Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 2 - Bài 2: Tự chủ

 

I.MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

 -HS hiểu được thế nào là tính tự chủ.

 - Nêu được biểu hiện của tính tự chủ .

 -Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ .

2- Kĩ năng.

 Có khả năng làm chủ bản thân trong sinh hoạt và trong học tập.

3-Thái độ .

 Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác.

II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.

- Thể hiện sự tự tin.

- Kiểm soát cảm xúc.

- Ra quyết định.

III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC

- Thảo luận nhóm. Đóng vai.

- Động não. Trình bày 1 phút.

- Xử lý tình huống.

IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .

- Câu chuyện, tấm gương về tính tự chủ.

- Giấy khổ to, bút dạ, bảng phụ.

 

doc6 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Tiết 2 - Bài 2: Tự chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/2011
Ngày giảng: 22/8/2011
Tiết 2 - Bài 2
TỰ CHỦ
I.MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: 
 -HS hiểu được thế nào là tính tự chủ.
 - Nêu được biểu hiện của tính tự chủ .
 -Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ .
2- Kĩ năng.
 Có khả năng làm chủ bản thân trong sinh hoạt và trong học tập.
3-Thái độ .
 Có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong học tập cũng như các hoạt động xã hội khác.
II- CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI.
- Thể hiện sự tự tin.
- Kiểm soát cảm xúc.
- Ra quyết định.
III- PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Thảo luận nhóm. Đóng vai.
- Động não. Trình bày 1 phút.
- Xử lý tình huống.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC .
- Câu chuyện, tấm gương về tính tự chủ.
- Giấy khổ to, bút dạ, bảng phụ.
V- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1- Ổn định tổ chức (1 phút)
2-Kiểm tra đầu giờ .
Câu hỏi: Em hiểu chí công vô tư là gì? Bản thân em đã có những việc làm gì thể hiện chí công vô tư ?
3- Bài mới: 
Giới thiệu bài: (4 phút).
Anh Trần Ngọc Tuấn, 25 tuổi, bị điếc và chỉ nói được vài từ đơn giản nhưng rất khó khăn. Anh đã biên soạn hơn 1000 kí hiệu chuyên nghành may thêu với đầy đủ hình ảnh minh họạ giúp người khiếm thính dễ dàng hiểu được. Từ năm 2001, anh là hội trưởng chi hội người điếc Hà Nội . Chủ nhật nào anh cũng dậy văn hoá miễn phí cho các hội viên nghèo. Anh được bầu là người tàn tật, trẻ mồ côI, nhà bảo trợ tiêu biểu toàn quốc.
 (Báo Hà Nội mới 29/4)
Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên?
HS trả lời. GV kết luận: Anh Tuấn là người có lòng nghị lực , tự chủ vươn lên . Anh luôn tự tin trong cuộc sống,vì vậy anh đã thành công và có được hạnh phúc trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về lòng tự chủ ,chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
 Hoạt động 1(10phút)
Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
* Mục tiêu: 
- Qua nội dung phần đặt vấn đề sẽ hình thành khái niệm tự chủ.
- Học sinh nghe câu chuyện đạo đức Bác Hồ.
* Các bước tiến hành:
GV gọi HS đọc câu chuyện.
HS đọc câu chuyện"Một người mẹ",
1 HS đọc câu chuyện "chuyện của N"
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo nội dung sau.
Nhóm 1:
Câu 1- Nỗi bất hạnh đến với gia đình bà Tâm như thế nào ?
Câu 2- Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh của gia đình?
Câu 3- Việc làm của bà tâm thể hiện đức tính gì?
Nhóm 2:
1, Trước đây N là HS có ưu điểm gì?
2, Những hành vi sai trái của N sau này là gì?
3, Vì sao N lại có kết quả xấu như vậy?
Nhóm 3:
Câu 1- Qua 2 câu chuyện trên , em rút ra bài học gì?
Câu 2- Nếu trong lớp em có bạn như N, em và các bạn nên xử lí như thế nào?
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình .
- Các nhóm khác nhận xét đưa ra ý kiến bổ sung cho kết quả thảo luận của nhóm vừa trình bầy.
- HS cả lớp theo dõi. và đưa ra nhận xét kết quả thảo luận của nhóm khác. 
- GV nhận xét kết quả thảo luận.
- GV kể câu chuyện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước chỉ với 2 bàn tay trắng, bác đã bôn ba khắp 5 châu 4 biển, tự xoay sở đảm bảo cuộc sống của mình và tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
GV kết luận: Đất nước ta đang chuyển mình hoà nhập với các nước khác để xây dựng một VIỆT NAM tiến bộ ,văn minh và giầu đẹp. Nhưng chúng ta cũng đang đứng trước những thách thức lớn đó là lối sống ích kỉ, sa đoạ của một số thanh niên mà nguyên nhân chủ yếu là không làm chủ được bản thân mình dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội . Vì vậy chúng ta cần phải hiểu rõ hơn về tính tự chủ 
Hoạt động 2(15 phút)
Tìm hiêủ nội dung bài học.
* Mục tiêu: HS hiểu tự chủ là gì? Biểu hiện của tự chủ và cách rèn luyện tính tự chủ.
* Cách tiến hành: 
GV đàm thoại giúp HS hiểu rõ hơn khái niệm tự chủ.
Câu hỏi:
Tự chủ là gì?
 Làm chủ bản thân là làm chủ những gì?
HS trả lời .GV gợi ý, nhận xét ý kiến trả lời của HS .
GV tổng kết. HS ghi bài vào vở .
GV giúp HS hiêủ rõ hơn tính tự chủ. Cho HS xử lí tình huống.
Hỏi: Những biểu hiện nào thể hiện tính tự chủ?
Hỏi: Em xử lí như thế nào khi gặp các tình huống sau:
- Có bạn tự nhiên bị ngất trong giờ học.
- Gặp bài toán khó trong giờ kiểm tra.
- Chăm sóc người nhà bị ốm trong bệnh viện.
- Bị bạn bè nghi oan.
- Bố mẹ chưa thể đáp ứng mong muốn của em.
- Tiếp thu ý kiến phê bình của cô giáo.
HS trao đổi ý kiến 
HS trả lời - GVKL
Hỏi: Tính tự chủ có ý nghĩa gì đối với cuộc sống con người?
- GV đưa ra tình huống:
- Đi học về nhà đói và mệt nhưng mẹ chưa nấu cơm.
- Em trai đòi mẹ mua quần áo và nhiều đồ chơi làm mẹ bực mình.
- Có bạn rủ em chơi bài ăn tiền.
GV gọi HS trả lời tình huống.
GV nhận xét câu trả lời của HS và rút ra Hỏi: Qua những tình huống trên , em hãy cho biết chúng ta phải rèn luyện tính tự chủ như thế nào? 
Kết luận: Tính tự chủ rất cần thiết trong cuộc sống, con người phải luôn ứng xử đúng đắn . Tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đáng có, sáng suốt lựa chọn để thực hiện mục đích sống của mình. Nếu như trong xã hội, mọi người đều có tính tự chủ thì XH sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.
Liên hệ rèn luyện tính tự chủ.
GV đưa ra tình huống cho HS sắm vai.
Tình huống.
- Em bị một người đi đường đâm xe vào xe của mình.
- Nhặt được ví trong đó có tiền và các loại giấy tờ.
- Gặp một em nhỏ bị ngã.
Các nhóm thảo luận, phân vai, viết lời thoại trong 5 phút sau đó lên bảng sắm vai.
Các nhóm nhận xét. GV nhận xét và chấm điểm nhóm thực hiện tốt yêu cầu.
Hoạt động 3(10’)
Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Mục tiêu : HS vận dụng kiến thức đã học trong bài để làm các bài tập trong sách giáo khoa.
* Cách tiến hành:
Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây:
Người tự chủ biết kìm chế những ham muốn của bản thân.
Không nên nóng nảy, vội vàng trong hành động.
Người tự chủ luôn hành động theo ý mình.
Cần biết điều chỉnh thái độ, hành vi của mình trong các tình huống khác nhau.
 đ) Người có tính tự chủ không cần quan tâm đến hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. 
 e) Cần giữ thái độ ôn hòa, từ tốn trong giao tiếp với người khác. 
HS: Tự do trả lời. Cả lớp nhận xét .
GV: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
HS: Ghi kết quả vào vở.
Bài tập 2: GV yêu cầu học sinh thực hiện kỹ thuật trình bày 1 phút để giải thích câu ca dao:
"Dù ai nói ngả nói nghiêng 
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân''
HS trả lời. Gợi ý.
GV: Nhận xét , kết luận và đánh giá. GV chấm điểm HS có câu trả lời tốt nhất. 
I- Đặt vấn đề.
Nhóm 1.
Câu 1- Con trai bà Tâm nghiện ma tuý ,bị nhiễm HIV/AIDS.
Câu 2- Bà nén chặt nỗi đau để chăm sóc con.
- Bà tích cực giúp đỡ những người bị nhiễm HIV/AIDS khác.
- Bà vận động các gia dình quan tâm giúp đỡ , gần gũi và chăm sóc họ.
Câu 3- Bà tâm là người làm chủ tình cảm và hành vi của mình.
Nhóm 2
Câu 1: 
-N là HS ngoan và học khá.
Câu 2: 
- N bị bạn bè rủ rê tụ tập hút thuốc lá , uống bia, đua xe máy.
-N trốn học ,thi trượt tốt nghiệp.
-N bị nghiện ma tuý ,trộm cắp...
Câu 3: - N không làm chủ được hành vi và tình cảm của mình nên đã gây hậu quả xấu cho bản thân , gia đình và xã hội.
Nhóm 3
- Câu 1: Bà Tâm là người có nghị lực có tính tự chủ vượt qua khó khăn, không bi quan chán nản. Còn N không có tính tự chủ, thiếu tự tin và không có bản lĩnh.
Câu 2: 
- Nên giúp đỡ động viên, giúp đỡ gần gũi bạn hoà nhập với lớp, với cộng đồng để họ trở thành người tốt.
- Phải có đức tính tự chủ để không mắc phải sai lầm như N.
II-Nội dung bài học.
1-Khái niệm tự chủ.
 Tự chủ là làm chủ bản thân .người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
2- Biểu hiện của tính tự chủ
- Thái độ bình tĩnh ,tự tin
- Biết tự điều chỉnh hành vi của mình , biết tự kiểm tra, đánh giá bản thân mình.
3- Ý nghĩa .
- Là đức tính quý giá của con người.
- Con người sống đúng đắn hơn, cư xử có đạo đức và có văn hoá.
- Giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
4-Rèn luyện tính tự chủ như thế nào?
- Suy nghĩ trước khi hành động.
- Xem xét thái độ, lời nói, hành động, việc làm của mình đúng hay sai.
- Biết rút kinh nghiệm và sửa chữa.
III- Bài tập.
Bài tập 1:
- Đáp án đúng: a,b,d,e vì đó là những biểu hiện của tính tự chủ trong cuộc sống.
- Tự chủ khác với bảo thủ, chỉ theo ý mình, không quan tâm và lắng nghe ý kiến của người khác.
Bài tập 2
- Câu ca dao có ý nói khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình.
4. CỦNG CỐ ( 3 phút)
Giáo viên kết luận toàn bài:
Tự chủ là một đức tính quý giá . Nếu như mỗi chúng ta ai cũng có đức tính tự 
 chủ thì mọi công việc được giao đều hoàn thành tốt đẹp , mỗi cá nhân sẽ góp phần xây dựng gia đình , xã hội văn minh hạnh phúc . Mỗi HS chúng ta biết tự chủ sẽ trở thành con ngoan, trò giỏi , lớp trường chúng ta sẽ luôn là môi trường trong sạch , văn minh , lịch sự. 
5 .DẶN DÒ (2 phút).
- Bài tập về nhà : bài tập 2, 3 trang 8 SGK.
- Sưu tầm tục ngữ , ca dao nói về tính tự chủ . 
************************************

File đính kèm:

  • docT2-CD9.doc