Theo em khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC là khối lượng như thế nào giữa các nguyên tử.
- HS: Chỉ là khối lượng tương đối.
- GV: Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối.
? Định nghĩa nguyên tử khối.
- HS: Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
- GV: Nguyên tử khối được tính từ chỗ gán cho nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 12, chỉ là hư số. nên thường có thể bỏ bớt các chữ đvC sau các số trị nguyên tử khối.
- GV: Cho HS quan sát bảng 1: Một số nguyên tố hoá học/42
? Em có nhận xét gì về nguyên tử khối của các nguyên tố.
- HS: Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt.
? Giải thích tại sao lại như vậy.
-HS: Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại
? Theo em, nếu biết nguyên tử khối ta có thể xác định được tên nguyên tố và kí hiệu hoá học của nguyên tố không.
- HS: Xác định được vì mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt.
? Ngược lại, nếu biết tên nguyên tố và kí hiệu hoá học của nguyên tố ta có xác định được nguyên tử khối của nguyên tố không.
- HS: có xác định được.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, thảo luận và hoàn thành bài tập sau( ghi lại kết quả vào bảng nhóm):
+ Nhóm 1.3: Tìm kí hiệu hoá học và nguyên tử khối của các nguyên tố sau: Canxi, Kali, Brom, Magie.
+ Nhóm 2,4: Cho các nguyên tố có khối lượng lần lượt là: 14; 27; 31; 35.5. Hãy xác định tên và kí hiệu hoá học của các nguyên tố này.
- HS: Vận dụng kiến thức vừa học, kết hợp quan sát bảng 1/42 . Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và ghi kết quả vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu HS dán bảng nhóm, đối chiếu kết quả giữa các nhóm ---> Chốt đáp án :
+ Canxi(Ca = 40); Kali( K = 39); Brom(Br = 80) Magie( Mg = 24)
+Nitơ (N = 14); Nhôm(Al = 27);Photpho(P= 31) Clo( Cl = 35.5).
- GV: Gọi HS đọc kết luận SGK/19
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng.
-Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng.
Ví dụ: C = 12; Na = 23; 
* Kết luận: SGK/19
4.4- Củng cố:
- Cho HS đọc bài đọc thêm- phần 2/21
- Cho HS làm bài tập 7, 8/20.
4.5- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài và làm các bài tập còn lại SGK/20
- Làm bài tập trong VBT, bài 5.5, 5.6 SBT/6,7
- Đọc trước nội dung bài “ Đơn chất và hợp chất – phân tử ” phần I, II.
5. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: //......
Ngày giảng: //.....
Tiết: 8
đơn chất và hợp chất- phân tử ( t1 )
1- Mục tiêu:
 Sau khi học xong bài này, HS biết được:
1.1.Kiến thức: 
+ Các chất thường tồn tại ở 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí.
+ Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học, hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
+ Phân biệt được đơn chất kim loại (có tính chất dẫn điện và nhiệt) và đơn chất phi kim( không dẫn điện và nhiệt).
+ Trong một chất (nói chung cả đơn chất và hợp chất) các ngưyên tử không tách rời mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp liền sát nhau.
1.2.Kỹ năng:
- Rèn cho HS kĩ năng quan sát, phân tích và rút ra nhận xét.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
1.3.Thái độ:
- Có thái độ tìm hiểu các chất xung quanh, tạo hứng thú say mê môn học.
2- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: + Giáo án
	+ Hình vẽ: Mô hình mẫu các chất: Kim loại đồng, khí oxi, khí hdro, nước và muối ăn.
	+ Bảng phụ ghi nội dung bài 1/25.
- HS :+ Ôn lại kiến thức về tính chất của chất.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3- Phương pháp:
- Vấn đáp – Tìm tòi, Nêu vấn đề – Quan sát, Hoạt động nhóm.
4. Tiến trình dạy học:
4.1- ổn định lớp:
4.2- Kiểm tra bài cũ:
? Nguyên tử khối là gì. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: hiđro, oxi, cacbon.
Đáp án:
- Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC.
- Nguyên tử khối: + hiđro: 1
	+ Oxi: 16
	+ Cacbon: 12
? Xem bảng 1/42, cho biết kí hiệu, tên gọi của nguyên tố X biết rằng: nguyên tử X có khối lượng nguyên tử nặng gấp 4 lần nguyên tử khối của nitơ.
Đáp án:
- Nguyên tử khối của Nitơ: 14 => Nguyên tử khối của X = 14 x 4 = 56
=> nguyên tố X là Sắt ( Fe).
4.3- Giảng bài mới: 
 *Vào bài: Các em đã biết có hàng chục triệu chất khác nhau. Vậy làm sao có thể học hết được các chất. các em không phải băn khoăn điều này, các nhà khoa học đã tìm cách phân chia các chất thành từng loại rất thuận lợi cho việc nghiên cứu chúng. bài này sẽ giới thiệu sự phân loại chất: Chất được chia làm 2 loại( đơn chất và hợp chất). Các em cũng đã biết chất được tạo nên từ nguyên tử, mà mỗi loại nguyên tử lại là một nguyên tố hoá học. Vậy đơn c

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa hoc 8 (t1-12) nam 09 - 10.doc