Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 4: Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ - Nhạc lí (Tiếp theo): Các kí hiệu âm nhạc (Khóa nhạc, hình nốt)

------

I. MỤC TIÊU:

- Thể hiện tốt bài hát “Tiếng chuông và ngọn cờ” kết hợp một và động tác minh họa, làm quen với cách biểu diễn tốp.

- Nhận biết và làm quen với các hình nốt nhạc thường gặp trong bản nhạc.

- Hiểu được mối quan hệ giữa cc hình nốt, biết và viết được khóa Son trong khung nhạc.

II. CHUẨN BỊ:

- Đàn organ, những hình thức biểu diễn trên sân khấu.

- Bảng phụ nhạc lí.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức: (1 phút)

2/ Kiểm tra bài cũ: (Đan xen trong ôn tập).

3/ Dạy bài mới:

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 507 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 4: Ôn tập bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ - Nhạc lí (Tiếp theo): Các kí hiệu âm nhạc (Khóa nhạc, hình nốt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Tiết 4
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 1 – TIẾT 4
Ôân tập bài hát: TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
Nhạc lí (TT): CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC (KHÓA NHẠC, HÌNH NỐT)
---–—---
I. MỤC TIÊU:
- Thể hiện tốt bài hát “Tiếng chuơng và ngọn cờ” kết họp một và động tác minh họa, làm quen với cách biểu diễn tốp.
- Nhận biết và làm quen với các hình nốt nhạc thường gặp trong bản nhạc.
- Hiểu được mối quan hệ giữa các hình nốt, biết và viết được khĩa Son trên klhuoong nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
- Đàn organ, những hình thức biểu diễn trên sân khấu.
- Bảng phụ nhạc lí.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1/ Oån định tổ chức: (1 phút)
2/ Kiểm tra bài cũ: (Đan xen trong lúc ơn tập).
3/ Dạy bài mới:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
19’
- Ghi đề mục lên bảng, giới thiệu vào bài, đàn cho Hs luyện thanh theo mẫu (Ma.a.a..a..a)
- Đàn qua giai điệu bài hát cho Hs nhẫm theo.
- Dạo đàn cho Hs vào bài, nhận xét chỉnh sửa, cho lớp hát lại.
- Gọi nhóm cá nhân hát và thể hiện, nhận xét cho điểm.
- Giới thiệu qua hình thức biểu diễn trên sân khấu.
- Chọn Hs làm MC và diễn viên, hình thức hát tam ca.
- Ghi bài, luyện thanh theo mẫu đúng cao độ, đúng tư thế.
- Nghe đàn, nhẫm theo.
- Hát
- Lưu ý, quan sát, nhận biết.
* Nội dung 1
I/ Ôân tập bài hát:
TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
- Phạm Tuyên -
20’
- Cho Hs ghi bài.
- Giới thiệu cho Hs biết về khóa Đô và khóa Pha.
- Giải thích về tên gọi của các khóa.
- Giảng bài.
- Cho Hs bài tập vẽ nốt nhạc trên khuông nhạc.
- Ghi bài, lắng nghe.
- Nhớ nội dung chính.
- Vẽ khuông nhạc và vẽ khóa Son lên khuông đúng vị trí.
- Vẽ nốt Son lên khuông nhạc và xác định các nốtcòn lại theo yêu cầu của GV.
- Làm quen với vị trí của 7 âm trên khuông nhạc.
II. Nhạc lí:
1/ Khóa:
- Khóa là kí hiệu để xác định tên nốt trên khuông.
- Có 3 loại khóa nhạc: khóa Son, khóa Pha, khóa Đô.
- Khóa Son được viết bắt đầu từ dòng thứ hai là vị trí của nốt Son. Từ nốt Son có thể xác định các nốt còn lại.
- Ghi đề mục lên bảng.
- Cho Hs ghi nội dung bài.
- Giảng bài cho Hs nắm.
- Cho Hs biết mối quan hệ giữa các hình nốt.
- Ghi bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
2/ Hình nốt:
Hình nốt là kí hiệu ghi độ ngân dài, ngắn của âm thanh.
- Hình nốt tròn: có độ ngân dài nhất trong hệ thống hình nốt.
- Hình nốt trắng : bằng nửa nốt tròn.
- Hình nốt đen : bằng nửa nốt trắng.
- Hình nốt mốc đơn : bằng nửa nốt đen
- Hình nốt mốc kép : bằng nửa mốc đơn
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, RÚT KINH NGHIỆM:
1/ Củng cố: (4 phút)
- Hỏi Hs kiến thức về khóa nhạc.
- Oân cho Hs vị trí của các nốt trên khuông nhạc.
2/ Dặn dò: (1 phút)
- Học thuộc nội dung vừa học hôm nay.
- Xem tiếp phần nhạc lí: cách viết các hình nốt trên khuông và dấu lặng.
- Nhận xét – đánh giá – xếp loại tiết học.
3/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docNhac lop 6 tiet 4.doc
Giáo án liên quan