Giáo án môm Sinh học Khối 6 - Chương trình học kỳ II

I.Mục tiêu:

 1.Kiến thức

- Hiểu thế nào là giâm cành, chiết cành và ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm

- Biết được những ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm

 2.Kỹ năng:

- Quan sát tranh ảnh, nhận xét, tổng hợp kiến thức

- Sử dụng SGK, hoạt động nhóm.

 3.Thái độ: Ý thức bảo vệ thực vật

II.Phương tiện dạy học cần chuẩn bị:

 1.Giáo viên chuẩn bị:

- Tranh phóng to H27.1 – 27.4 SGK

- Mẫu vật: cành chanh, bưởi, dâu, một đoạn rau muống, sắn giâm đã ra rễ, ngọn mía

- Dụng cụ: một dao nhỏ, đất mùn, nilông, dây cột, một chậu đất ẩm, một khay đất ẩm.

 2.Học sinh chuẩn bị:

- Mẫu vật: cành chanh, bưởi, dâu, một đoạn rau muống dâm đã ra rễ, ngọn mía

- Dụng cụ: một dao nhỏ, đất mùn, nilông, dây cột.

III.Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan

- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ

- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp

IV.Tiến trình:

1.Ổn định lớp(1’)

2.Kiểm tra bài cũ: (4’)

Câu hỏi: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Cho ví dụ? Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy?

 3.Bài mới

*Giới thiệu bài mới: (1’) Giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng. Vậy các biện pháp nhân giống đó được thực hiện như thế nào?

Tiết 33: SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI

*Các hoạt động:

 

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

ghi bảng

8’ HĐ1: Tìm hiểu giâm cành

Mục tiêu: HS biết được cách giâm cành 1.Giâm cành

 -Gv yêu cầu HS hoạt động độc lập trả lời các câu hỏi trong SGK -HS hoạt động cá nhân

 +Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất ẩm, sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì? -Phát triển thành một cây mới.

 +Thế nào là giâm cành? -Là đem một đoạn cành có đủ chồi, đủ mắt giâm xuống đất ẩm.

 +Hãy kể tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành? Cành của những cây này thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được? -VD: mía, rau muống, sắn cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh

 -GV hướng dẫn HS trao đổi kết quả và giải thích. -HS trao đổi toàn lớp.

 -Gv giới thiệu mắt của cành sắn ở dọc cành, cành giâm phải là cành bánh tẻ. - Giâm cành là cắt một đoạn thân hay cành có đủ mắt, chồi của cây mẹ cắm xuống đất ẩm cho ra rễ và sau đó phát triển thành cây con.

 -GV hướng dẫn HS cách giâm cành: phải giâm nghiêng -Gọi 1hs thực hành giâm cành

 -Những loại cây nào thường áp dụng biện pháp này? -HS trả lời

 *Tiểu kết: Thế nào là giâm cành? -HS trả lời

14’ HĐ2: Tìm hiểu chiết cành và ghép cây

Mục tiêu: +HS biết cách chiết cành và phân biệt được cây có thể chiết cành

+HS biết các bước ghép mắt ở cây

2.Chiết cành

 -GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: quan sát hình 27.2, 27.3 và trả lời câu hỏi: -HS hoạt động nhóm (3’)

 +Chiết cành là gì? -Là làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ. Sau đó, đem trồng thành cây mới.

 +Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên vết cắt? (GV nhắc lại kiến thức để gợi ý HS: khi cắt đoạn vỏ thì mạch rây đã được bóc theo) -Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống thân, rễ bị ứ đọng trên vết cắt. Do độ ẩm của bầu đất bao quanh đã tạo điều kiện cho sự hình thành rễ ở đó.

 +Hãy kể tên một số loại cây thường được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao loại cây này thường không trồng bằng cách giâm cành? -Chanh, cam, bưởi vì cây này trồng bằng phương pháp giâm sẽ lâu, không kinh tế do chúng chậm ra rễ phụ và có thể sẽ bị chết -Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây mẹ. Sau đó, đem trồng thành cây mới.

3.Ghép cây:

-Ghép cây là dùng mắt, chồi của một cây gắn vào cây khác cùng loại cho tiếp tục phát triển.

 +Em hiểu thế nào là ghép cây? Có mấy hình thức ghép? Ghép mắt gồm những bước nào? -Ghép cây là đem cành hoặc mắt của cây này ghép vào cây khác cùng loại để cho cành ghép tiếp tục phát triển. Gồm: ghép mắt và ghép cành.

-Ghép mắt có 4 bước: rạch vỏ gốc ghép, cắt lấy mắt ghép, luồn mắt ghép vào vết rạch và buộc dây giữ mắt ghép.

 -GV hướng dẫn HS thảo luận toàn lớp về các câu trả lời của SGK -HS trao đổi toàn lớp

 *Tiểu kết:

- Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào?

- Cho HS thực hành chiết cành.

-HS trả lời

 

-HS thực hành theo nhóm

 

doc74 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 600 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môm Sinh học Khối 6 - Chương trình học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, lá
b.Chưa phân hóa thành các mô điển hình
c.Cả 2 ý trên.
*Quan sát bằng mắt thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và một cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích?
 5.Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ, vẽ hình tảo xoắn, rong mơ, tảo tiểu cầu, rau diếp biển, đọc mục “Em có biết?”
- Chuẩn bị bài mới: Rêu – cây rêu
 +Mẫu vật: cây rêu
 +Trả lời trước các câu hỏi SG
Tuần :	
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
RÊU – CÂY RÊU
Tiết :
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức
- Xác định được môi trường sống của rêu liên quan đến cấu tạo của chúng.
- Nêu rõ đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt nó với tảo và với cây có hoa.
- Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử là cơ quan sinh sản của rêu.
 2.Kỹ năng:
- Quan sát tranh ảnh, nhận xét, tổng hợp kiến thức
- Sử dụng SGK, hoạt động nhóm.
 3.Thái độ: Yêu thích môn học và ý thức bảo vệ thực vật
II.Phương tiện dạy học cần chuẩn bị:
 1.Giáo viên chuẩn bị:
- Tranh phóng to H38.1, 38.2 SGK
- Mẫu bìa các giai đoạn phát triển của rêu.
- Phiếu học tập, bảng phụ
 2.Học sinh chuẩn bị: Mẫu vật: cây rêu và kính lúp
III.Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp
IV.Tiến trình:
1.Ổn định lớp(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (4’)
Câu hỏi: Nêu đặc điểm tảo xoắn và rong mơ? Tại sao gọi tảo là nhóm TV bậc thấp? Nêu vai trò của tảo?
 3.Bài mới 
*Giới thiệu bài mới: (1’) Nhóm TV bậc cao đầu tiên là rêu. Rêu là nhóm TV lên cạn đầu tiên và cơ thể có cấu tạo đơn giản.
Tiết 46: RÊU – CÂY RÊU
*Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
ghi bảng
10’
HĐ1: Tìm hiểu môi trường sống của rêu và quan sát cây rêu
Mục tiêu: *Nắm được nơi sống của rêu
*Phân biệt được các bộ phận của cây rêu và đặc điểm chính của mỗi bộ phận.
1.Môi trường sống
- Rêu sống ở nơi ẩm ướt: quanh nhà, chân tường, trên đất.
2.Quan sát cây rêu:
-Rễ giả có khả năng hút nước.
-Thân không phân nhánh.
-Lá mỏng.
-Chưa có mạch dẫn.
-GV yêu cầu HS đặt mẫu vật lên bàn
-HS đặt mẫu vật lên bàn
-Những cây rêu này, các em đã tìm thấy ở đâu?
-Rêu mọc nơi đất ẩm như quanh bờ tường, nền giếng
-Các em thấy chúng mọc thành từng cây đơn lẽ hay như thế nào?
-Mọc thành thảm
=>Kết luận về môi trường sống của rêu.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập:
-HS hoạt động theo nhóm (3’)
Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của rêu
Rễ
Chưa có rễ chính thức, chỉ là rễ giả nhưng có khả năng hút nước
Thân
Thân không phân nhánh
Lá
Có cấu tạo đơn giản, rất mỏng, chưa có gân lá thực sự
Mạch dẫn
Chưa có
-GV hướng dẫn trao đổi toàn lớp về đđ cơ quan sinh dưỡng của rêu.
-HS trao đổi toàn lớp
*Tiểu kết: Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của rêu?
-HS trả lời
15’
HĐ2: Tìm hiểu túi bào tử và sự phát triển của rêu
Mục tiêu: Biết được cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử và rêu sinh sản bằng bào tử.
3.Túi bào tử và sự phát triển của rêu
-GV treo tranh H38.2
-HS quan sát tranh
(Viết sơ đồ sự phát triển của rêu vào vở)
-Gọi HS đọc phần chú ý
-HS đọc thông tin
-Cơ quan sinh sản của rêu?
-Túi bào tử
-Cơ quan sinh sản nằm ở đâu?
-Ngọn rêu
-Đặc điểm túi bào tử?
-Gồm cuống, bầu và nắp
-Rêu sinh sản bằng gì?
-Bào tử
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trình bày sự phát triển của rêu bằng sơ đồ.
-HS hoạt động theo nhóm (2’)
-GV hướng dẫn HS trao đổi để hình thành sơ đồ đúng
-HS trao đổi toàn lớp
-Hãy trình bày sự phát triển của rêu ?
-HS hoạt động cá nhân
*Tiểu kết: Trình bày sự phát triển của rêu?
-HS hoạt động cá nhân
6’
HĐ3: Tìm hiểu vai trò của rêu
Mục tiêu: HS nắm được vai trò của rêu
4.Vai trò của rêu
-Gọi HS đọc thông tin SGK
-HS đọc thông tin SGK
-Góp phần vào việc tạo thành chất mùn cho đất.
-Dùng làm phân bón, chất đốt.
-Rêu có lợi ích gì?
-Góp phần vào việc tạo thành chất mùn cho đất, tạo thành than bùn, làm phân bón, làm chất đốt.
-GV giảng giải thêm: Hình thành đất, tạo than.
-HS chú ý lắng nghe.
*Tiểu kết: Nêu vai trò của rêu?
-HS trả lời
1’
*Tổng kết bài: Gọi HS đọc kết luận SGK
-HS đọc kết luận SGK
 4.Kiểm tra – đánh giá: (5’)
 *Tại sao rêu ở cạn nhưng chỉ sống đuợc ở những chỗ ẩm ướt?
(Các TV sống ở trên cạn cần phải có bộ phận để hút nước và thức ăn (rễ) và vận chuyển các chất đó lên cây (bó mạch dẫn bên trong. Những đặc điểm cấu tạo của rêu: chưa có rễ chính thức, chưa có bó mạch dẫn ở thân, lá và tất nhiên cả rễ. Như vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh. Việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt. Điều đó giải thích tại sao rêu thường chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt và sống thành từng đám, kích thước cây thường nhỏ bé)
*Các cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có rễ, thân, chưa có rễ thật sự.Trong thân và lá rêu chưa có mạch dẫn.Rêu sinh sản bằng bào tử được chứa trong túi bào tử,cơ quan này nằm ở ngọn cây rêu.
 5.Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ, đọc mục “Em có biết?”, vẽ hình cây rêu và sự phát triển của rêu vào vở học.
- Chuẩn bị bài mới: Quyết – Cây dương xỉ
 +Mẫu vật: cây dương xỉ, rau bợ
 +Dụng cụ: kính lúp.
 +Tìm hiểu trước đặc điểm của dương xỉ
Tuần :	
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ
Tiết :
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ.
- Biết cách nhận dạng một cây thuộc Dương xỉ ngoài thiên nhiên, phân biệt nó với cây có hoa.
- Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá.
 2.Kỹ năng:
- Quan sát tranh ảnh, mẫu vật, nhận xét, tổng hợp kiến thức
- Sử dụng SGK, hoạt động nhóm.
 3.Thái độ: Yêu thích môn học và ý thức bảo vệ thực vật
II.Phương tiện dạy học cần chuẩn bị:
 1.Giáo viên chuẩn bị:
- Tranh phóng to H39.1 – 39.3 SGK
- Bảng phụ bài tập
- Mẫu vật: cây dương xỉ, cay rau bợ
 2.Học sinh chuẩn bị: 
- Mẫu vật: cây dương xỉ, rau bợ
- Dụng cụ: kính lúp.
- Tìm hiểu trước đặc điểm của dương xỉ
III.Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ
- Phương pháp thuyết trình, vấn đáp
IV.Tiến trình:
1.Ổn định lớp(1’)
2.Kiểm tra bài cũ: (5’)
Câu hỏi: Nêu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của rêu? Tại sao rêu chỉ sốngnơi ẩm ướt? Viết sơ đồ sự phát triển của rêu.
 3.Bài mới 
*Giới thiệu bài mới: (1’) Phân biệt quyết, dương xỉ và cây dương xỉ.
- Quyết: là nhóm TV
- Dương xỉ: là tên gọi chung của nhiều cây trong nhóm quyết có đặc điểm riêng.
- Cây dương xỉ là nói đến một đại diện trong nhóm dương xỉ mà người ta hạy gọi là dương xỉ thường.
Tiết 47: QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ
*Các hoạt động:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
ghi bảng
15’
HĐ1: Quan sát cây dương xỉ
Mục tiêu: *Nêu được đặc điểm hình thái cảu rễ, thân, lá.
*Nắm được cấu tạo túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ
1.Quan sát cây dương xỉ
-GV kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật và dụng cụ của HS
-Nhóm trưởng báo cáo
-Sống nơi đất ẩm và râm: rừng, bờ ruộng.
-Dương xỉ các em thấy chúng thường sống ở đâu?
-Nơi đất ẩm và râm: rừng, bờ ruộng
-GV treo tranh cây dương xỉ
-HS quan sát tranh
*Quan sát cơ quan sinh dưỡng:
-Yêu cầu HS quan sát mẫu vật và tranh, nêu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ.
-HS hoạt động theo nhóm (3’)
a. Cơ quan sinh dưỡng
-GV hướng dẫn cả lớp cùng quan sát cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ
-HS hoạt động cá nhân
-Rễ thật, có đủ 4 miền.
-Thân rễ, nằm ngang dưới đất.
-Cuống lá dài, phiến lá xẻ thùy, lá non cuộn tròn ở đầu.
-Đã có mạch dẫn vận chuyển các chất.
-Gọi 1 HS lên phân biệt rễ, thân, lá trên mẫu vật
-HS chú ý
-Đặc điểm rễ của dương xỉ?
-Rễ dương xỉ là rễ thật.
-Tại sao nói rễ dương xỉ là rễ thật?
-Có đủ 4 miền
-Đặc điểm thân dương xỉ?
-Thân rễ,nằm ngang dưới đất
-Lá dương xỉ có đặc điểm gì? Đâu là lá non, đâu là lá trưởng thành?
-Lá non cuộn tròn ở đầu
-Cuống lá dài,phiến lá xẻ thùy
-Dương xỉ có mạch dẫn chưa?
-Có mạch dẫn
-Hướng dẫn HS tìm mạch dẫn
-HS tìm mạch dẫn
*Tiểu kết1: So với rêu cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ có đặc điểm nào tiến hóa hơn?
-HS trả lời
*Quan sát túi bào tử 
-Yêu cầu HS lật mặt dưới lá già, xác định vị trí túi bào tử. (GV nhấn mạnh từng đốm nhỏ là một ổ túi bào tử tức là gồm nhiều túi)
-HS hoạt động cá nhân
b.Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ
-Treo tranh túi bào tử
-HS quan sát tranh
-Túi bào tử có hình gì?
-Hình bầu dục
-Ngoài cùng có lớp tế bào với màng tế bào rất dày, màu nâu đậm gọi là gì?
-Vòng cơ
-Vai trò của vòng cơ?
-Bảo vệ và phát tán bào tử
-Như vậy cơ quan sinh sản của dương xỉ là gì?
-Túi bào tử
*Sự phát triển của dương xỉ
-Yêu cầu HS dựa vào thông tin SGK, hoàn thành bài tập
-HS hoạt động cá nhân
 Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa các túi bào tử. Túi bào tử có hình bầu dục, vách túi bào tử có một vòng tế bào gọi là vòng cơ với màng tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nẩy mầm và phát triển thành nguyên tản rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con.
-GV sửa bài tập
-Từ bài tập trên hãy hình thành sơ đồ phát triển của dương xỉ.
-HS hoạt động nhóm (3’)
-GV giảng giải thêm giai đoạn nguyên tản mọc thành cây con có quá trình thụ tinh xảy ra, do trên nguyên tản có túi tinh và túi noãn.
-HS chú ý lắng nghe
-GV hình thành sơ đồ phát triển của dương xỉ và giảng giải cụ thể sự phát triển của dương xỉ theo tranh và sơ đồ. (nhất là về nguyên tản)
-Gọi một vài nhóm báo cáo và sửa
(HS viết sơ đồ phát triển của dương xỉvào vở)
*Tiểu kết 2: Sự phát triển của dương xỉ khác rêu ở điểm nào?
-Có thêm nguyên tản và túi bào tử hình thành sẵn không cần có quá trình thụ tinh như ở rêu.
7’
HĐ2: Quan sát một vài loại dương xỉ thường gặp
Mục tiêu: Nhận biết được dương xỉ ngoài thiên nhiên
2.Một vài loại dương xỉ thường gặp
-Kể tên một vài loại dương xỉ thường gặp.
-Cây rau bợ, cây lông culi, cây ráng
-Nhận xét hình dạng lá các loại dưỡng xỉ?
-Rất đa dạng
-Lá non đều cuộn tròn ở đầu.
-Cây rau bợ
-Cây lông culi
-Cây ráng
-Nhận xét thân các loại dương xỉ?
-Đa dạng về hình thái nhưng đều là thân rễ.
-Từ đó, nêu đặc điểm của nhóm dương xỉ?
-L

File đính kèm:

  • docsinh6hk2.doc
Giáo án liên quan