Giáo án Mẫu giáo Lớp Nhà Trẻ - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Nhận biết: Quả cam, quả xoài, Bài hát: “Quả”

I/ Mục đích:

- Kiến thức: trẻ nhận biết và phát âm đúng tên quả cam, quả xoài và biết được một số đặc điểm riêng của 2 loại quả.

- Kỹ năng: rèn kỹ năng phân biệt của 2 loại quả, trẻ phát âm to, rõ ràng, trả lời trọn câu.

- Thái độ: trẻ biết được lợi ích của các loại quả đối với đời sống con người.

II/ Chuẩn bị:

- Mô hình, Quả cam, quả xoài thật cho cô, lô tô về quả cam, quả xoài và một số quả khác cho trẻ.

- Nhạc bài hát “Quả”

 

doc2 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Nhà Trẻ - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Nhận biết: Quả cam, quả xoài, Bài hát: “Quả”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 3, ngày 20 tháng 12 năm 2011.
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
MÔN: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
NBTN: Quả cam, quả xoài
NDTH: ÂN: “Quả”
ĐD: “Dung dăng dung dẻ”
GDBVMT: biết bỏ rác vào thùng rác, rửa tay, rửa quả trước khi ăn.
Ngày soạn: 19/12/2011.
Ngày dạy: 20/12/2011.
Người dạy: Lê Thị Nga.
Độ tuổi: nhà trẻ 24-36 tháng
Thời gian: 10-15 phút.
I/ Mục đích:
- Kiến thức: trẻ nhận biết và phát âm đúng tên quả cam, quả xoài và biết được một số đặc điểm riêng của 2 loại quả.
- Kỹ năng: rèn kỹ năng phân biệt của 2 loại quả, trẻ phát âm to, rõ ràng, trả lời trọn câu.
- Thái độ: trẻ biết được lợi ích của các loại quả đối với đời sống con người.
II/ Chuẩn bị:
- Mô hình, Quả cam, quả xoài thật cho cô, lô tô về quả cam, quả xoài và một số quả khác cho trẻ.
- Nhạc bài hát “Quả”
III/ Tiến hành:
Hoạt động
Nhận xét
Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hát vận động bài hát “Quả” và đi đến mô hình.
- Hôm nay là sinh nhật bạn Mũi dài, bạn mời lớp chúng mình đến dự sinh nhật cùng bạn nè. c/c đã sẵn sàng đi chưa nào? Chúng ta cùng đi nào!
- Cô cháu mình cùng chúc mừng sinh nhật bạn nào: “chúc bạn sinh nhật vui vẻ”
- C/c cùng nhìn xem trên bàn của bạn đã bày ra những gì để tiếp đãi chúng mình nào? (bánh, kẹo, các loại quả) - > Cô cho trẻ gọi tên và phát âm.
- C/c cùng tạm biệt bạn Mũi dài và đi về chỗ ngồi nào.
- Đọc đồng dao “dung dăng dung dẻ”
Hoạt động 2: NBTN: Quả cam, quả xoài.
À trước khi về bạn Mũi Dài đã tặng cô một loại quả, C/c cùng quan sát xem là quả gì?
- Quả cam – cô phát âm 2-3 lần
- Mời lớp, tổ, cá nhân phát âm 2-3 lần (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Quả cam: có màu gì? (màu xanh), có vỏ sần sùi (đưa cho vài trẻ sờ), có nhiều múi, nhiều hạt. Khi còn nhỏ thì quả có vị chua, khi chín có vị ngọt.
- Cho trẻ phát âm lại “quả cam”
- Khi ăn c/c nhớ bóc vỏ và bỏ vỏ vào thùng rác nè.
- Quả cam là sản phẩm của bác nông dân khi ăn chúng ta phải nhớ ơn các bác nông dân đã trồng cho chúng ta ăn nè.
*/ TC: Để bác nông dân trồng được nhiều loại quả chúng ta cùng giúp bác “gieo hạt” nào!
- Cho trẻ chơi 1-2 lần
- Cô đã hái được quả gì đây?
- Quả xoài – cô phát âm 2-3 lần
- Mời lớp, tổ, cá nhân phát âm 2-3 lần (cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Quả xoài: có màu gì? (màu vàng), có vỏ nhẵn (đưa cho vài trẻ sờ), có một hạt. Khi còn non thì da xanh, quả có vị chua, khi chín có màu vàng, vị ngọt.
- Cho trẻ phát âm lại “quả xoài”
*/ So sánh: “Quả cam – quả xoài”
Giống nhau: - Đều là những trái cây ăn được, giàu vitamin C.
 - Khi non có vị chua, chín có vị ngọt.
Khác nhau: - Quả xoài có 1 hạt, quả cam có nhiều hạt.
 - Quả xoài vỏ trơn, quả cam có vỏ sần sùi.
Người ta dùng quả cam, quả xoài để làm gì? (Để ăn và trưng bày trong ngày lễ, ngày tết)
*/ Luyện tập
 Ngoài những quả cam, quả xoài bạn nào giỏi kể thêm cho cô một số quả mà c/c biết nào!
Cô thấy c/c kể rất giỏi, có rất nhiều loại trái cây chứa nhiều Vitamin có lợi cho cơ thể. Do đó các con phải ăn nhiều trái cây để cho cơ thể khỏe mạnh.
Hoạt động 3: TC: Đi chợ.
Cô giới thiệu tên trò chơi.
Khi cô nói: bán cho cô quả xoài thì c/c tìm quả xoài ->trẻ phát âm
Khi cô nói: bán cho cô quả cam thì c/c tìm quả cam ->trẻ phát âm
Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
Nhận xét, tuyên dương trẻ.
Hát “Quả” – kết thúc hoạt động.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_nha_tre_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_de.doc