Giáo án môn Đại số 7 tiết 31: Mặt phẳng toạ độ

Tuần: 15

Tiết: 31

 MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức:+ HS hiểu sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.

+ HS hiểu khái niệm mặt phẳng toạ độ và cách biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ.

+ Học sinh hiểu trên mặt phẳng toạ độ thì mỗi điểm M xác định duy nhất một cặp số (x0, y0) và ngược lại mỗi cặp số (x0, y0) xác định duy nhất một vị trí của M trên mặt phẳng toạ độ.

- Kỹ năng: + Biết vẽ hệ trục toạ độ.

+ Biết biểu diễn một điểm trên hệ trục toạ độ.

+ Biết đọc toạ độ của một điểm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 701 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Đại số 7 tiết 31: Mặt phẳng toạ độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Tiết: 31
 MẶT PHẲNG TOẠ ĐỘ
MỤC TIÊU:
Kiến thức:+ HS hiểu sự cần thiết phải dùng một cặp số để xác định vị trí của một điểm trên mặt phẳng.
+ HS hiểu khái niệm mặt phẳng toạ độ và cách biểu diễn một điểm trên mặt phẳng toạ độ.
+ Học sinh hiểu trên mặt phẳng toạ độ thì mỗi điểm M xác định duy nhất một cặp số (x0, y0) và ngược lại mỗi cặp số (x0, y0) xác định duy nhất một vị trí của M trên mặt phẳng toạ độ.
Kỹ năng: + Biết vẽ hệ trục toạ độ.
+ Biết biểu diễn một điểm trên hệ trục toạ độ.
+ Biết đọc toạ độ của một điểm.
Thái độ: +Giáo dục HS làm việc khoa học, chính xác.
CHUẨN BỊ:
GV: thước thẳng có chia khoảng..
HS: máy tính bỏ túi.
PHƯƠNG PHÁP:
- Đặt và giải quyết vấn đề.
TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1: 	 	
7A2:	
7A3:	
2. Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng sửa bài tập 31 SGK.	(10 đ)
- Giáo viên gọi một số học sinh nộp vở bài tập để kiểm tra.
- Giáo viên nhận xét vở bài tập của học sinh.
- GV: em hãy cho biết bài tập 31 bạn sửa đúng hay chưa?
- HS: nhận xét.
Bài tập 31:
x
- 0,5
- 3
0
4,5
9
y
- 2
0
3
6
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG
- GV: ở lớp 6 các em đã được biết mỗi điểm trên bản đồ địa lý xác định bởi hai số (hai toạ độ địa lý) là kinh độ và vĩ độ.
- VD: toạ độ địa lý của mũi Cà Mau là 104040’ Đ (kinh độ) và 8030’ B (vĩ độ).
VD2: giáo viên cho học sinh quan sát chiếc vé xem chiếu bóng hình 15 SGK.
- GV: số H1 có chữ H chỉ dãy ghế còn số 1 thứ tự của chiếc ghế trong dãy đó.
- GV: như vậy cặp gồm một chữ và một số cho ta một vị trí ngồi xem phim.
- Giáo viên giới thiệu mặt phẳng toạ độ.
- GV: vẽ hai tia Ox, Oy vuông góc với nhau tại O, kéo dài về phía đối của tia Ox, Oy ta được hệ trục toạ độ Oxy.
- Các trục Ox, Oy gọi là các trục toạ độ. Trục Ox là trục hoành (ngang) và trục Oy gọi là trục tung (dọc), điểm O là gốc toạ độ.
- Giáo viên lưu ý học sinh đơn vị đo độ dài ở hai trục chia bằng nhau.
- GV: bốn góc vuông của hệ trục tọa độ được đánh dấu như ở hình vẽ (theo chiều ngược chiều kim đồng hồ).
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ hệ trục toạ độ Oxy.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét hình vẽ.
- Giáo viên chú ý học sinh vẽ, nhận xét.
- GV: vẽ điểm P có toạ độ (1,5;3)
- GV: cặp số (1,5;3) được gọi là toạ độ của điểm P. 1,5 gọi là hoành độ còn 3 là tung độ.
- GV: vậy khi đọc toạ độ của một điểm em đọc hoành độ trước hay đọc tung độ trước?
- HS: đọc hoành độ trước, tung độ sau.
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ hệ trục toạ độ và xác định vị trí của điểm P và điểm Q.
- Các em còn lại vẽ vào vở.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét, góp ý.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại cách xác định toạ độ của một điểm trên hệ trục toạ độ.
- GV: như vậy trên mặt phẳng toạ độ thì mỗi điểm xác định duy nhất một cặp toạ độ và ngược lại.
- GV: vậy các em thấy toạ độ của điểm O là bao nhiêu?
- HS: Toạ độ của gốc O là (0;0)
- GV: khi toạ độ của điểm P là (2;3) người ta viết là P(2;3), tương tự ta có thể viết là O(0;0) để thể hiện toạ độ của điểm O là (0;0).
Đặt vấn đề:
Ví dụ 1: 
Ví dụ 2: 
Mặt phẳng toạ độ:
Hệ trục toạ độ Oxy
3.Toạ độ của một điểm trong mặt phẳng toạ độ:
? 1 
 ?2 
Toạ độ của gốc O là (0;0)
4. Củng cố và luyện tập:
- GV: hệ trục toạ độ Oxy là hình như thế nào?
- HS: là hình gồm có hai trục Ox, Oy vuông góc với nhau tại O.
- GV: trục Ox được gọi là trục gì?
- HS: trục hoành.
- GV: trục Oy được gọi là trục gì?
- HS: trục tung.
- GV: Điểm O gọi là gì?
- HS: là gốc toạ độ.
- GV: Khi viết (đọc) toạ độ của một điểm ta viết (đọc) theo trình tự như thế nào?
- HS: viết (đọc) hoành độ trước, tung độ sau.
- GV: em hãy cho biết toạ độ của các điểm M, N, P, Q?
- HS: nhận xét.
- GV: em có nhận xét gì về toạ độ các cặp điểm M và N, P và Q?
- HS: toạ độ các cặp điểm M và N, P và Q là trái ngược nhau.
Bài tập 32:
a) 	M(-3;2)
	N(2;-3)
	P(0;-2)
	Q(-2;0)
b) toạ độ các cặp điểm M và N, P và Q là trái ngược nhau.	
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học khái niệm hệ trục toạ độ và cách vẽ một hệ trục toạ độ Oxy.
Nêu tên gọi các trục toạ độ.
Nêu cách viết toạ độ của một điểm trên hệ trục toạ độ.
Xem kỹ lại nội dung ở sách giáo khoa, đọc kỹ phần nhận xét, phần chú ý.
Xem lại bài tập 32 đã làm hôm nay.
Làm bài tập 33 SGK /67
Chuẩn bị bài tập 34, 35, 36 SGK/68.
Mang thước kẻ thẳng.
RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docTuan 15 Tiet 31 Mat phang toa do.doc
Giáo án liên quan