Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Hôn nhân là gì.

- Nêu được các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

3. Thái độ:

- Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

- Không tán thành việc kết hôn sớm.

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tìm kiếm và xử lý thông tin.

- Tư duy phê phán

- Trình bầy suy nghĩ, ý tưởng.

III- CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC.

- Động não

- Thảo luận nhóm

- Xử lý tình huống

- Bày tỏ thái độ

IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.

- Sách tình huống GDCD 9.

- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

- Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 4602 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Giáo dục công dân 9 - Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạm pháp luật, vì sao?
( chưa đến tuổi kết hôn – tảo hôn)-> nhà nước không thừa nhận.
* GV kết luận: Hôn nhân xuất phát từ mục đích thiếu trong sáng vì tiền, lợi dụng, ham muốn thể xác, địa vị, giầu sang, sẽ dẫn đến những cuộc hôn nhân đổ vỡ, không hạnh phúc. 
vậy hôn nhân là gì ? Chúng ta chuyển sang phần nội dung bài học.
Hoạt động 2: (20')
Tìm hiểu nội dung bài học 
- Mục tiêu: HS hiểu được thế nào là hôn nhân và nắm vững được những quy định của pháp luật về hôn nhân.
- Cách tiến hành:
H: Hôn nhân là gì?
GV đặt câu hỏi giải thích từ ngữ khó trong khái niệm.
H: liên kết đặc biệt? -> Phải có tình yêu chân chính, đăng ký kết hôn.
Bình đẳng: hai người đều có quyền và nghĩa vụ như nhau, không phân biệt giầu nghèo.
Tự nguyện: không do ai ép buộc, cưỡng chế.
được nhà nước thừa nhận: đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền- UBND các cấp.
GV treo bảng phụ:
Tình huống: Lam và Tuấn yêu nhau đã lâu. Khi hai người thưa chuyện với gia đình thì mẹ Lam nhất định không đồng ý vì cho rằng Lam nhiều tuổi hơn Tuấn, nếu lấy nhau, sau này Lam già hơn chồng cuộc sống sẽ không hạnh phúc. Lam và Tuấn giải thích mãi nhưng mẹ Lam nhất định không đồng ý. Theo bà, con cái phải nghe lời cha mẹ, bà còn doạ sẽ từ con nếu Lam cứ làm theo ý mình.
1-Mẹ Lam có quyền ngăn cản việc kết hôn của Lam và Tuấn không? Vì sao?
2-Lam và Tuấn có thể làm gì để thực hiện được ý nguyện của mình?
HS trả lời câu hỏi, cả lớp nhận xét, GV nhận xét và kết luận.
Gv kết luận, chuyển ý.
GV gọi HS đọc câu chuyện: Nỗi khổ của M phần đặt vấn đề.
H: M và H có tình yêu không, em hãy nhận xét và tình yêu đó?
- Tình yêu lợi dụng, ham muốn thể xác.
- Hai người cẩu thả, không có trách nhiệm trong tình yêu.
Þ Cuộc sống không hạnh phúc, bất hạnh, khổ đau, tương lai mù mịt, hàng xóm chê cười.
Kết hôn đúng theo pháp lụât đồng thời đảm bảo có cuộc hôn nhân, hạnh phúc, lâu dài phải dựa trên một tình yêu chân chính.
GV tổ chức HS sử dụng kỹ thật khăn trải bàn thảo luận câu hỏi: 
CH: Thế nào là tình yêu chân chính?
HS thảo luận, trình bầy kết quả thảo luận. HS nhận xét.
GV nhận xét và kết luận: Tình yêu chân chính là sự đồng cảm sâu sắc giữa 2 người là sự chân thành, tin cậy và tôn trọng nhau. Hôn nhân trên cơ sở tình yêu chân chính sẽ có cuộc sống gia đình êm ấm, hạnh phúc.
GV đưa tình huống.
Anh Tâm đã có vợ và hai đứa con, cuộc sống gia đình anh êm ấm, hạnh phúc. Nhưng thời gian gần đây, anh đã quen Hoa và có quan hệ tình cảm dẫn đến có con riêng với Hoa, bạn bè khuyên anh Tâm nhưng anh nói đó là quyền tự do yêu đương của anh.
CH: Việc làm của anh Tâm là đúng hay sai? Vì sao?
( Việc làm đó là sai, vi phạm luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam)
HS trả lời, GV nhận xét và chấm điểm HS trả lời đúng.
GV hỏi: Một người Hàn Quốc sang Việt Nam công tác và lấy vợ tại Việt Nam có được không?
( có theo thủ tục kết hôn của Việt Nam)
Người không theo đạo xây dựng gia đình với người theo đạo thiên chúa giáo được không? Nếu có thì sẽ như thế nào?
( có, người không theo đạo có thể theo đạo thiên chúa, đó là quyền tự do tín ngưỡng của công dân).
H: Chế độ hôn nhân VN cần tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
HS giải thích chính sách kế hoạch hoá gia đình.
Hoạt động 3: (5')
Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Mục tiêu: Củng cố kiến thức bài học. HS vận dụng kiến thức làm bài tập.
* Cách tiến hành:
GV treo bảng phụ bài tập củng cố kiến thức:
Bài tập 9- STK:
Kết hôn trong trường hợp nào sau đây là đúng pháp luật? ( Khoanh tròn vào chữ cái trước câu em chọn)
a. Việc kết hôn do hai bên gia đình quyết định và tổ chức hôn lễ tại nhà.
b. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và tổ chức kết hôn tại gia đình.
c. Việc kết hôn được nhà thờ cho phép và làm lễ kết hôn tại nhà thờ.
d. Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định và được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
GV phát phiếu bài tập.
Bài tập 6- sách tình huống.
Theo quy định của luật hôn nhân và gia đình, những người nào sau đây được phép kết hôn với nhau (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu em chọn)
a. Công dân Việt nam với người nước ngoài.
b. Những người theo các tôn giáo khác nhau.
c. Những người đang có vợ, có chồng.
d. Những người thuộc các dân tộc khác nhau.
e. Những người cùng dòng máu trực hệ.
g. Những người cùng giới tính.
 HS làm bài tập, GV gọi HS nhận xét, GV kết luận và chấm điểm HS làm bài tập đúng.
I- Đặt vấn đề.
- T mới học hết lớp 10.
Sau hôn nhân:
- T phải làm lụng vất vả
- Luôn buồn phiền vì chồng nên gầy yếu, xanh xao.
2- K con nhà giàu.
- Lười biếng, ham chơi, thường xuyên bỏ đi chơi, không quan tâm đến vợ con.
3- Vì gia đình T ép buộc.
- T và K không có tình yêu.
- Kết hôn vì tham giầu, tiền bạc.
Þ Cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, đau khổ.
II- Bài học.
Khái niệm:
Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, được nhà nước thừa nhận.
- Tình yêu chân chính là cơ sở quan trọng của hôn nhân.
2. Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân.
a. Những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình đẳng.
- Hôn nhân giữa người Việt Nam thuộc các dân tộc, tôn giáo, người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, người Việt Nam với người nước ngoài được tôn trọng và pháp luật bảo vệ.
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình
III- Bài tập
Bài tập 9- STK:
Đáp án đúng: d
Bài tập 6- sách tình huống.
Đáp án: a, b, d
4. Củng cố (3’)
- Hôn nhân là sự kết hợp giữa một nam và một nữ dựa trên cơ sở của tình yêu chân chính.
- Hôn nhân hạnh phúc Þ Có cuộc sống hạnh phúc
5. Dặn dò (2’)
- Học bài nội dung bài học, chuẩn bị giờ sau.
- Làm bài tập trong SGK (43 - 44).
- Tìm hiểu nơi mình ở có trường hợp kết hôn trái với quy định của pháp luật.
***********************************
Ngày soạn: 17/1/2011
Tiết 22- Bài 12
Ngàygiảng:
********
19/1- 9A3
21/1- 9A1, 9A2,9A4
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân (2)
***********
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Kể được các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân.
- Biết được tác hại của việc kết hôn sớm.
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc chấp hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
3. Thái độ:
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Không tán thành việc kết hôn sớm.
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Tìm kiếm và xử lý thông tin.
- Tư duy phê phán
- Trình bầy suy nghĩ, ý tưởng.
III- CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC.
- Động não
- Xử lý tình huống
- Bày tỏ thái độ
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
- Sách tình huống GDCD 9.
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2000. 
- Bảng phụ, giấy khổ to, bút dạ.
D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (15’)
CH: Hôn nhân là gì? Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam hiện nay?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1 (11’).
Tìm hiểu nội dung bài học
* Mục tiêu: Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
* Cách tiến hành.
GV phát vấn HS.
CH: Pháp luật nước ta quy định tuổi kết hôn của công dân như thế nào?
CH: Những trường hợp chưa đủ tuổi kết hôn mà vẫn kết hôn gọi là gì?
( tảo hôn)
GV treo bảng phụ:
Bài tập 4- STK
CH: Tảo hôn là: 
Việc kết hôn với người bằng tuổi.
Việc kết hôn với người ít tuổi hơn.
Việc kết hôn với người cùng giới.
Việc kết hôn khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Đáp án đúng: D
CH: Những trường hợp nào sẽ bị cấm kết hôn?
CH: Mối quan hệ giữa vợ và chồng trong hôn nhân như thế nào? 
GV treo bảng phụ. HS lên bảng làm bài tập 5- STK.
Bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình là:
Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt.
Trong gia đình chồng là người quyết định mọi việc.
Trong gia đình chồng quyết định các việc lớn, vợ quyết định các việc vặt hàng ngày.
Ai kiếm được nhiều tiền hơn, người đó có quyền quyết định mọi việc trong gia đình.
CH: Thái độ của công dân trong hôn nhân?
II- Bài học.
2- Những quy định của pháp luật nước ta về hôn nhân.
b. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân.
* Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:
+ Nam 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn.
+ Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện và đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
* Những trường hợp không được kết hôn:
- Người đang có vợ, có chồng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Cùng dòng máu trực hệcùng giới tính.
* Mối quan hệ:
- Vợ chồng bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt.
- Vợ chồng tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
Bài tập 5- STK.
Đáp án: a
c- Thái độ của công dân trong hôn nhân.
- Mọi công dân có thái độ nghiêm túc, thận trọng trong tình yêu và hôn nhân.
- Không vi phạm quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Hoạt động 2 (15’)
Hướng dẫn HS làm bài tập.
* Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức bài học vào làm bài tập.
* Cách tiến hành:
GV cho HS tự nghiên cứu 2’ bài tập 1 SGK-43.
GV gọi HS trả lời, chấm điểm cho HS làm đúng bài tập.
GV phát phiếu bài tập cho HS.
Bài tập 3- STK.
Để xây dựng gia đình hạnh phúc, việc kết hôn phải dựa trên cơ sở:
Tình yêu chân chính và sự tự nguyện của hai bên nam nữ.
Do cha mẹ hai bên lựa chọn và quyết định.
Sự môn đăng hộ đối (tương đồng về địa vị và tài sản) của hai bên gia đình nhà trai và nhà gái.
Chung sống trước khi cưới (sống thử) và rút kinh ra nghiệm.
Bài tập 4- SGK.tr 43
GV cho HS nghiên cứu bài tập 4 (2’)
Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét. GV kết luận và chấm điểm HS.
Bài tập 5-SGK.tr44
GV cho HS nghiên cứu bài tập 4 (2’)
Gọi HS trả lời, HS khác nhận xét. GV kết luận và chấm điểm HS.
GV đưa ra tình huống treo bảng phụ cho HS giải quyết.
Bài tập 9-STK
Tình huống:
Chị H và sanh K chưa đủ tuổi kết hôn nên không được đăng kí kết hôn. Thế nhưng hai bên gia đình cứ quyết định tổ chức lễ thành hôn cho hai anh chị, vì họ nghĩ trước sau gì thì hai anh chị cũng là vợ c

File đính kèm:

  • docT21-22CD9.doc