Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 28: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân (tiết 2)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
HS hiểu được khái niệm trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí.
2. Kĩ năng:
HS phân biệt hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử phù hợp.
3. Thái độ:
Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật.
Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật.
B. Phương tiện, tài liệu:
- SGK - SGV- GDCD 9.
- Tình huống GDCD 9.
- Giáo trình pháp luật.
- Luật hành chính, luật hôn nhân và gia đình .
- Giấy khổ to, bút dạ.
C. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình, giảng giải.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
Ngày soạn : 31/3/2012 Ngày giảng: 2/4/2012 Tiết 28: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN (TIẾT 2) A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS hiểu được khái niệm trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí. 2. Kĩ năng: HS phân biệt hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử phù hợp. 3. Thái độ: Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. Thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật. B. Phương tiện, tài liệu: - SGK - SGV- GDCD 9. - Tình huống GDCD 9. - Giáo trình pháp luật. - Luật hành chính, luật hôn nhân và gia đình. - Giấy khổ to, bút dạ. C. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Thuyết trình, giảng giải. - Nêu và giải quyết vấn đề. D. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức:(1') 2. Kiểm tra đầu giờ:(5') Thế nào là vi phạm pháp luật? Cho ví dụ. 3.Bài mới: * Giới thiệu bài:(1') Ở giờ học trước, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu thế nào là vi phạm pháp luật, cách phân loại vi pháp luật. Hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nội dung của các loại vi phạm và trách nhiệm pháp lí của công dân. Từ đó thấy được sự nghiêm minh của pháp luật để công dân tránh không vi phạm. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.(21') - Mục tiêu: HS hiểu được khái niệm trách nhiệm pháp lí và ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí. - Cách tiến hành: GV nhắc lại nội dung bài trước. ? Giờ trước chúng ta học có mấy loại vi phạm pháp luật? 4 loại: + Vi phạm PL hình sự. + Vi phạm PL dân sự. + Vi phạm PL hành chính. + Vi phạm kỉ luật. Trong đó vi phạm hình sự có mức phạt nặng nhất. Tương ứng với mỗi loại vi phạm, là trách nhiệm của người vi phạm, đó là trách nhiệm pháp lí của mỗi công dân. H: Trách nhiệm pháp lí là gì? H: Có mấy loại trách nhiệm pháp lí? + TN hình sự: Tước bỏ quyền lợi hoặc hạn chế lợi ích của người phạm tội. (Do TA áp dụng). + TN dân sự: Chịu các biện pháp nhằm làm khôi phục tình trạng ban đầu của các quyền dân sự bị vi phạm. + TN hành chính: Cảnh cáo, kỉ luật, phạt tiền, thôi giữ chức vụ, đình chỉ công tác, đuổi việc, + TN kỉ luật: Do thủ trưởng cơ quan, đơn vị, tổ chức đưa ra. (không phạt tiền). H: Trách nhiệm pháp lí có ý nghĩa gì? H: Công dân và HS có trách nhiệm gì? HS trao đổi. Nhận xét. Ghi vào vở. Đọc điều 12 hán pháp năm 1992. Hoạt động 3: Luyện tập (7') - Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức vào làm bài tập. - Cách tiến hành: Bài tập: Hướng dẫn HS làm bài tập 5. Đề bài SGK (56). Bài tập 6 - SGK (56). So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí. HS làm bài tập dưới sự hướng dẫn, gợi ý của GV. - HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận I. Đặt vấn đề. II. Bài học: 1. Vi phạm PL: 2. Các loại vi phạm: 3. Trách nhiệm pháp lí: Là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định. 4. Các loại trách nhiệm pháp lí: - Trách nhiệm hình sự. - Trách nhiệm dân sự. - Trách nhiệm hành chính. - Trách nhiệm kỉ luật. 5. Ý nghĩa của trách nhiệm pháp lí: - Trừng phạt, ngăn ngừa, cải tạo giáo dục người vi phạm. - Giaó dục ý thức tôn trọng và thự hiện nghiêm minh theo pháp luật. - Răn được mọi người không vi phạm pháp luật. - Hình thành, bởi những lòng tin vào pháp luật và công lí trong nhân dân. - Ngăn chặn , hạn chế, xoá bỏ mọi vi phạm pháp luật trong mọi lĩnh vực đời sống XH. 6. Trách nhiệm: * Công dân: - Chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật. - Đấu tranh chống hành vi, việc làm vi phạm hiến pháp và pháp luật. * Học sinh: - Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tốt hiến pháp và PL. - Có lối sống lành mạnh, học tập và lao động tốt. - Tránh xa tệ nạn xã hội. - Đấu tranh các hiện tượng xấu, vi phạm pháp luật. III. Bài tập: Bài tập 5 (SGK - 56). Đáp án: Ý kiến đúng: c, e. ý kiến sai: a, b, d, đ. TN đạo đức TN pháp lí Giống nhau - Là những quan hệ xã hội, được PL điều chỉnh. - Làm qh xh tốt đẹp, công bằng, trật tự, kỉ cương, - Mọi người cần hiểu biết và tuân theo. Khác nhau Bằng tác động của dân sự xã hội. - lương tâm cắn rứt. - Bắt buộc thực hiện. - Phương pháp cưỡng chế của nhà nước. 4. Củng cố: (8') GV đưa ra tình huống cho HS sắm vai. Tình huống 1: Nam, học sinh lớp 9 nhận chuyển gói hàng mà không biết gói hàng trong đó có ma tuý. Tình huống 2: Tú (14 tuổi), học lớp 9 mượn xe máy của bố lạng lánh, vượt đèn đỏ, gây tai nạn. HS chia thành 2 nhóm sắm vai. HS tự phân vai, xây dựng kịch bản,lời thoại. HS sắm vai, HS theo dõi và nhận xét. GV kết luận. Công dân có quyền và nghĩa vụ thực hiện hiến pháp, pháp luật nhà nước ta quy định. Là công dân tương lai của đất nước, ngay từ khi còn là HS chúng ta cần nắm vững hiểu biết về hiến pháp và pháp luật , đem lại sự bình yên cho xã hội. 5. HDHB (2') - Học bài cũ. - Làm bài tập còn lại trong SGK. - Xem trước bài 16, đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK. ******************************************
File đính kèm:
- T28-CD9.doc