Giáo án môn An toàn giao thông Lớp 5 - Võ Thị Ngọc Duy

Bài 1: BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

I. Mục tiêu: Giúp HS

 -Nhớ và giải thích được 23 biển báo giao thông theo nội dung đã học

 -Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo giao thông mới

 -Có thể mô tả lại các biển báo đó bằng lời hoặc hình vẽ để người khác biết

 -Có ý thức thực hiện tốt Luật giao thông theo biển báo khi đi dường

II.Nội dung của biển báo ATGT:

 1.+Biển báo cấm: 101; 102; 110; 112; 122

 +Biển báo nguy hiểm: 204; 108; 209; 211; 233

 +Biển báo hiệu: 301(a; b; c); 303; 304; 305

 +Biển báo chỉ dẫn: 423(a; b); 424a; 434; 443

 2.Biển báo mới: 11a; 123(a; b); 207a; 224; 226; 227; 426; 400; 436;

 

doc10 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn An toàn giao thông Lớp 5 - Võ Thị Ngọc Duy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa biển báo giao thông là thực hiện đúng luật giao thông.
+Có 4 nhóm biển: 
 -Hiệu lệnh bắt buộc: biển báo cấm
 -Những dấu hiệu nhắc nhở: nguy hiểm
 -Những thông tin (chỉ dẫn): hiệu lệnh
 -Gặp biển báo cấm là gặp hiệu lệnh bắt buộc phải tuân theo
 -Gặp biển báo nguy hiểm là đề phòng xảy ra tai nạn
 -Biển báo chỉ dẫn là những thông tin cần thiết khi ta ra đường 
	4. Củng cố dăn dò: 
	-Khi đi ra đường, ta phải chú ý điều gì? Vì sao?
	-Về nhà nhắc người thân cùng em thực hiện tốt luật ATGT
	-Nhận xét tiết học 
___________________________________
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 2: KỸ NĂNG ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
I Yêu cầu : HS biết
- Những qui định dối với ngưòi đi xe đạp trên đưòng phố theo luật GTĐB. Cách lên, xuống, dừng xe và đỗ xe an toàn trên đường phố.
- Thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau. Phán đoán dược các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp. Xây dựng và liệt kê một số phương án và nhân tố để đảm bảo an toàn khi đi xe đạp.
- Luôn luôn thực hiện đúng an toàn giao thông khi đi xe đạp.
II. Nội dung:
	hững quy định đối với người đi xe đạp để dảm bảo an toàn(SGK)
III. Chuẩn bị :
	ộ biển báo trong thiết bị dạy học.
IV. Các hoạt động chính trên lớp :
	1. Ổn định lớp: Hát
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra về một số biển báo đã học
	3. Bài mới:
	a) Giới thiệu bài:
	b) Dạy bài mới:
*HĐ1 : Trò hơi đi xe đạp trên sa bàn. 
+ Mục tiêu : Biết cách đi xe đạp an toàn trên đưòng phố .
+ Cach tiến hành :
Giới thiệu một mô hình, HS giải thích vạch kẻ và mũi tên trên mô hình.
Giáo viên đặt xe bằng giấy, học sinh thực hành đi từ điểm này đến một điểm khác .
Giáo viên nêu câu hỏi về các tình huống khác nhau để học sinh trả lời và chỉ trên mô hình.
+ Kết luận : Các em cần nhớ để sau này thực hiện đi xe đạp ngoài đường đảm bảo an toàn giao thông.
*HĐ2: Thực hành đi xe đạp trên sân trường.
a) Mục tiêu : Học sinh có thể thực hiện được cách thật an toàn khi điều xe qua đường giao nhau.
b) Chuẩn bị : Kẻ sẵn trên sân một ngã tư, Trên đường có vạch kẻ phân làn đường.
c) Cách tiến hành :
- Hỏi : Em nào biết đi xe đạp ?
-Cho 1 em đi xe đạp từ dường chính vào đường phụ .
-Chi 1 em đi xe đạp từ dường phụ ra dường chính.
d) Kết luận : Cho học sinh nêu ghi nhớ ( như SGK).
v. Củng cố, dặn dò :
- Cho học sinh đọc lại ghi nhớ, nhận diện và phân biệt các loại biển báo giao thông.
-Về nhà đọc lại bài và nhớ vận dụng kiến thức vào thực tế.
-Nhận xét tiết học. 
___________________________________________
Bài 3: AN TOÀN GIAO THÔNG:
CHỌN ĐƯỜNG ĐI AN TOÀN,
PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
	- HS biết được những điều kiện an toàn và chưa an toàn của các con đường và đường phố để lựa chọn con đường đi an toàn
	- Xác định những điểm và tình huống không an toàn đối với người đi bộ và đi xe đạp để có cách phòng tránh tai nạn khi đi bộ ...
	- Có thể lập một con đường đi an toàn cho riêng mình khi đi học hoặc đi chơi
	- Có ý thức thực hiện những quy định của Luật GTDB
II. Chuẩn bị:
	- 1 bộ tranh, ảnh về đoạn đường an toàn và không an toàn
	- Bản đồ tượng trưng con đường từ nhà đến trường
	- Bản kê đoạn đường an toàn và không an toàn của con đường
III. Các hoạt động chính:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy nêu những kĩ năng để đi xe đạp được an toàn?
- Đi xe đạp an toàn thì có lợi gì?
3. Bài mới: 
	a) Giới thiệu bài: Ghi đề
	b) Dạy bài mới: 
	* Hoạt động 1: Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường
	+ GV hỏi: 
	- Em đến trường bằng phương tiện gì?
	- Em hãy kể các con đường mà em phải đi qua. Theo em, con đường đó có an toàn hay không?
	- Trên đường đi có mấy chỗ giao nhau ? 
	- Tại ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu không? Có vạch kẻ cho người đi bộ sang đường không?
	- Trên dường có biển báo giao thông không? Em có biết đó là biển báo gì không?
	- ...
	- Theo em đoạn đường từ nhà em đến trường có mấy chỗ an toàn và mấy chỗ khong an toàn?
	+ GV kết luận: Trên đường các em đi học , các em phải đi qua nhiều đoạn đường phố khác nhau, các em cần xác định con đường an toàn để đi mới có thể tránh tai nạn xảy ra
	* Hoạt động 2: Xác định con đường an toàn đi đến trường
	+ GV chia lớp làm hai nhóm: Nhóm đi xe đạp và nhóm đi bộ
	+ HS các nhóm thảo luạn đánh gia mức độ an toàn và không an toàn của đường phố theo theo bảng kê 19 tiêu chí trong SGV - ATGT , rồi cử đại diện trình bày, cả lớp nhận xét
	+ GV kết luận: Đi học hay đi chơi, các em cần lựa chọn những con đường đủ điều kiện an toàn để đi
	* Hoạt động 3: Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh tai nạn giao thông
	+ GV nêu các tình huống nguy hiểm co thể gây tai nạn giao thông trong các phiếu, chia cho nhóm thảo luận phân tích các tình huống nguy hiểm ( không an toàn ) đó là gì? Có thể phòng tránh như thế nào? Em có thể giải thích cho người vi phạm như thế nào? ( Các tình huống xem SGV trang 28)
	+ GV kết luận : Các tình huống trên đều nói về hành vi không an toàn của người tham gia giao thông. Các tình huông snày đều có thể dẫn đến tai nạn giao thông rất nguy hiểm. Do đó các em cần có ý thức thực hiện tốt Luật GTĐB
	* Hoạt động 4: Luyện tập
	Xây dựng phương án lạ con đường an toàn đến trường và bảo đám ATGT ở khu vực trường học
	+ GV đưa ra tình huống (SGV) rồi chia lớp làm hai đội để lập phương án
	- Nhóm 1 lập phương án "Con đường an toàn đến trường"
	- Nhóm 1 lập phương án "Bảo đám ATGT ở khu vực trường học"
	+ HS trong đội thảo luận lập xong cử đại diện trình bày, cả lớp nhận xét.
	+ GV kết luận: Chúng ta không những thực hiện đúng Luật GTĐB để đám bảo an toàn cho bản thân, chúng ta còn phải góp phần làm cho mọi người có hiểu biết và có ý thức thực hiện Luật GTĐB, phòng tránh tai nạn giao thông
IV. Củng cố, dặn dò: 
	- Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
	- GV nhận xét giờ học 
	- Dặn HS tự hoàn thiện phương án chọn con đường an toàn để đi
Bài 4: AN TOÀN GIAO THÔNG:
 NGUYÊN NHÂN TAI NẠN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
	- HS biết được những nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông	
	+ Nhận xét, đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông
	- HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông (những trường hợp mà em biết)
	- Có ý thức chấp hành đúng luật GTĐB để tránh TNGT
	- Vận động các bạn và những người khác thực hiện đúng Luật GTDB để đảm bảo ATGT
II. Chuẩn bị:
	- 1 bộ tranh, ảnh về đoạn đường an toàn và không an toàn
	- Bản đồ tượng trưng con đường từ nhà đến trường
	- Bản kê đoạn đường an toàn và không an toàn của con đường
III. Nội dung an toan giao thông:
III. Các hoạt động chính:
1. Ổn định lớp: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Em đến trường bằng phương tiện gì?
	- Em hãy kể các con đường mà em phải đi qua. Theo em, con đường đó có an toàn hay không?
	- Trên dường có biển báo giao thông không? Em có biết đó là biển báo gì không?
3. Bài mới: 
	a) Giới thiệu bài: Ghi đề
	b) Dạy bài mới: 
	* Hoạt động 1: Những nguyên nhân gây ra TNGT
	+ GV treo các tranh vễ đã chuẩn bị lên bảng
	+ GV đọc mẫu tin về TNGT
	+ GV phân tích (làm mẫu)
	+ GV hỏi: 
	- Có mấy nguyên nhân gây ra TNGT? Nguyên nhân nào là chính?
	- HS lần lượt nêu (5 nguyên nhân – có 3 nguyên nhân do người điều khiển phương tiện gây ra, vì thế đây là nguyên nhân chính)
	- Cả lớp nhận xét, bổ sung
	+ GV kết luận: : Những nguyên nhân gây ra TNGT :
	- Người tham gia GT không chấp hành Luật GTĐB
	- Các điều kiện GT không an toàn
	- Phương tiện GT không an toàn
	- Khoảng cách và tốc độ của phương tiện
	* Hoạt động 2: Thử xác điịnh nguyên nhân gây ra TNGT
	+ Yêu cầu mỗ tổ cử 1 HS kể các câu chuuyện về tai nạn gia thông mà em biết.
	+ HS các nhóm thảo luận phân tióch những nguyên nhân gây ra tai nạn GT trong câu chuyện đó
	+ Cử đại diện trình bày, cả lớp nhận xét
	+ GV kết luận: Hiện nay TNGT hàng ngày xảy ra rất nhiều. Nguyên nhân chính là do con người tham gia giao thông không thực hiện đúng qui định của Luật GTĐB. Những điều ta được học về ATGT ở nhà trường dể giúp chúng ta có hiểu biết về cách đi trên đường đúng qui định,m phòng tránh TNGT. Ta cần nhớ và thực hiện đúng để bảo đảm ATGT 	* Hoạt động 3: Thực hành làm chủ tốc độ
	+ GV nêu cách tiến hành chơi
	- Mỗi tổ cử 1 em, tất cả điều ở vạch xuất phát	; GV hô chạy, cả 3HS cùng chạy, GV đột ngột hô dừng, nêu HS nào dừng đúng tư thế thì HS đó làm chủ tốc độ khi tham gia GT
	+ GV kết luận : Khi điều khiển bất cứ một phương tiện nào cần phải đảm bảo tốc độ hợp lí, không được phóng nhanh để tránh TNGT
IV. Củng cố, dặn dò: 
	- Cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
	- GV nhận xét giờ học 
	- Dặn HS luôn làm chủ tốc độ khi tham gia GT; chấp hành đúng Luật giao thông dường bộ, Chú ý đảm bảo ATGT giờ tan trường; Khi đi mô tô phải đội mũ bảo hiểm. 
AN TOÀN GIAO THÔNG
Bài 5: EM LÀM GÌ ĐỂ THỰC HIỆN AN TOÀN GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
	- HS hiểu nội dung, ý nghĩa các con số thống kê đơn giản về TNGT.
	- HS biết phân tích nguyên nhân của TNGT theo Luật GTĐB
	2. Kĩ năng:
	- HS hiểu và giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè và những người khác.
	- Đề ra các phương án phòng tránh tai nạn giao thông ở cổng trường hay ở các điểm xảy ra tai nạn.
	3. Thái độ:
	- Tham gia các hoạt động của lớp, Đội Thiếu niên tiền phong (TNTP) về công tác bảo đảm ATGT
	- Hiểu được phòng ngừa tai nạn giao thông là trách nhiệm của mọi người.
	- Nhắc nhở những bạn hoặcngwời chưa thực hiện đúng quy định của Luật GTĐB
II. Nội dung:
	- Thảo luận những số liệu thống kê về TNGT hàng năm của cả nước và ở địa phương
	- Tham gia vào các hoạt động tuyên truyền để phòng ngừa tai nạn giao thông và tham gia đội ATGT của trường.
	- Xây dựng ý thức trong cộng đồng và các biện pháp bắt buộc để đảm bảo cho các em an toàn.
III. Chuẩn bị: 1/ Giáo viên:
	- Số liệu thống kê về tai nạn giao thông hằng nam của cả nước và địa phương
	- Viết các tình huống đóng vai
	- Viết các tình huống khó.
	 2/ Học sinh:
	- Mỗi HS viết một bài khoảng 200 chữ hoặc vẽ tranh về chủ đề ATGT
IV. Các hoạt động chính:
	* Hoạt động 1: Tuyên truyền
	a) Mục tiêu: Gây cho các em ấn tượng mạnh mẽ, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_an_toan_giao_thong_lop_5_vo_thi_ngoc_duy.doc
Giáo án liên quan