Giáo án môn Địa lí Lớp 4 (Chuẩn kiến thức)

III / Bài mới

1/ Giới thiệu bài

- GV ghi tựa bài

2 / Bài giảng

a / Bản đồ:

 Hoạt động 1 : Làm viêc cả lớp

 Bước 1 :

- GV treo các loại bản đồ lên bảng.

- Yêu cầu HS đọc tên các bản đồ trên bảng

- Nêu phạm vi lảnh thổ được thể hiện trên mỗi bản đồ ?

Bước 2:

- GV sửa chữavà giúp HS hoàn thiện câu trả lời .

Kết luận : Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt trái đất theo một tỉ lệ nhất

 định .

Hoạt động 2 :Làm việc cá nhân

Bước 1 : Quan sát hình 1 ,2 chỉ vị trí hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn trên từng tranh

- Đọc SGK và trả lời câu hỏi sau

+ Ngày nay muốn vẽ được bản đồ người ta thường làm như thế nào?

 

doc65 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Địa lí Lớp 4 (Chuẩn kiến thức), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trồng lúa gạo của người nông dân?
Bước 2 : 
- GV chốt ý chính giải thích thêm 
Hoạt động 2 : làm việc cả lớp 
- GV yêu cầu nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ.
- GV giải thích: Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt.
b / Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh 
Hoạt động 3 :Thảo luận nhóm 
Bước 1 :HS dựa vào SGK thảo luận 
* GDBVMT : Trồng rau xứ lạnh vào màu đông ở đồng bằng Bắc Bộ lợi dụng khí hậu của con người phát triển kinh tế . 
- Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp?
- Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? 
Bước 2 :
- GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết, khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình
Bài học SGK
IV/ CŨNG CỐ - DẶN DÒ :
- GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2)
- Hát
- 3 HS trả lời .
- ( HS khá , giỏi ) 
 + Đất phù sa màu mở
 + Nguồn nước dồi dào 
 + Người dân có nhiều kinh nghiệm 
- ( HS khá , giỏi ) 
- Làm – đất – gieo mạ – chăm sóc – giặt lúa – tuốt lúa - phơi thóc 
Rất vất vả phải qua nhiều giai đoạn 
- HS trình bày ý kiến 
- Các bạn nhận xét 
- Ngô khoai , lạc , đỗ , cây ăn quả . Trâu bò , vịt gà .
- Thuận lợi: trồng thêm cây vụ đông (ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt,cà chua, xà lách,...)
- Khó khăn: nếu rét quá thì lúa và một số lọai cây bị chết
- Ngô, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt,cà chua, xà lách,...
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét & bổ sung
Vài HS đọc
- Vài HS trình bày lại
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
........................................................................................................................................
Tuần 15
Thứngàytháng.năm
Bài : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦANGƯỜI DÂN
 Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (tiếp theo)
A .MỤC TIÊU 
- Biết đống bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề truyền thống : Dệt lụa , sản xuất đồ gốm , chiếu cói , chạm bạc , đồ gỗ . 
- Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên . 
HS khá , giỏi 
 + Biết khi nào một lảng trở thành làng nghề 
 + Biết quy trình sản xuất đồ gốm 
B .CHUẨN BỊ 
- Tranh ảnh về nghề thủ công , chợ phiên 
C .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định : 
II/ Kiểm tra bài cũ 
- Vì sao lúa được trồng nhiều ở ĐBBB ? 
- Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính của đồng bằng BB?
- GV nhận xét.
III / Bài mới 
a/ Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống 
Hoạt động 1 : Hoạt động nhóm 
Bước 1 : HS thảo luận câu hỏi 
- Em biết gì về nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
- Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết?
- Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công?
Bước 2 : 
GV nói thêm về một số làng nghề & sản phẩm thủ công nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động 2 :làm việc cá nhân 
 Bước 1 :HS quan sát trả lời 
- Quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng, nêu thứ tự các công đọan tạo ra sản phẩm gốm ?
Bước 2 :
- GV yêu cầu HS nói về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi HS sinh sống 
a/ Chợ phiên 
Hoạt động 3 :
Bước 1 : Trả lời câu hỏi 
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hoá bán ở chợ)
- Mô tả về chợ theo tranh ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hoá nào? 
Bước 2 :
GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có những mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân .
Bài học SGK
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ở ĐBBB
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem bài sau
- Hát
- 3 HS trả lời .
- Dựa và tranh ảnh SGK trả lời 
- Có hàng trăm nghề thủ công , sản phẫm nổi tiếng : lụa Vạn Phúc ,gốm Bát Tràng .. 
- ( HS khá , giỏi ) - Nghề thủ công phát triển mạnh tạo nên làng nghề , Bát Tràng ở HN , Vạn Phúc và Hà Tây lụa , Đồng Ki gỗ .
- Người làm nghề thủ công giỏi được gpị là nghệ nhân 
-HS các nhóm trình bày kết quả thảo luận 
- ( HS khá , giỏi ) 
- HS trình bày kết quả quan sát hình – nhào luyện đất – phơi đất – vẽ hoa - tạo dáng – tráng men – đưa vào nung – lấy sản phẫm ra lò.
- Nhiều người dân đến chợ mua bán rau cải , trứng 
- Nhóm báo cáo kết quả 
- HS trao đổi kết quả trước lớp 
Vài HS đọc
- HS nêu
. 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
........................................................................................................................................
Tuần 16
Thứngàytháng.năm
Bài : THỦ ĐÔ Hà NỘI
A .MỤC TIÊU : 
 - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
 + Thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
 + Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của đất nước..
 - Chỉ được Thủ đô Hà Nội trên bản đồ (lược đồ).
HS khá, giỏi
 - Dựa vào các hình 3, 4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giã khu phố cổ và khu phố mới (về nhà cửa, đường phố,).
B .CHUẨN BỊ 
- Tranh ảnh về Hà Nội
- Các BĐ : hành chính, giao thông VN.
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định : 
II/ Kiểm tra bài cũ 
- Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
- Em hãy mô tả qui trình làm ra một sản phẩm gốm?
- Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
- GV nhận xét, ghi điểm
III/ Bài mới 
Hoạt động 1 :làm việc cả lớp 
GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất miền Bắc.
- GV treo bản đồ hành chính giao thông Việt Nam.
- Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội ?
- Cho biết Hà Nội giáp với các tỉnh nào ?
Hoạt động 2 :Làm việc theo nhóm 
 Dựa vào vốn hiểu biết và SGK trả lời câu hỏi 
- Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
- Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
- Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày
Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm 
Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính 
+ Trung tâm kinh tế lớn 
+ Trung tâm văn hoá, khoa học 
- Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội.
- GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
- GV kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng: bảo tàng HCM, bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học...)
Bài học SGK
IV . CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô HN
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài và xem bài sau 
- Hát
- 3 HS trả lời .
- HS chỉ vị trí 
- Thái Nguyên , Bắc Giang,Bắc Ninh , 
- Đại La , Thăng Long , Đông Đô , Đông Quan 
- ( HS khá , giỏi ) - Nhà của xuống cấp , đường phố hẹp 
- (HS khá , giỏi ) - Nhà của được xây dựng khang trang , phố rộng 
- Các nhóm HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, SGK và tranh ảnh thảo luận theo gợi ý của GV.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
- Nơi làm việc của các nhà, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước
- Công nghiệp , thương mại , giao thông
 - Viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng
- HS tự nêu 
Vài HS đọc
- HS trình bày
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
........................................................................................................................................
Tuần 17
Thứngàytháng.năm
Bài : ÔN TẬP HỌC KÌ I
A .MỤC TIÊU : 
Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:
- Hệ thống lại những đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục, 
và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, Tây Nguyên, Trung du, Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
B .CHUẨN BỊ 
- Các câu hỉ ôn tập
C . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I/.Ổn định : 
II/ Kiểm tra bài cũ 
- Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là: trung tâm chính , trung tâm kinh tế lớn , trung tâm văn hoá, khoa học của cả nước .
- GV nhận xét.
III / Ôn Tập 
HS dựa vào kiến thức các bài đã học để trả lời câu hỏi :
- Những nơi cao của HLS có khí hậu như thế nào ? 
- Nêu tên một số dân tộc ít người ở HLS . K
- Đồng bằng Bắc bộ do những con sông nào bồi đắp ? 
- Trình bày những đặc điểm địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ ? 
- Em hãy kể về nhà ở và làng của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
- Kể tên những lễ hôi nỗi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ mà em biết ? 
- Kể tên những cây trồng và vật nuôi chính ở đồng bằng Bắc Bộ ? 
- Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ? 
- Kể tên một sồ nghề thủ công của người dân đồng bắng Bắc Bộ ? 
- Em hãy mô tả quy trình làm ra một sản phẩm gốm ?
 GV nhận xét câu trả lời chốt lại ý đúng .
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài chuẩn bị thi học kì I 
- Hát 
- 3 HS trả lời .
- Có khí hậu lạnh quanh năm ?
- HS nêu
-Do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên 
- Đồng bằng Bắc Bộ có dạng hình tam giác với đỉnh ở Việt Trì cạnh đáy là đường bờ biển 
- Nhà được xây dựng chắc chắn xung quanh có sân vườn ao , làng có nhiều nhà , sống quy6 quần bên nhau . 
- Hội chùa Hương hội liêm hội Gióng ..
- Trồng chủ yếu cây lúa nuôi nhiều lợn gi cầm  
- Do điều kiện tự nhiên thuận lợi .
- Nghề gốm , lụa , chiếu , chạm bạc 
- ( HS khá , giỏi ) 
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
........................................................................................................................................
Tuần 18
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ĐỊA LÍ (Cuối học kì I)
 **************
 Đề thi trường ra
DUYỆT
Tuần 19
Thứngàytháng.năm
Bài : ĐỒNG BẰNG NAM BỘ
A .MỤC TIÊU : 
 - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, đất đai, sông ngòi của đồng bằng Nam Bộ:
 + Đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất nước ta, do phù sa của hệ thống sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp.
 + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo.
- Chỉ được vị trí đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_dia_li_lop_4_chuan_kien_thuc.doc