Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 24: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

I.MỤC TIÊU :

1.Kiến thức:

- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

- Nêu được nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

3-Thái độ:

- Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động.

II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯ¬ỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Tư duy phê phán.

- Thu thập và xử lý thông tin

- Giao tiếp

III- PH¬ƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Động não.

- Thảo luận nhóm.

- Bày tỏ thái độ.

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 24: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/2/2012
Ngày giảng: 27/2/2012 
Tiết 24 : QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG 
CỦA CÔNG DÂN
I.MỤC TIÊU :
1.Kiến thức:
- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nêu được nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
2. Kĩ năng: 
- Phân biệt được những hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
3-Thái độ:
- Tôn trọng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Tư duy phê phán.
- Thu thập và xử lý thông tin
- Giao tiếp
III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Động não.
- Thảo luận nhóm.
- Bày tỏ thái độ.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .
- SGK, SGV, GDCD 9.
- Tình huống GDCD 9.
- Hiến pháp 1992 
- Bộ luật lao động năm 2002.
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ:( 3’)
? Thế nào là quyền tự do kinh doanh? Lấy ví dụ.
Thuế là gì? Thuế đựơc dùng vào những công việc gì? Trách nhiệm của công dân trong việc nộp thuế?
3- Bài mới: 
Giới thiệu bài: (1')
Từ xa xưa con người đã biết làm ra công cụ bằng đá tác động vào tự nhiên (trồng lúa, làm đồ gốm,) tạo ra của cải vật chất phục vụ cuộc sống của mình. Dần dần, nhờ khoa học phát triển nên hiệu quả sản xuất ngày càng cao.
Phục vụ đầy đủ nhu cầu con người. Nhờ thành quả đó mà con người biết lao động.
Để hiểu về lao động cũng như quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, chúng ta học bài hôm nay.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1:(13')
Phân tích tình huống trong phần đặt vấn đề.
* Mục tiêu: HS nhận xét được việc làm của ông An đúng với quy định của pháp luật về lao động. Trách nhiệm của công dân khi vi phạm hợp đồng lao động.
* Cách tiến hành:
Cho HS phân tích tình huống.
Cho HS đọc nội dung phần đặt vấn đề.
Đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS thảo luận.
Thảo luận (5 phút).
Câu 1: 
H: Ông An đã làm việc gì?
H: Việc làm của ông có ích lợi không?
H: Việc làm của ông có đúng mục đích không ?
Câu 2: Em có suy nghĩ gì về việc làm của Ông An?
Đại diện các nhóm trả lời kết quả.
Nhận xét, lựa chọn phương án đúng.
Giải thích cho HS biết việc làm của ông An sẽ có người cho là bóc lột, lợi dụng sức lao động của người khác để trục lợi (vì: Thực tế đã có hành vi như vậy). GV lấy dẫn chứng.
Đọc cho HS nghe khoản 3, điều 5 của Bộ luật lao động “Mọi hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động đều được nhà nước khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ”.
Kết luận, chuyển ý.
Hoạt động 2: (15')
Tìm hiểu nội dung bài học.
* Mục tiêu: 
- Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
- Nêu được nội dung cơ bản của các quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
* Cách tiến hành: 
Từ các nội dung trên, GV giúp HS rút ra định nghĩa lao động.
H: Em hiểu lao động là gì?
Nhận xét, chốt lại ý chính.
Ghi bài vào vở.
H: Quyền lao động của công dân là gì?
H: Nghĩa vụ lao động của công dân ?
Ví dụ: Làm giáo viên, bác sĩ, nông dân, công dân,
Hoạt động 3: Luyện tập (7')
- Mục tiêu: HS biết vận dụng những kiến thức vào làm bài tập
- Cách tiến hành:
Cho HS đọc bài tập 1 - HS trình bày - nhận xét 
GVKL và chỉnh sửa
- Cho HS đọc bài tập 3
HS trình bày - nhận xét 
GVKL và chỉnh sửa
I- Đặt vấn đề.
Câu 1:
- Ông An tập trung thanh niên trong làng mở lớp dạy nghề, hướng dẫn họ sản xuất, làm ra sản phẩm lưu niệm bằng gỗ để bán.
- Việc làm của ông giúp các em có tiền đảm bảo cuộc sống hàng ngày và giải quyết những khó khăn cho xã hội.
- Việc làm của ông là đúng mục đích.
Câu 2:
Ông An được làm một việc rất có ý nghĩa, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho mình, người khác và xã hội.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm lao động:
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người.
- Nhằm tạo ra của cải vật chất có giá trị tinh thần cho xã hội.
- Là hoạt động chủ yếu của con người, quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
- Quyền lao động: Mọi công dân có quyền làm việc, sử dụng sức lao động của mình nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội.
- Nghĩa vụ: Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội.
III. Bài tập:
* Bài tập 1 - SGK(50).
Đáp án đúng: a, b, đ, e.
* Bài tập 3: SGK (50).
Đáp án đúng: c, đ, e.
 4, Củng cố:(2')
Con người muốn tồn tại và phát triển cần có những nhu cầu thiết yếu như ăn , mặc, ở, uống,.. Để thoả mãn những nhu cầu đó, con người cần phải lao động và nhu cầu của con người ngày càng tăng thì lao động ngày càng cải tiến, cần có điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
5, Dặn dò: (3')
- Học bài cũ.
- Nghiên cứu phần 2 nội dung bài học.
- Làm bài tập SGK (50 -51).
****************************************
Ngày soạn : 15/3/2008
Ngày giảng: 19/3/2008
Tiết 25:
 Bài 14:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN (TIẾT 2)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS tìm hiểu được ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống con người.
- Hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
2. Kỹ năng:
- Biết quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng lao động.
- Điều kiện tham gia hợp đồng lao động.
3. Thái độ:
- Tích cực tham gia các công việc chung của trường lớp
- Biết lao động để có thu nhập chính đáng cho mình, gia đình và xã hội.
B. Phương tiện tài liệu:
- SGK - SGV - GDCD 9.
- Tình huống GDCD 9.
- Hiến pháp 1992 - Bộ luật lao động năm 2002.
Phương pháp:
- Thuyết trình, đàm thoại.
- Thảo luận.
- Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề.
- Câu hỏi gợi mở.
D. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Lao động là gì? Em hãy nêu một số hoạt động lao động của con người nhằm phục vụ cuộc sống.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
Nhắc lại khái niệm lao động ở tiết học trước.
Tổ chức HS thảo luận.
- Quyền lao động của công dân là gì?
- Nghĩa vụ lao động của công dân là gì?
Ví dụ: Làm giáo viên, bác sĩ, nông dân, công dân,
Hợp đồng lao động là gì?
Trả lời:
Trong phần đặt vấn đề, chị Ba đã kí kết hợp đồng lao động vơi giám đốc công ty TNHN. Việc chị bỏ việc là sai, vi phạm hợp đồng lao động.
Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bộ luật lao động quy định đối với trẻ em chưa thành niên.
? Quy định của bộ luật lao động đối với trẻ em chưa thành niên?
Trao đổi, trả lời .
Nhận xét và chốt lại ý kiến đúng.
Liên hệ thực tế tại địa phương và cả nước.
+ Bắt trẻ em bỏ học lao động kiếm tiền.
+ Có em 12 Þ 14 tuổi phải đốt than, đốt củi, khuân vác nặng.
+ Trẻ em tham gia dẫn dắt gái mại dâm, ma tuý.
Bày tỏ ý kiến cá nhân.
Kết luận và chuyển ý.
Hoạt động 2:
Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
Sử dụng phiếu học tập.
Phát phiếu in sẵn cho HS.
1/2 HS làm bài tập 1 - SGK.
1/2 HS làm bài tập 3 - SGK.
Giải bài tập vào phiếu.
Cử 2 HS trả lời.
Cả lớp nhận xét.
Bổ sung và đưa ra đáp án đúng.
Chữa bài tập vào vở.
Giải thích vì sao.
II- Nội dung bài học:
1. Khái niệm lao động:
2. Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:
- Quyền lao động: Mọi công dân có quyền làm việc, sử dụng sức lao động của mình nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội.
- Nghĩa vụ: Mọi công dân có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội.
3. Hợp đồng lao động:
- Là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về:
+ Việc làm
+ Tiền công
+ Điều kiện lao động
+ Quyền và nghĩa vụ mỗi bên
4. Quy định của Bộ luật lao động đối với trẻ chưa thành niên:
- Cấm trẻ em chưa thành niên.
(chưa đủ 15 tuổi) vào làm việc.
- Cấm sử dụng người dưới 18 tuổi làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại.
- Cấm lạm dụng, cưỡng bức ngược đãi người lao động.
5. Trách nhiệm của bản thân:
- Tuyên truyền, vận động mọi người thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động.
- Đấu tranh tố cáo những hành vi sai trái, vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
III. Bài tập:
* Bài tập 1 - SGK(50).
Đáp án đúng: a, b, đ, e.
* Bài tập 3: SGK (50).
Đáp án đúng: c, đ, e.
4. Củng cố:
“Có khó mới có miếng ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho”.
(ca dao).
“Nhờ trời mưa thuận gió hoà ,
Nào cày, nào cấy trẻ già đua nhau,
Chim, gà, cá, lợn, chuối, cau
Mùa nào thức ấy giữ màu nhà quê”.
(cao dao).
Những câu ca dao trên đã khắc hoạ bức tranh lao động của người Việt Nam, cần cù, sáng tạo trong quá trình xây dựng đất nước. Vì vậy mọi công dân đều phải có quyền và nghĩa vụ lao động, để dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
5. Dặn dò:
- Làm bài tập 2, 4, 5, 6 - SGK (50-51).
- Học bài cũ.
- Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ về lao động.
- Chuẩn bị trước bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân.

File đính kèm:

  • docT24-25CD9.doc
Giáo án liên quan