Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 10, Bài 3: Học hát bài: Hành khúc tới trường - Hoàng Thị Quyên

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1.Kiến thức

 - HS biết 1 bài hát về nước Pháp và qua bài hát biết sơ qua về nước Pháp.

 - Qua bài hát các em có hiểu biết thêm về thể loại nhạc hành khúc.

2. Kĩ năng

- HS hát đúng cao độ, trường độ trong bài hát.

3. Giáo dục

 - Các em có tư tưởng lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.

4. Năng lực.

 - Phát huy năng lực thực hành, hiểu biết và cảm thụ âm nhạc.

B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

 - Giáo viên: Soạn bài , đàn.

 - HS: Đọc bài mới trước khi đến lớp, SGK, vở ghi, vở chép nhạc đầy đủ.

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện qua trò chơi Ai nhanh hơn

GV điều khiển và đưa ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học.

Câu 1. Nốt mi mằm ở vị trí nào trên khuông? Dòng 1

Câu 2. Trong câu 1 bài TĐN số 3 gồm mấy nhịp? 4 nhịp

Câu 3. Tác giả bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ là ai? Phạm Tuyên

Câu 4. Đây là một bài hát dựa trên làn điệu Lý con Sáo có tên gọi là gì?( Vui bước trên đường xa)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 24/04/2023 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Âm nhạc Lớp 6 - Tiết 10, Bài 3: Học hát bài: Hành khúc tới trường - Hoàng Thị Quyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án hội giảng đợt 1 năm học 2015-2016
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Quyên
 Tổ: KHXH
Soạn ngày: 3/ 10/2015
Dạy ngày: 17/10/2015
 Bài 3: Tiết 10 
 học hát bài : hành khúc tới trường
 Nhạc : Pháp
 lời Việt: Phan Trần Bảng
 Lê Minh Châu
A.Mục tiêu cần đạt
 1.Kiến thức
 - HS biết 1 bài hát về nước Pháp và qua bài hát biết sơ qua về nước Pháp.
 - Qua bài hát các em có hiểu biết thêm về thể loại nhạc hành khúc.
2. Kĩ năng
- HS hát đúng cao độ, trường độ trong bài hát.
3. Giáo dục
 - Các em có tư tưởng lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.
4. Năng lực.
 - Phát huy năng lực thực hành, hiểu biết và cảm thụ âm nhạc.
B. Chuẩn bị phương tiện dạy học 
 - Giáo viên: Soạn bài , đàn.
 - HS: Đọc bài mới trước khi đến lớp, SGK, vở ghi, vở chép nhạc đầy đủ.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Thực hiện qua trò chơi Ai nhanh hơn
GV điều khiển và đưa ra các câu hỏi liên quan đến kiến thức đã học.
Câu 1. Nốt mi mằm ở vị trí nào trên khuông? Dòng 1
Câu 2. Trong câu 1 bài TĐN số 3 gồm mấy nhịp? 4 nhịp
Câu 3. Tác giả bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ là ai? Phạm Tuyên
Câu 4. Đây là một bài hát dựa trên làn điệu Lý con Sáo có tên gọi là gì?( Vui bước trên đường xa)
Câu 5. Nhịp gồm 2 phách mỗi phách có giá trị bằng một nốt đen. Phách thứ 1 mạnh, phách thứ 2 nhẹ. Đó là nhịp nào? ( nhịp @ )
3. Tổ chức dạy học bài mới:
Nội dung hoạt động của thầy
Nội dung hoạt động của trò
- GV cho nghe một đoạn bài hát thể loại hành khúc để dẫn dắt vào bài.
Học hát Bài Hành khúc tới trường
1. Giới thiệu bài
- GV trình chiếu một số hình ảnh về đất nước Pháp và giới thiệu.
- Nước Pháp là một đất nước nằm ở Châu Âu, có một nền văn minh, văn hóa rất lâu đời. Nước Pháp có một nền kiến trúc rất độc đáo, đồ sộ tiêu biểu là tháp Ephen cao hơn 200m. Được UNETCO công nhận là 1 trong 7 kì quan thiên nhiên của thế giới. Nước Pháp còn rất phát triển cả về văn hóa và nghệ thuật. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về đát nước Pháp qua bài hát Hành khúc tới trường được 2 nhạc sĩ của chúng ta là Phan Trần Bảng và Lê Minh Châu đặt lời mới. 
2. Hát mẫu. GV hát mẫu theo bộ ghi nhớ của đàn.
3. Tìm hiểu bài.
Bài hát miêu tả khi ông mặt trời thức dậy từng tốp học sinh tung tăng vui vẻ đến trường trong niềm lạc quan yêu đời, yêu quê hương đất nước. Bài hát viết ở thể loại hành khúc có nhịp điệu vui nhộn có thể vừa đi, vừa hát.
 - Bài hát được viết ở hình thức một đoạn đơn, gồm 5 câu hát. Bài có sử dụng dấu nhắc lại ở câu cuối. GV hướng dẫn chỗ lấy hơi.
- GV giới thiệu thêm về các kí hiệu âm nhạc trong bài như: Dấu quay lại, nhắc lại, dấu nối.
4. Luyện thanh.
- GV đàn khởi động giọng theo các âm quen thuộc từ thấp đến cao
Mi i i i i Ma a a a à 
5. Dậy hát từng câu.
- GV hướng dẫn dạy hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài . 
- GV chú ý cho HS hát chính xác trường độ có trong bài, đặc biệt là nốt móc đơn đi với nốt móc kép. GV yêu cầu HS hát nẩy các tiếng có hình nốt móc kép.
- Trong khi dạy sửa sai ngay ở từng câu, GV đánh giai điệu trên đàn để HS nghe hát cho đúng.
- GV yêu cầu HS hát ghép các câu theo đàn.
6. Hát hoàn thiện cả bài
- GV bắt nhịp cho HS hát toàn bài 2 lần, tập cho HS cách hát nhanh thể hiện tinh thần đoàn kết, niềm tin và sự lạc quan.
- GV lưu ý cho HS hát thể hiện được tính chất hành khúc trong bài.
- Hát mẫu những từ ngân đủ 2 phách ở cuối câu.
- GV điều khiển cho học sinh hoạt động theo nhóm, góc.
Nhóm 1. Hát kết hợp gõ đệm theo phách.
Nhóm 2. Hát kết hợp đánh nhịp 2
- GV yêu cầu từng nhóm lên trình bầy phần luyện tập của nhóm mình. GV nghe nhận xét, đánh giá.
- Gọi 3 học sinh hát lại bài hát. GV nhận xét đánh giá tuyên dương nếu tốt.
- GV giới thiệu cách hát đuổi canong( hát bè đơn giản)
*)Trò chơi củng cố. 
Nghe nhạc điệu đoán lời ca.
- GV đàn giai điệu các câu bất kì để học sinh nghe đoán biết đó là câu hát số mấy và yêu cầu học sinh hát lại câu hát đó.
- GV đàn. “Rộn ràng chân bước đều theo tiếng ca”.
- GV đàn. Vui như chim reo ca tiếng hát em dưới mái trường.
GV đàn. La la la la la la là là la.
GV nhận xét, tuyên dương. GV đàn cả bài cho học sinh hát lại bài hát với tính chất vui nhộn, sôi nổi.
- GV yêu cầu học sinh phát biểu cảm nhận về bài hát Hành khúc tới trường.
- HS nghe và cảm nhận về thể loại bài hát sắp được học.
- HS ghi bài
- HS quan sát và nghe giới thiệu để thêm hiểu biết về đát nước Pháp.
- HS nghe và ghi nhớ
- HS nghe và ghi, đánh dấu chỗ lấy hơi từng câu.
- HS luyện thanh theo hướng dẫn.
- HS thực hiện
- HS chú ý sửa sai cho chính xác.
- HS hát theo đàn
- HS chú ý hát đúng sắc thái, tình cảm của bài hát.
- HS thực hiện.
- Ngân đủ 2 phách những từ xa , ca, hương, trường, la.
- HS thực hiện theo hướng dẫn.
 - 2 nhóm thực hiện luyện tập theo yêu cầu.
- Tam ca thực hiện kết hợp nhún theo nhịp 2
- HS làm theo hướng dẫn
- HS lắng nghe yêu cầu
Câu 2
Câu 4
Câu 5
- Đây là một bài hát hay có tính chất khỏe khoắn thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước.
4. Củng cố: 
- GV hỏi học sinh về thể loại hành khúc, tính chất của thể loại hành khúc? 
- Thể loại Hành khúc là thể loại có nhịp điệu phù hợp với bước chân đi đều, có thể vưa đi vừa hát.
- Tính chất của thể loại Hành khúc là sôi nổi, khỏe khoắn.
 5 Hướng dẫn về nhà: 
- Về nhà học thuộc lòng bài Hành khúc tới trường 
- Xác định cao độ, trường độ, tên nốt trong bài TĐN số 4.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_am_nhac_lop_6_tiet_10_bai_3_hoc_hat_bai_hanh_khu.doc
Giáo án liên quan