Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 2: Thường thức mĩ thuật: Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (Từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức:

- HS nắm được những nét chính về bối cảnh lịch sử thời Lê.

- HS hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lê - thời kì hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam

2) Kĩ năng:

- HS nhớ và trình bày được nét tổng quát về đặc điểm mĩ thuật thời Lê.

- Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS.

3) Thái độ:

HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc; trân trọng và yêu quý di tích lịch sử - văn hoá quê hương.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy học:

* Giáo viên

- Một số ảnh về công trình kiến trúc, tượng, phù điêu trang trí thời Lê.

- Ảnh chùa Bút Tháp, tháp chuông chùa Keo (Thái Bình), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Phổ Minh (Nam Định), tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay

- Sưu tầm ảnh về chạm khắc gỗ, hình vẽ trang trí, đồ gốm liên quan đến mĩ thuật thời Lê

* Học sinh - SGK

- Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê.

2. Phương pháp dạy- học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Phương pháp thực hành luyện tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

* Ổn định tổ chức - giới thiệu bài (2 phút)

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 2: Thường thức mĩ thuật: Sơ lược về mĩ thuật thời Lê (Từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII) - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 10/09/2014
 TiÕt 2: Th­êng thøc MÜ thuËt:
Sơ lược về mĩ thuật thời Lê
(Từ thế kỉ XV đến đầu thế kỉ XVIII)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức:
- HS nắm được những nét chính về bối cảnh lịch sử thời Lê.
- HS hiểu khái quát về mĩ thuật thời Lê - thời kì hưng thịnh của mĩ thuật Việt Nam 
2) Kĩ năng: 
- HS nhớ và trình bày được nét tổng quát về đặc điểm mĩ thuật thời Lê.
- Phát triển khả năng phân tích, suy luận và tích hợp kiến thức của HS. 
3) Thái độ: 
HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc; trân trọng và yêu quý di tích lịch sử - văn hoá quê hương.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Đồ dùng dạy học:
* Giáo viên
- Một số ảnh về công trình kiến trúc, tượng, phù điêu trang trí thời Lê. 
- Ảnh chùa Bút Tháp, tháp chuông chùa Keo (Thái Bình), chùa Thiên Mụ (Huế), chùa Phổ Minh (Nam Định), tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
- Sưu tầm ảnh về chạm khắc gỗ, hình vẽ trang trí, đồ gốm  liên quan đến mĩ thuật thời Lê
* Học sinh - SGK
- Sưu tầm các bài viết, tranh, ảnh liên quan đến mĩ thuật thời Lê. 
2. Phương pháp dạy- học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
- Phương pháp thực hành luyện tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
* Ổn định tổ chức - giới thiệu bài (2 phút)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HĐ1: TÌM HIỂU VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH XH THỜI LÊ:
I - VÀI NÉT VỀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ :
6 phút
 (?) Em hãy nêu vài nét khái quát về bối cảnh lịch sử thời Lê?
- HS trả lời theo hiểu biết: Sau mười năm kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, trong giai đoạn đầu, nhà Lê đã xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền hoàn thiện với những chính sách kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá tiến bộ, tạo nên xã hội thái bình thịnh trị
- Thời kì này có ảnh hưởng tư tưởng nho giáo và văn hoá Trung Hoa , nhưng mĩ thuật Việt Nam vẫn đạt những đỉnh cao, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc
HĐ 2: HƯỚNG DẪN HS TÌM HIỂU SƠ LƯỢC
VỀ MT THỜI LÊ:
II - SƠ LƯỢC VỀ MT THỜI LÊ:
22 phút
- GV cho HS xem tranh và đặt câu hỏi:
(?) MT thời Lê có những loại hình nghệ thuật gì?
- GV chia các loại hình nghệ thuật ra để HS tìm hiểu: 
	1. Kiến trúc:
- GV cho HS xem tranh các công trình kiến trúc và hỏi:
(?) Kiến trúc thời Lê gồm có các thể loại KT nào?
* Kiến trúc cung đình:
(?) Kiến trúc cung đình thời Lê có các công trình KT tiêu biểu nào?
* Kiến trúc tôn giáo:
- GV cho HS xem tranh và hỏi:
 (?) Kiến trúc tôn giáo thời Lê có các công trình KT tiêu biểu nào?
2. Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí:
* Điêu khắc:
(?) Điêu khắc thường gắn với loại hình nghệ thuật nào?
(?) Tác phẩm ĐK thường được làm bằng chất liệu gì?
(?) Có những tác phẩm nào tiêu biểu?
* Chạm khắc trang trí:
(?) Thời Lê chạm khắc trang trí phát triển như thế nào?
(?) Có những tác phẩm nào tiêu biểu?
* Nghệ thuật gốm:
 (?) Đặc điểm của NT gốm thời Lê?
+ Có ba loại hình: KT, ĐK, Đồ hoạ, hộ hoạ
1. Nghệ thuật kiến trúc:
+ HS quan sát tranh.
+ KT cung đình, KT tôn giáo.
a- Kiến trúc cung đình:
+ Kinh thành Thăng Long và KT Lam Kinh. (Kiến trúc kinh thành Thăng Long cơ bản vẫn giữ nguyên cấu trúc nhơ ở thời Lý, Trần; Kiến trúc Lam Kinh: xây dựng tại quê hương Thọ Xuân-Thanh Hoá. Các công trình này có quy mô lớn, được coi là kinh đô thứ hai của đất nước -> Tuy dấu tích không còn lại nhiều, song căn cứ vào bệ cột, các bậc thềm và sử sách ghi chép cũng thấy được quy mô to lớn và đẹp đẽ của kiến trúc thời Lê) 
a- Kiến trúc tôn giáo:
-> Nhà Lê đề cao nho giáo nên cho xây dựng nhiều miếu thờ Không Tử, trường dạy nho học ở nhiều nơi (tiêu biểu Quốc Tử Giám), cho tu sửa các chùa cũ như: chùa Keo-T.Bình, chùa Thái Lạc-H.Yên, Bút Yháp-B. Ninh...ở Đàng Ngoài; Chùa Bảo Quốc, Thiên Mụ (Huế), chùa Thánh, Kim Sơn, Thanh Long Bảo Khánh (Hội An) ở Đàng Trong. Ngoài ra còn cho xây dựng nhiều đền, miếu thờ những người có công đức với đất nước như: Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai...
2. Nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí:
a. Điêu khắc:
+ Kiến trúc.
+ Đá, gỗ.
- Điêu khắc: các pho tượng bằng đá tạc người, lân, ngựa, tê giác  ở khu lăng miếu Lam Kinh đều nhỏ và được tạc rất gần với nghệ thuật dân gian 
 Tượng Rồng ở thành bậc điện Kính Thiên và điện Lam Kinh
- Các pho tương Phật bằng gỗ như tượng: Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, Phật niết bàn 
b. Chạm khắc trang trí:
- Chạm khắc trang trí: phục vụ cho các công trình kiến trúc, làm cho các công trình đó đẹp hơn, lộng lẫy hơn. Thời Lê chạm khắc trang trí cũng được sử dụng trên các tấm bia đá
- Các bậc cửa của một số công trình kiến trúc lớn; bia các lăng tẩm, đền, miếu, chùa. Hình chạm khắc chìm, nổi, nông, sâu khác nhau nhưng đều uyển chuyển, sắc sảo với đường nét dứt khoát, rõ ràng
- Chùa Bút Tháp có 58 bức chạm khắc trên đá ở lan can, thành cầu
- Các đình làng có nhiều bức chạm khắc gỗ miêu tả cảnh vui chơi, sinh hoạt trong nhân dân như các bức: Đánh cờ, chợi gà, chèo thuyền, uống rượu, nam nữ vui chơi 
3. Nghệ thuật gốm:
- Kế thừa truyền thống Lý-Trần; thời Lê chế tạo được nhiều loại gốm quý hiếm
- Đề tài trang trí gốm: các hoa văn hình mây, sóng nước, hoa sen, cúc, muông thú, cỏ cây
- Gốm thời Lê mang đậm tính chất dân gian hơn tính chất cung đình
HĐ 3: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA MĨ THUẬT THỜI LÊ:
III - ĐẶC ĐIỂM CỦA MĨ THUẬT THỜI LÊ:
8 phút
- GV đặt mội số câu hỏi:
(?) Hãy nêu những đặc điểm của mĩ thuật thời Lê?
- GV bổ sung:
- HS trả lời: 
1. Kiến trúc phát triển đa dạng và có quy mô lớn. 
2. NT Điêu khắc chạm khắc trang trí và nghệ thuật gốm phát triển đã đatụ tới mức điêu luyện, giàu tính dân tộc.
 Hoạt động 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
5 phút
- GV đặt mội số câu hỏi kiểm tra nhận thức của HS:
(?) Kiến trúc thời Lê có những công trình nào tiêu biểu?
(?) NT Điêu khắc, trang trí có những công trình tiêu biểu nào?
- GV bổ sung và kết luận:
+ Hoàng thành, Tử cấm thành...
+ Bộ tranh khắc..., các dòng tranh dân gian...
	* DẶN DÒ:
2 phút
- Đọc lại bài ở SGK. Sưu tầm bài viết, tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe.
Bài tập về nhà:
- HS học bài trong SGK 
- Sưu tầm các bài viết, tranh ảnh trên sách báo liên quan đến mĩ thuật thời Lê 
- Chuẩn bị bài học sau

File đính kèm:

  • docBai 2 So luoc ve mi thuat thoi Le tu the ki XV den dau the ki XVIII.doc