Giáo án môn Hóa học 11 - Bài 16: Phân bón hóa học
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức:
HS biết: Cây trồng cần những nguyên tố dinh dưỡng nào; Thành phần của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp và cách điều chế các loại phân bón này; Một số nhà máy sản xuất phân bón hóa học ở Việt nam; Bảo quản và sử dụng 1 số loại phân bón hóa học.
2/ Kĩ năng:
Phân biệt và sử dụng 1 số phân bón hóa học thông thường
Đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học dựa vào hàm lượng nitơ
3/ Tình cảm, thái độ
Có ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm
II/ Chuẩn bị:
- Xem lại các bài: Muối amoni; muối nitrat; muối photphat
- Một số tranh ảnh về sx các loại phân bón hóa học
- Một số mẫu phân bón hóa học đang dùng hiện nay
- Thí nghiệm về tính tan của 1 số phân bón: Cốc, đủa, phân bón hóa học:
- Nhận biết 1 số phân bón hóa học
- Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng
- Phiếu học tập
Tuần : 12 Tiết : 24 Chương: 2 NHÓM NITƠ Bài : 16 PHÂN BÓN HÓA HỌC I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: HS biết: Cây trồng cần những nguyên tố dinh dưỡng nào; Thành phần của các loại phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp và cách điều chế các loại phân bón này; Một số nhà máy sản xuất phân bón hóa học ở Việt nam; Bảo quản và sử dụng 1 số loại phân bón hóa học. 2/ Kĩ năng: Phân biệt và sử dụng 1 số phân bón hóa học thông thường Đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hóa học dựa vào hàm lượng nitơ 3/ Tình cảm, thái độ Có ý thức bảo vệ môi trường và thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm II/ Chuẩn bị: - Xem lại các bài: Muối amoni; muối nitrat; muối photphat - Một số tranh ảnh về sx các loại phân bón hóa học - Một số mẫu phân bón hóa học đang dùng hiện nay - Thí nghiệm về tính tan của 1 số phân bón: Cốc, đủa, phân bón hóa học: - Nhận biết 1 số phân bón hóa học - Phương pháp: Thảo luận, nêu vấn đề, đàm thoại, trực quan, diễn giảng - Phiếu học tập III/ Các bước lên lớp: Bước 1: Ổn định và kiểm tra sỉ số Bước 2: Kiểm tra bài cũ ( PHT ) Bước 3:Giảng bài mới * Vào bài: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Phân bón hh là gì? - Để phát triển bình thường, cây cần những nguyên tố nào, và dưới dạng phân tử, ion hay nguyên tử? - Tại sao phải bón phân hh cho cây? - Có những loại phân bón chính nào? * GV cho HS thảo luận theo PHT số 1: - Cho HS quan sát 1 số mẫu phân đạm, thử tính tan trong nước - Y/c HS đọc SGK tóm tắt kiến thức, điền vào bảng sau: Phân đạm amoni Phân đạm nitrat Phân urê Th. phần hh chính p.p điều chế Dạng ion hoặc hợp chất mà cây trồng đồng hóa * Củng cố: Nêu cách phân biệt từng loại phân đạm có thành phần hh sau: Ca(NO3)2, (NH4)2SO4, NH4NO3 . * GV cho HS thảo luận theo PHT số 2: - Cho HS quan sát 1 số mẫu phân lân, thử tính tan trong nước - Y/c HS đọc SGK tóm tắt kiến thức, điền vào bảng sau: Supephotphat đơn Supephotphat kép Phân lân nungchảy T.fần hh chính p.p điều chế dạngion (h .chất) mà cây trồng đồng hóa - Phân K c/c cho cây nguyên tố nào, dưới dạng gì? - Tác dụng của phân K đối với cây trồng? - Phân K được đánh giá ntn? - Cho biết các loại phân K chính, thành phần hh và công dụng? - Phân hỗn hợp là gì? vdụ - Phân phức hợp? vdụ - Tác dụng ưu thế của 2 loại phân này so với phân đơn lẻ? - Khái niệm phân vi lượng? - Thành phần và tác dụng? - Cách dùng phân vi lượng hiệu quả? *Chú ý thời gian bón phân và thời gian thu hoạch để bảo đảm quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm * HS đọc SGK trả lời được các câu hỏi bên I/ Phân đạm 1/ Phân đạm amoni: NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3, ... - Điều chế: Cho NH3 tác dụng với axit tương ứng 2 NH3 + H2SO4 --> (NH4)2SO4 2/ Phân đạm nitrat: NaNO3, Ca(NO3)2, ... - Điều chế: P.ứng giữa HNO3 với muối cacbonat CaCO3 + 2 HNO3 --> Ca(NO3)2 + CO2 + H2O 3/ Urê: (NH2)2CO chứa khoảng 46 % N - Điều chế: CO2 + 2NH3 --> (NH2)2CO + H2O - Trong đất urê bị p.hủy cho thóat ra NH3 , hoặc chuyển dần thành muối cacbonat khi td với nước (NH2)2CO + 2 H2O --> (NH4)2CO3 - Cần bảo quản nơi khô ráo - Urê được sx tại nhà máy phân đạm Bắc Giang và nhà máy phân đạm Phú Mỹ II/ Phân lân 1/ Supephotphat: 2 loại a) Supephotphat đơn chứa 14 - 20 % P2O5 - Sx từ : bột quặng photphorit(apatit) tác dụng với H2SO4 đặc Ca3(PO4)2 + H2SO4(đ)--> Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4 - Được sx tại nhà máy supephotphat và hóa chất Lâm thao – Phú thọ b) Supephotphat kép chứa 40 - 50 % P2O5 - Quá trình sx gồm 2 giai đoạn: Điều chế H3PO4 Ca3(PO4)2 + 3H2SO4(đ)--> 2H3PO4 + 3CaSO4 Cho H3PO4 tác dụng với photphorit(apatit) Ca3(PO4)2 + 4H2SO4(đ)--> 3Ca(H2PO4)2 2/ Phân lân nung chảy chứa 12 – 14 % P2O5 - Sx : Nung hh bột quặng apatit, đá xà vân (Thành phần chính: MgSiO2) và than cốc ở nhiệt độ > 10000C trong lò đứng - Được sx ở Văn điển (HN) và 1 số địa phương khác III/ Phân kali * HS đọc SGK và trả lời được: - C/c cho cây trồng ntố K dưới dạng K+ - Thúc đẩy nhanh quá trình tạo ra chất đường, bột, chất xơ, chất dầu, tăng cường sức chống rét, chống sâu bệnh và chịu hạn của cây - Độ dd của phân được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó -KCl và K2SO4 được sử dụng nhiều nhất, tro thực vật chứa K2CO3 cũng là phân K IV/ Một số loại phân bón hóa học khác 1/ Phân hỗn hợp và phân phức hợp - Phân hỗn hợp ( phân NPK ) Vdụ: Phân nitrophotka là hh (NH4)2HPO4 và KNO3 - Phân phức hợp: được tạo ra đồng thời bằng tương tác hh của các chất Vdụ: Amophot là hh NH4H2PO2 và (NH4)2HPO4 Thu được khi cho NH3 + H3PO4 2/ Phân vi lượng - Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố: bo (B), kẽm ( Zn), mangan (Mn), đồng (Cu), molipđen (Mo), ở dạng hợp chất - Cây chỉ cần 1 lượng rất nhỏ để tăng khả năng kích thích quá trình sinh trưởng và trao đổi chất, tăng hiệu lực quang hợp, - Đưa vào đất cùng với phân bón vô cơ hoặc phân bón hữu cơ ( dùng quá lượng qui định sẽ có hại cho cây ) Bước 4: Củng cố 1/ - Phân đạm là gì? Có những loại phân đạm nào? Đặc điểm của những loại phân đạm này? Có thể sử dụng các loại phân đạm này như thế nào? - Có thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được không? Tại sao? - Phân đạm amoni và phân đạm nitrat có đặc điểm gì giống, khác nhau? Từ đó suy ra đối với vùng đất chua nên bón loại phân đạm gì? Vùng đất kiềm nên bón loại phân đạm gì? - Urê được sx như thế nào? - Tại sao urê được sử dụng rộng rãi như vậy? - Giai đoạn phát triển nào của cây đòi hỏi nhiều đạm hơn? Loại cây trồng nào đòi hỏi nhiều phân đạm hơn? - Dựa vào đâu để đánh giá độ dinh dưỡng của phân đạm? 2/- Phân lân là gì? Có mấy loại phân lân? P.p sx các loại phân lân? Đặc điểm của các loại phân lân. Cách sử dụng chúng? - Tại sao phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn được sử dụng làm phân bón cho cây? Phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy thích hợp với loại đất nào? Tại sao? 3/ Bài tập 1 trang 70 SGK - Nhỏ dd Ba(OH)2 vào (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 à BaSO4 + 2 NH3 + 2 H2O (màu trắng) (mùi khai) 2 NH4Cl + Ba(OH)2 à BaCl2 + 2 NH3 + 2 H2O (mùi khai) NaNO3 + Ba(OH)2 à không phản ứng Bài tập 2 trang 70 SGK CaCO3 + 2 HNO3 à Ca(NO3)2 + H2O + CO2 Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 à 2 NH4NO3 + CaCO3 Bài tập 4 trang 70 SGK Ca(H2PO4)2 + Ca(OH)2 à 2 CaHPO4 + 2 H2O Ca(H2PO4)2 + 2Ca(OH)2 à Ca3(PO4 )2 + 4 H2O Bước 5: Nhận xét - dặn dò Học bài ghi; Hoàn tất các bài tập SGK; Xem trước bài 17. Luyện tập ( soạn bài )
File đính kèm:
- Tiet 24 lop 11 NC.doc