Giáo án Mĩ thuật 1 năm 2014 - 2015
I. Mục tiêu
-Làm quen tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
-Bước đầu biết quan sát mô tả hình ảnh, màu sắc trên tranh.
II. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên
-Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh vui chơi
-Tranh trong vở tập vẽ
2. Đối với học sinh
-Vở tập vẽ 1
-Sưu tầm thêm một số tranh của thiếu nhi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
c hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem tranh và hỏi: -Hình ảnh chính trong tranh là gì? -Hình ảnh phụ là gì? -Vậy em đặt tên cho bức tranh này là gì? Hôm nay cô hướng dẫn các em vẽ tranh. Ngôi nhà của em. b. HĐ1: Giới thiệu tranh vẽ về ngôi nhà Giáo viên cho học sinh xem tranh và hỏi: -Tranh vẽ những hình ảnh nào? -Ngôi nhà trong tranh được vẽ như thế nào? -Kể tên những phần chính của ngôi nhà? Giáo viên tóm lại: Em có thể vẽ 1, 2 ngôi nhà khác nhau, ngoài ra em có thể vẽ thêm cây cối, hàng rào...tạo cho bức tranh thêm sinh động Giáo viên yêu cầu học sinh tả lại cảnh ngôi nhà của mình đang ở một cách đơn giản. -Em có thích ngôi nhà của em không. Vì sao? -Vậy em cần phải làm gì để gìn giữ và bảo vệ ngôi nhà của mình? *Ngôi nhà là tổ ấm của mỗi người chúng ta, vì vậy chúng ta phải giữ gìn cảnh quan môi trường xung quanh cho sạch đẹp. c. HĐ2: Cách vẽ Giáo viên hướng dẫn và vẽ minh hoạ theo từng bước lên bảng. -Nhớ lại ngôi nhà em định vẽ -Vẽ hình ngôi nhà trước, sắp xếp vào giữa phần giấy -Vẽ thêm những hình ảnh khác ở xung quanh Hình a -Vẽ màu theo ý thích +Vẽ màu hình ảnh trước +Màu nền vẽ sau Hình b Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm ngoái d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành cá nhân vẽ tranh Ngôi nhà của em. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Học sinh khá, giỏi vẽ được bức tranh có ngôi nhà và cảnh vật xung quanh. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát nhận xét. -Hình vẽ: Đẹp, sắp xếp hợp lý -Màu sắc: Tươi sáng, sạch đẹp -Học sinh bình chọn sản phẩm đẹp theo ý thích. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. 4. Dặn dò: Về nhà -Quan sát cảnh nơi mình ở. Cả lớp hát Cá nhân để lên bàn Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Học sinh giỏi, khá trả lời Học sinh khá, trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Học sinh thực hành vẽ cá nhân Cả lớp quan sát Học sinh giỏi, khá trả lời Học sinh giỏi, khá trả lời Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe Ngày soạn: Mĩ thuật Ngày dạy: Tuần 18 Bài 18 : VẼ TIẾP HÌNH VÀ VẼ MÀU VÀO HÌNH VUÔNG I. Mục tiêu: -HS nhận biết được một vài cách trang trí hình vuông đơn giản. -Biết cách vẽ tiếp họa tiết vào hình vuông, vẽ được họa tiết và vẽ màu theo ý thích. II. Chuẩn bị Đối với giáo viên -Đồ vật hình vuông có trang trí như: Khăn vuông, viên gạch hoa -Một số bài trang trí hình vuông -Hình 1, 2, 3 trong vở tập vẽ trang 33 được phóng to -Bài trang trí của học sinh năm trước Đối với học sinh -Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên cho học sinh xem hình vuông vẽ chưa hoàn chỉnh và hỏi: -Hình vuông này vẽ đã hoàn chỉnh chưa? -Để hình vuông này đẹp, hoàn chỉnh em cần phải làm gì? Hôm nay các em học bài 18. Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình vuông. b. HĐ1: Giới thiệu cách trang trí hình vuông đơn giản ở hình 1, 2, 3, 4 trang 23. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và hỏi: -Bốn hình vuông này giống nhau không? -Khác nhau ở điểm nào? -Em có nhận xét gì về cách vẽ màu ở hình 1, 2, 3, 4? +Các hình giống nhau thì vẽ màu giống nhau Giáo viên tóm lại: Có nhiều cách vẽ màu và vẽ hình vào hình vuông, mỗi cách có vẻ đẹp riêng. c. HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ màu Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập *Vẽ hình: Em vẽ tiếp các cánh hoa còn lại ở hình 5 -Vẽ các cánh hoa đều nhau Hình a *Vẽ màu: Tìm chọn hai màu để vẽ -Màu của bốn cánh hoa vẽ giống nhau -Màu hoa khác với màu nền Hình b Giáo viên cho học sinh xem bài của học sinh năm trước d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành. Vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hìmh vuông, thực hành vẽ cá nhân. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. +Học sinh giỏi, khá biết cách vẽ họa tiết, vẽ màu vào các họa tiết ở hình vuông. Hình vẽ cân đối, tô màu đều, gọn trong hình. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát nhận xét. -Hình vẽ: Đều, đẹp -Màu sắc: Gọn gàng, tươi sáng -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung 4.Trò chơi: Trả lời nhanh Giáo viên cho học sinh xem khăn vuông, viên gạch hoa và hỏi: -Đây là cái gì. Nó có đẹp không? -Giáo viên gọi ba học sinh đưa tay nhanh nhất trả lời Giáo viên nhận xét liên hệ thực tế: Trong cuộc sống người ta vận dụng cách trang trí hình vuông để trang trí vào các đồ vật, nhằm tăng thêm vẻ đẹp cho chúng. 5. Dặn dò: Về nhà -Quan sát con gà. Cả lớp hát Cá nhân để lên bàn Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp theo dõi Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Học sinh thực hành cá nhân Cả lớp quan sát Học sinh giỏi, trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh đưa tay Học sinh trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe Ngày soạn: Mĩ thuật Ngày dạy: Tuần 19 Bài 19 : VẼ GÀ I. Mục tiêu: -Nhận biết hình dáng chung, đặc điểm các bộ phận và vẻ đẹp của con gà. -Biết cách vẽ con gà. -Vẽ được con gà và vẽ màu theo ý thích. *Tích hợp giáo dục môi trường: Thông qua bài học, học sinh biết yêu quý các con vật, có ý thức chăm sóc và bảo vệ chúng. II. Chuẩn bị Đối với giáo viên -Tranh, ảnh gà trống, gà mái. -Hình vẽ minh họa. -Bài vẽ của học sinh năm trước. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Sáng sớm con gì thường gọi chúng ta dậy. Nó gọi như thế nào tả lại cho cô và các bạn nghe? Hôm nay cô hướng dẫn các em. Vẽ gà. b. HĐ1: Giới thiệu con gà Giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh về gà và hỏi: -Tranh vẽ gì? -Các con gà có hình dáng, đặc điểm như thế nào? -Em cho biết đâu là gà trống, gà mái, gà con? -Dựa vào đặc điểm gì mà em biết đó là gà trống, +Mào đỏ tươi, đuôi cong dài, chân to, dáng đi oai vệ -Vì sao em biết đấy là gà mái? +Mào nhỏ, đuôi ngắn. -Vậy gà trống và gà mái khác nhau ở điểm nào? -Nhà các em có nuôi gà không. Đó là loại gà gì? -Các em có yêu quý chúng không? -Em thể hiện tình cảm của mình đối với con gà như thế nào? Giáo viên tóm lại: Các em vừa tìm hiểu về con gà, đã phân biệt được đâu là gà trống, gà mái, gà con. Bây giờ cô hướng dẫn các em cách vẽ con gà. c. HĐ2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ Giáo viên hướng dẫn vẽ minh họa theo từng bước lên bảng cho học sinh quan sát. Bước 1: Vẽ đầu, thân gà trước. Hình a Bước 2: Vẽ các chi tiết như: Đuôi, chân, mắt... Hình b Bước 3: Vẽ màu theo ý thích. Hình c Giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh năm trước. d. HĐ3: Thực hành -Học sinh thực hành vẽ cá nhân. +Với học sinh trung bình chỉ yêu cầu các em vẽ được hình con gà to vừa phải với đầy đủ các bộ phận. +Với học sinh khá, giỏi, giáo viên nên gợi ý vẽ thêm những hình ảnh khác cho tranh thêm sinh động và vẽ màu theo ý thích. Vẽ được hình dáng một vài con gà và tô màu theo ý thích. -Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hành. đ. HĐ4: Nhận xét đánh giá Học sinh trưng bày sản phẩm, giáo viên yêu cầu lớp quan sát và nhận xét. -Hình vẽ: Sinh động, rõ đặc điểm của con gà, sắp xếp hợp lý. -Màu sắc: Tươi sáng -Theo em bài nào đẹp nhất. Vì sao? Giáo viên nhận xét chung. Các con vật mang lại nhiều điều có ích cho con người, các em phải yêu thương, chăm sóc con vật, giúp đỡ bố mẹ các việc nhẹ như cho gà, vịt ăn… 4. Dặn dò: Về nhà -Quan sát quả chuối. Mang theo đất nặn. Cả lớp hát Cá nhân để lên bàn Cả lớp nghe Học sinh khá trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Học sinh trung bình trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá lên chỉ vào tranh Học sinh giỏi trả lời Học sinh giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh trung bình, giỏi trả lời Học sinh khá trả lời Học sinh giỏi trả lời Cả lớp nghe Cả lớp quan sát Cả lớp quan sát Cả lớp nghe Học sinh thực hành vẽ cá nhân Cả lớp quan sát Học sinh khá, giỏi trả lời Học sinh trung bình, trả lời Học sinh giỏi, khá, trung bình trả lời Cả lớp nghe Cả lớp nghe Ngày soạn: Mĩ thuật Ngày dạy: Tuần 20 Bài 20 : VẼ HOẶC NẶN QUẢ CHUỐI I. Mục tiêu: -Học sinh nhận biết đặc điểm về hình khối và màu sắc, vẻ đẹp của quả chuối. -Biết cách vẽ hoặc cách nặn quả chuối. -Vẽ hoặc nặn được quả chuối. *Tích hợp giáo dục môi trường: Học sinh yêu mến vẻ đẹp của cây, có ý thức bảo vệ và biết chăm sóc cây. II. Chuẩn bị Đối với giáo viên -Qủa chuối -Ảnh quả chuối, ớt, dưa leo... -Hình vẽ minh họa. -Bài vẽ của học sinh năm trước. -Hình nặn quả chuối. Đối với học sinh -Vở tập vẽ, bút chì, màu, tẩy -Đất nặn III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: -Lớp hát một bài 2. Bài cũ: -Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh -Giáo viên nhận xét 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viên hỏi: -Trên tay cô có quả gì? -Em thích vẽ hay tạo dáng quả chuối này không? Bài học hôm nay cô hướng dẫn các em. Vẽ hoặc nặn quả chuối. b. HĐ1: Giới thiệu quả chuối Giáo viên cho học sinh xem ảnh
File đính kèm:
- Giao an Mi Thuat lop 1 nam 20142015.doc