Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 10: Thường thức mĩ thuật: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Năm học 2014-2015

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức: - HS hiểu biết thêm về các thành tựu mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu

- Có hiểu biết sâu sắc hơn về một số chất liệu trong sáng tác mĩ thuật.

2) Kĩ năng: Nhớ được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cũng như biết cảm thụ phân tích tranh ở các chất liệu khác nhau.

3) Thái độ:

- HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc.

- Hiểu thêm về kiến thức lịch sử mĩ thuật, từ đó có nhận thức đúng đắn và thêm yêu quí các tác phẩm hội hoạ.

- ND tích hợp: HS hiểu được trách nhiệm phục vụ nhân dân qua tác phẩm “Kết nạp đảng ở ĐBP” và ý nghĩa của giải thưởng Hồ Chí Minh.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng dạy - học:

* Giáo viên

- Tài liệu về một số tác giả, tác phẩm sáng tác trong thời gian từ năm 1954 -1975

- Sưu tầm các phiên bản tranh các chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, màu bột, khắc gỗ, tượng tròn, phù điêu

* Học sinh

- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết liên quan đến bài học

2. Phương pháp dạy học:

- Phương pháp trực quan.

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp thảo luận.

- Phương pháp thực hành.

III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:

* Ổn định tổ chức:

* Kiểm tra bài cũ: (?) Nêu sơ lược về thành tựu của MT VN giai đoạn 1954-1975?

* Giới thiệu bài (5 phút)

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mĩ thuật Lớp 8 - Tiết 10: Thường thức mĩ thuật: Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954-1975 - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy: 06/11/2014
 TiÕt 10: Th­êng thøc MÜ thuËt:
Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
của mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1) Kiến thức: - HS hiểu biết thêm về các thành tựu mĩ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Có hiểu biết sâu sắc hơn về một số chất liệu trong sáng tác mĩ thuật.
2) Kĩ năng: Nhớ được một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu cũng như biết cảm thụ phân tích tranh ở các chất liệu khác nhau.
3) Thái độ: 
- HS nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc.
- Hiểu thêm về kiến thức lịch sử mĩ thuật, từ đó có nhận thức đúng đắn và thêm yêu quí các tác phẩm hội hoạ.
- ND tích hợp: HS hiểu được trách nhiệm phục vụ nhân dân qua tác phẩm “Kết nạp đảng ở ĐBP” và ý nghĩa của giải thưởng Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy - học:
* Giáo viên
- Tài liệu về một số tác giả, tác phẩm sáng tác trong thời gian từ năm 1954 -1975
- Sưu tầm các phiên bản tranh các chất liệu: sơn dầu, sơn mài, lụa, màu bột, khắc gỗ, tượng tròn, phù điêu 
* Học sinh
- Sưu tầm tranh ảnh, bài viết liên quan đến bài học
2. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp thực hành.
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
* Ổn định tổ chức: 
* Kiểm tra bài cũ: (?) Nêu sơ lược về thành tựu của MT VN giai đoạn 1954-1975?
* Giới thiệu bài (5 phút)
Thời gian
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
HĐ1: Giới thiệu hoạ sĩ TRẦN VĂN CẨN 
(1910 - 1994)
I - Hoạ sĩ TRẦN VĂN CẨN với bức tranh sơn mài “TÁT NƯỚC ĐỒNG CHIÊM”:
12 phút
- Hãy kể tên một số tác phẩm của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn ? 
Các bức tranh vẽ đề tài nào? chất liệu gì?
- Em biết gì về hoạ sĩ Trần Văn Cẩn?
- Ông nổi tiếng với những bức tranh nào?
- Trong cách mạng tháng8 ông đã tham gia những hoạt động gì?
- Các tác phẩm thời kì này?
- Hoà bình ở miền Bắc ông đã có những hoạt động gì?
- GV kết luận: với công lao của mình, nhà nức đã tặng ông nhiều giả thưởng cao quý, trong đó có giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
- GV treo tranh cho HS quan sát và phân tích:
- GV kết luận: Đây là một tác phẩm sơn mài xuất sắc của Trần Văn Cẩn. Cũng là một thành công của mĩ thuật Việt Nam 
1. Thân thế, sự nghiệp:
-> Em Thuý, gội đầu 
-> Đề tài: Kháng chiến, cách mạng 
Chất liệu: sơn mài, sơn dầu, lụa 
- Ông sinh ngày: 13/8/1910 tại Kiến An, Hải Phòng ; Tốt nghiệp trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương khoá 1931 – 1936.
-> “Trong vườn” và nhiều bức tranh lụa khác. Các tác phẩm sau này càng khẳng định tài năng của hoạ sĩ: Em Thuý; hai thiếu nữ trớc bình phong; gội đầu 
-> Tham gia hội văn hoá cứu quốc; chiến dịch, vẽ tranh cổ động phục vụ kháng chiến
- Một hai đi một hai ; lò đúc lưỡi cày trong chiến khu; ở hang ngoài ra còn nhiều bức kí hoạ
- Ông vừa sáng tác, vừa là hiệu trưởng trường Cao đẳng mĩ thuật Hà Nội, là đại biểu quốc hội, tổng thư kí mĩ thuật Việt Nam 
2. Giới thiệu bức tranh Tát nước đồng chiêm – Sơn mài
- Nội dung: Tranh vẽ đề tài sản xuất nông nghiệp, ca ngợi cuộc sống lao động ở nông thôn miền Bắc những năm đầu giải phóng
- Chất liệu sơn mài: trên nền đậm làm nổi hình, nét, màu sắc nhân vật và cảnh, phí xa là một dải ruộng chiêm ngập nước màu sáng. Kết hợp luật xa gần + ước lệ trong bố cục nhân vật, tạo chiều sâu của không gian
- Bố cục: có 10 người tát nước gầu dai-> dàn thành một mảng chéo
- Hình tượng: Diễn tả động tác tát nước, tạo nhịp điệu như múa
HĐ 2: Giới thiệu hoạ sĩ NGUYỄN SÁNG (1923 - 1988)
II - Hoạ sĩ NGUYỄN SÁNG với bức tranh sơn mài “KẾT NẠP ĐẢNG Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ”:
11 phút
- Em biết gì về hoạ sĩ Nguyễn Sáng?
- Sau cách mạng tháng Tám ông có những hoạt động gì? 
- GV kết luận: với công lao của ông, nhà nước đã tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật
- GV yêu cầu HS xem tranh in trong SGK và phân tích
- GV kết luận: Đây là tác phẩm nghệ thuật đẹp về người chiến sĩ cách mạng 
1. Vài nét về thân thế, sự nghiệp:
– Sinh năm 1923 tại Mĩ Tho – Tiền Giang. Tốt nghiệp TCMT Gia Định và học tiếp Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương 41 – 45
- Tham gia cướp chính quyền tại phủ khâm sai Hà Nội trong cách mạng tháng Tám - 1945
- Sau cách mạng tháng Tám ông hăng hái vẽ tranh tuyên truyền phục vtranh chính quyền cách mạng. Là người vẽ mẫu tiền đầu tiên của nước Việt Nam 
- Các tác phẩm: Giặc đốt làng tôi; kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ; chùa tháp; thiếu nữ và hoa sen  ông có cách vẽ riêng, mạnh mẽ, giản dị 
2. Giới thiệu bức tranh “Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ” - sơn mài
- Nội dung tranh: là tác phẩm về đề tài chiến tranh cách mạng, là bản anh hùng ca về ca ngợi sự hi sinh và niềm tin tất thắng qua hình tượng người chiến sĩ. Bức tranh diễn tả những chiến sĩ bị thương giữa hai trận đánh được kết nạp Đảng
- Bố cục: Khúc chiết, diễn tả hình khối chắc khoẻ, cô đọng
- Hình tượng; Tinh thần yêu nước, căm thù giặc
- Màu sắc: đơn giản, hiệu quả, gam chủ đạo là nâu đen, nâu vàng
HĐ3: Giới thiệu hoạ sĩ BÙI XUÂN PHÁI 
(1920 - 1988)
III - Hoạ sĩ BÙI XUÂN PHÁI với các bức tranh về “PHỐ CỔ HÀ NỘI”:
 10 phút
- GV giới thiệu qua về tiểu sử:
- Hoà bình lập lại ông có những hoạt động gì? 
- GV kết luận: với công lao đóng góp của ông, nhà nước đã tặng ông giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật
- GV yêu cầu cầu HS xem tranh trong SGK và các bức tranh sưu tầm và phân tích 
- GV kết luận: Đây là mảng tranh đề tài quan trong trong sự nghiệp sáng tác của ông và được đong đảo người yêu mến nghệ thuật yêu thích 
1. Thân thế, sự nghiệp:
- Sinh ngày 1/9/1920, Quốc Oai – Hà Tây. Tốt nghiệp Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương khoá 41 – 45. Ông chuyên vẽ phố cổ Hà Nội và cảnh đẹp đất nước, chân dung các nghệ sĩ chèo
- Cách mạng tháng Tám – tham gia khởi nghĩa tại Hà Nội, sau đó lên chiến khu tham gia kháng chiến
- Ông giảng dạy ở trường CĐMTVN - ông có được nhiều giải thưởng về nghệ thuật: mĩ 
thuật toàn quốc; mĩ thuật thủ đô
- Các tác phẩm: phố Nguyên Bình; trong phân xưởng nhuộm; thiếu nữ chải tóc; phong cảnh sông Đà 
2. Giới thiệu mảng tranh 
Phố cổHà Nội:
- Những khu phố vắng với đường nét xô lệch, mái tường rêu phong
- Màu đơn giản, đằm thắm và sâu lắng
- Phố cổ Hà Nội có vị trí đáng kể trong nền mĩ thuật đương đại Việt Nam 
HĐ3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
5 phút
- GV đặt câu hỏi về 3 hoạ sĩ để HS trả lời
- Dựa vào câu trả lời của HS, GV tóm tắt để củng cố bài
- Tiểu sử tóm tắt của 3 hoạ sĩ 
- Các tác phẩm được giới thiệu trong bài
 * DẶN DÒ:
2 phút
- HS đọc lại bài và xem các tranh minh hoạ
- Chuẩn bị bài học sau
.............................................* * *................................................

File đính kèm:

  • docBai 14 Mot so tac gia tac pham tieu bieu cua mi thuat Viet Nam giai doan 19541975.doc