Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 25: Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ

I/ Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức:

Học sinh biết:

- Khái niệm về hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ và đặc điểm chung của chất hữu cơ.

- Một vài phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

2. Về kĩ năng:

Học sinh nắm được một số thao tác tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.

II/ Chuẩn bị:

GV: Dụng cụ chưng cất, phễu chiết, bình tam giác, giáy lọc.

Hóa chất, nước, dầu ăn

III/ Tổ chức hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài củ: Không

3. Tiến trình:

 

doc2 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 25: Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2008
Tiết: 36
Tuần: 18
Bài 25: HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I/ Mục tiêu bài học:
1. Về kiến thức:
Học sinh biết:
Khái niệm về hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ và đặc điểm chung của chất hữu cơ.
Một vài phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
2. Về kĩ năng:
Học sinh nắm được một số thao tác tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
II/ Chuẩn bị:
GV: Dụng cụ chưng cất, phễu chiết, bình tam giác, giáy lọc.
Hóa chất, nước, dầu ăn
III/ Tổ chức hoạt động dạy học:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài củ: Không 
Tiến trình:
Hoạt động của thầy
Họat động của trò
Nội dung
Yêu cầu học sinh nhắc lại các khái niệm về hợp chất hữu cơ, hóa học hữu cơ, so sánh tỷ lệ số lượng hợp chất hữu cơ so với hợp chất vô cơ.
Yêu cầu một số chất hữu cơ đã học.
Nhắc lại một số tính chất vật lý và hóa học của các chất hữu cơ 
Giới thiệu cho học sinh ý nghĩa của việc tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.
Giới thiệu từng phương pháp tách biệt. yêu cầu học sinh lấy ví dụ để chứng tỏ các phương pháp tách biệt và tinh chế.
Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trong SGK.
Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 9 để trả lời các yêu cầu của hợp chất hữu cơ.
Ancol etylic, axit axetic, axetilen, etilen
Đọc sách giáo khoa, rút ra kết luận chung 
Đọc sách giáo khoa và tìm hiểu nguyên tắc và phương pháp tách biệt và tinh chế.
- Chưng cất rượu, tinh dầu, dầu mỏ, 
- Tách tinh dầu ra khỏi hỗn hơp tinh dầu và nước. 
- Tách phân kali clorua ra khỏi quặng sivinic.
I/ Hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ:
1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ:
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (Trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cabua)
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu HCHC
2. Đặc diểm hợp chất hữu cơ:
a. Thành phần nguyên tố: 
- Phải có C, ngoài ra còn có H,O,Cl,N 
- Liên kết hóa học trong HCHC chủ yếu là liên kết cộng hóa trị.
b. Tính chất vật lý
- Thường có nhiệt độ sội, nhiệt độ nóng chảy thấp
- Thường không tan hoặc ít tan trong nước
c. Tính chất hóa học:
- Đa số hợp chất hữu cơ kém bền với nhiệt, dễ cháy.
- Phản ứng trong HCHC thường xảy ra chậm, không toàn theo một hướng nhất định 
II/ Phương pháp tách biệt và tinh chế chất hữu cơ:
1/ Phương pháp chưng cất:
- Cơ sở của phương pháp dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng trong hỗn hợp.
- Phương pháp: Là quá trình làm hóa hơi và ngưng tụ của các chất lỏng trong hỗn hợp.
2/ Phương pháp chiết:
- Cơ sở: dựa vào độ tan khác nhau trong nước hoặc độ tan các chất trong dung môi khác nhaucủa chất lỏng, rắn.
- Phương pháp: Dùng dụng cụ chiết tách các chất lỏng không hòa tan vào nhau ra khỏi nhau.
3/ Phương pháp kết tinh:
- Cơ sở: Dựa vào độ tan khác nhau của các chất rắn theo nhiệt độ
- Phương pháp: Hòa tan chất rắn vào nước đến bảo hòa, lọc tap chất, cô cạn rồi két tinh 
Dặn dò: Về nhà làm các bài tập 2,3,4,5 SGK.
IV/ Rút kinh nghiệm: 
Nhận xét của tổ trưởng CM
...........................................................................................................

File đính kèm:

  • docbai 25.doc