Giáo án môn Hình học 11 CB tiết 26: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian (tt)
Chương 2: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN
QUAN HỆ SONG SONG
Tiết dạy: 26 Bài 5: PHÉP CHIẾU SONG SONG. HÌNH BIỂU DIỄN
CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN (tt)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa phép chiếu song song.
- Nắm được các tính chất của phép chiếu song song.
Kĩ năng:
- Biết tìm hình chiếu của điểm trong không gian trên mặt phẳng chiếu theo phương của một đường thẳng cho trước.
- Biết biểu diễn các hình đơn giản.
Thái độ:
- Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học.
- Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập.
Ngày soạn: 03/01/2009 Chương 2: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN QUAN HỆ SONG SONG Tiết dạy: 26 Bàøi 5: PHÉP CHIẾU SONG SONG. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN (tt) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Nắm được định nghĩa phép chiếu song song. Nắm được các tính chất của phép chiếu song song. Kĩ năng: Biết tìm hình chiếu của điểm trong không gian trên mặt phẳng chiếu theo phương của một đường thẳng cho trước. Biết biểu diễn các hình đơn giản. Thái độ: Liên hệ được với nhiều vấn đề trong thực tế với bài học. Phát huy tính độc lập, sáng tạo trong học tập. II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Giáo án. Hình vẽ minh hoạ. Học sinh: SGK, vở ghi. Ôn tập các kiến thức về quan hệ song song. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: (3'). H. Nêu các tính chất của phép chiếu song song ? Đ. 3. Giảng bài mới: TL Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm hình biểu diễn của một hình KG trên mặt phẳng 10' · GV nêu khái niệm hình biểu diễn của một hình KG trên mp H1. Dựa vào tính chất của PCSS, hãy xác định hình biểu diễn của 3 điểm thẳng hàng, hai đoạn thẳng bằng nhau, ? H2. Với các hình trong hình 2.68, hình nào biểu diễn cho hình lập phương ? Đ1. – 3 điểm thẳng hàng ® 3 điểm thẳng hàng – 2 đoạn thẳng bằng nhau ® 2 đoạn thẳng không bằng nhau . Đ2. Hình a và c. III. Hình biểu diễn của một hình KG trên mặt phẳng Hình biểu diễn của một hình H trong KG là hình chiếu song song của hình H trên một mp theo một phương chiếu nào đó hoặc hình đồng dạng với hình chiếu đó. Hoạt động 2: Xác định hình biểu diễn của một số hình thường gặp 18' · GV cho HS vẽ hình biểu diễn của các hình tam giác, hình bình hành, hình thang, hình tròn. H1. Kể tên hình biểu diễn của hình nào ? · GV giải thích · Mỗi nhóm vẽ một loại hình. Đ1. a) tam giác đều b) tam giác cân c) tam giác vuông a) Hình bình hành b) Hình vuông c) Hình thoi d) hình chữ nhật Hình biểu diễn của các hình thường gặp · Tam giác: Một tam giác bất kì có thể coi là hình biểu diễn của một tam giác có dạng tuỳ ý. · Hình bình hành: Một hình bình hành bất kì có thể coi là hình biểu diễn của một hình bình hành tuỳ ý. · Hình thang: Một hình thang bất kì có thể coi là hình biểu diễn của một hình thang tuỳ ý, miễn là tỉ số độ dài hai đáy của hình biểu diễn bằng tỉ số độ dài hai đáy của hình thang ban đầu. · Hình tròn: Người ta thường dùng hình elip để biểu diễn cho hình tròn. Hoạt động 3: Áp dụng vẽ hình biểu diễn 10' H1. Xác định điểm H ? H2. Xác định các cặp đt song song ? Đ1. H là trung điểm của BC. Đ2. AB // FC // ED AF // BE // CD BC // AD // FE VD1: Vẽ hình biểu diễn của tam giác ABC cân, đỉnh A với đường cao AH. VD2: Vẽ hình biểu diễn của hình lục giác đều. Hoạt động 4: Củng cố 3' · Nhấn mạnh: – Hình biểu diễn của một số hình thường gặp. 4. BÀI TẬP VỀ NHÀ: Luyện tập vẽ hình biểu diễn của hình không gian. Làm bài tập thêm. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
File đính kèm:
- hinh11cb26.doc