Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Tuần 31, Thứ 5 - Ngô Thị Hồng Hạnh

I. Mục đích yêu cầu.

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, hiểu nội dung bài hát, thuộc lời bài hát. Trẻ hát vừa phải, rõ lời.

- Có hứng thú khi nghe hát, biết chơi trò chơi.

2. Kỹ năng:

- Củng cố và phát triển kỹ năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Kỹ năng nghe, nói tiếng phổ thông lưu loát.

3. Ngôn ngữ :

- Củng cố, mở rộng và phát triển vốn từ cho trẻ

- Tăng vốn từ cho trẻ giúp trẻ trả lời được câu hỏi của cô.

4. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học, đoàn kết với bạn bè.

 

doc8 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Tuần 31, Thứ 5 - Ngô Thị Hồng Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ờng xung quanh.
III. Phương pháp tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Bé ca hát 
- Cô cho trẻ đi tham quan góc học tập.
Các cháu cùng quan sát và kể tên xem có những loại phương tiện nào?
 Hàng ngày các cháu được ai đưa đi học?
 Cháu đi bằng phương tiện gì?.
 - Có rất nhiều loại phương tiện khác nhau nhưng chúng đều là phương tiện cho chúng mình đi đấy. Vì vậy các cháu phải biết bảo vệ những phương tiện đó. 
- Cô có một bài hát nói về một nhỏ lái một loại phương tiện các cháu có biết đó là loại phương tiện gì không? Muốn biết được điều đó thì các cháu hãy lắng nghe cô hát trước để biết được điều đó nhé!
- Giờ hôm nay cô dạy các cháu bài :" Lái ô tô " Nhạc và lời Đoàn Phi
- Cô hát mẫu.
+ Lần 1: Không giải thích.
+ Lần 2: Kết hợp giảng nội dung.
 Bài hát nói về các bạn nhỏ lái ô tô và bạn đó mời mọi người cùng đi đấy. Các cháu thấy em bé có đáng yêu không?
+ Lần 3: Cô hát lại một lần.
- Cô hỏi trẻ tên bài hát do ai sáng tác? 
- Cả lớp hát cùng cô 2 đến 3 lần.
- Lần lượt tổ, nhóm, cá nhân trẻ thi đua kết hợp cho trẻ xác định xem bên phải mình có bạn nào đứng cạnh và bên trái mình có bạn nào.
- Trong khi trẻ hát cô bao quát động viên trẻ và sửa sai cho trẻ kịp thời.
* Hoạt động 2: Bé làm khán giả.
- Cô vừa nghe các bé thể hiện giọng hát của mình rất hay rồi. Bây giờ cô sẽ hát tặng lớp mình bài hát “Bác đưa thư vui tính" Nhạc và lời Hoàng Lân lớp mình có đồng ý không.
 + Cô hát lần 1: Nói lại tên bài hát, tên tác giả.
 + Cô hát lần 2: Kết hợp vận động minh hoạ giảng nội dung bài hát.
 Bài hát nói về bác đưa thư đi xe đạp đi đưa thư cho mọi nhà và có một em bé đã nhận thư thay bố mẹ, em bé rất ngoan biết nói cảm ơn khi nhận được thư đấy. Các cháu thấy em bé có ngoan không?
 - Cô vừa hát cho cả lớp nghe bài gì? Của ai?
 - Các cháu thấy giai điệu của bài hát như thế nào? 
 + Cô hát lần 3: Cô hát lại một lần.
 Cô và các cháu vừa hát bài gì ? Cô đã hát cho các cháu nghe bài gì?
 Qua bài học hôm nay các cháu nhớ khi đi ra đường phải tuân thủ luật lệ giao thông không đùa nghịch trên đường các cháu nhớ chưa?
* Hoạt động 3: Vui cùng bé.
- Cả lớp cùng chơi trò chơi “ Tai ai tinh ”.
- Cô nêu cách chơi, luật chơi.
 Cách chơi:
 Cho trẻ xếp thành vòng tròn cô đứng ở giữa cô sẽ hát một đoạn của bài hát nào đó sau dó cô dừng lại và hỏi trẻ tên bài hát mà cô vừa hát. Khi trẻ dã biết cách chơi cô có thể cho một vài trẻ lên hát rồi các bạn ở dưới sẽ đoán tên bài hát đó. Trò chơi tiếp tục theo hiệu lệnh của cô.
 Luật chơi:
 Khi cô hát xong thì mới được đoán.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi ( tuỳ theo hứng thú của trẻ).
- Cô nhận xét chung giờ học, động viên khen ngợi trẻ.
 Cô thấy các bé hôm nay ai cũng hát rất hay, chơi trò chơi cũng giỏi nhưng lần sau các bé cần cố gắng hơn nữa nhé!
- Bây giờ cô cháu mình cùng làm những chiếc ô tô lái đi chơi nhé.
- Trẻ kể tên.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện trò chơi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ thực hiện.
C. Hoạt động góc:
	Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh.
	Góc âm nhạc: Chơi với dụng cụ âm nhạc.
	Góc tạo hình : Tô màu tranh các loại phương tiện giao thông.
 I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ biết nhập vai chơi, có hứng thú chơi ở các góc. 
 - Đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phối hợp giữa các nhóm chơi.
 - Giữ gìn bảo vệ đồ dùng đồ chơi lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy
định.
II. Chuẩn bị:
Góc thiên nhiên: Các loại cây.
Góc âm nhạc: Các dụng cụ âm nhạc.
Góc tạo hình : Giấy, bút cho trẻ .
 III.Tiến hành .
Hoạt động 1 : Thăm dò ý tưởng của trẻ.
	Phía tay trái của cô là góc thiên nhiên cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng. Các cháu có thể đến đó để chăm sóc cây xanh. Những bạn nào thích về góc thiên nhiên để chơi nào.
 Còn phía tay phải của cô là góc âm nhạc cũng có rất nhiều dụng cụ âm nhạc khac nhau. Bạn nào thích về góc âm nhạc để chơi nào.
 Cuối cùng là góc tạo hình ở phía trước mặt cô có rất nhiều tranh vẽ về các loại phương tiện giao thông các cháu có thể đến đó để tô màu cho những bức tranh mà các cháu thích. Bạn nào thích về góc tạo hình để chơi nào.
 Bây giờ cô mời các cháu nhẹ nhàng về góc chơi của mình nào !
Hoạt động 2 : Bé hứng thú tham gia cuộc chơi.
 Trong khi trẻ chơi cô đi đến từng góc để thăm dò ý tưởng của trẻ và nhập vai chơi cùng trẻ.
 + Các bác đang làm gì thế ?
 + Để cho các cây này luôn xanh tốt thì các cháu phải làm những công việc gì?
 + Các cháu đang làm gì mà say sưa thế ?
 + Cháu đang vẽ gì vậy ?
 + Muốn cho bức tranh đẹp và nhiều màu sắc thì các cháu phải làm gì nhỉ ?
 Khi chơi các cháu nhớ phải đoàn kết và cùng nhau giữ gìn và bảo vệ đồ dùng đồ chơi nhé.
Cô chúc các cháu chơi giỏi nhé.
 Hoạt động 3 : Kết thúc cuộc chơi.
 Cô hớng dẫn cho trẻ tự nhận xét các góc chơi của mình sau đó cô tập chung trẻ để nhận xét góc chơi.
 + Hôm nay góc thiên nhiên đã chăm sóc được những cây gì ?
 + Thế còn góc âm nhạc các cháu chơi với những gì ?
 + Cuối cùng là góc tạo hình các cháu đã tô màu cho những bức tranh gì ?
 Giờ chơi hôm nay cô thấy lớp mình chơi rất say sưa và đoàn kết giúp đỡ nhau. Nhưng lần sau các cháu sẽ cố gắng nhiều hơn nữa nhé !
 D. Hoạt động ngoài trời.
Hoạt động 1: Hoạt động có chủ đích : Quan sát một số tranh phương tiện giao thông đường hàng không. 
 Các cháu nhìn xem ở đây có những loại phương tiện gì? 
 + Bạn nào giỏi nói tên cho cô và các bạn cùng biết nào?
 + Các cháu cùng quan sát xem những loại phương tiện có những đặc điểm gì?
 + Thế các cháu thấy những loại phương tiện này đi ở đâu? Và chúng thường chở những gì?
 + Các cháu có biết những loại phương tiện này được gọi là phương tiện đường gì không?
 + Thế các cháu đã được đi bằng những loại phương tiện này chưa?
 Những loại phương tiện này đều được gọi là phương tiện giao thông đường hàng không thường dùng để chở hàng và chở người đấy, loại phương tiện này thương đi trên không. Vì vậy khi đi trên máy bay thì các cháu không được đùa nghịch các cháu nhớ chưa?
Hoạt động 2: Trò chơi vận động : Máy bay
	 Cô nêu cách chơi, luật chơi.
 Cách chơi :
 Cô làm điều khiển, trẻ làm máy bay. Cô nói : "Máy bay cất cánh". Tất cả trẻ chạy xung quanh lớp. Giơ hai tay sang ngang, nghiêng người sang hai bên như máy bay liệng và kêu : "ù ù ù". Khi có tín hiệu : "Máy bay hạ cánh" thì phải dừng lại.
 Cô có thể sử dụng các đèn tín hiệu để trẻ luôn phải chú ý đến tín hiệu phát ra.
 Luật chơi : 
	Xuất phát và dừng lại theo đúng tín hiệu. Ai không thực hiện đúng phải ra ngoài một lần chơi.
 Cô tiến hành cho trẻ chơi.
 Sau mỗi lần chơi cô động viên khen ngợi trẻ.
 Hoạt động 3: Chơi tự do.
 Trẻ chơi với phấn, lá cây khô .
 Cô bao quát trẻ. 
E. Vệ sinh ăn trưa - ngủ trưa
 1. Vệ sinh ăn trưa:
 - Cô cho trẻ đi vệ sinh, rửa tay sạch sẽ sau đó cô chia trẻ ngồi vào bàn ăn.
 - Cô nhắc trẻ ngồi gọn gàng, ngay ngắn, tay để lên bàn, không nói chuyện.
 - Cô chia cơm cho trẻ và nhờ một số trẻ giúp cô chia cơm cho các bạn.
 - Nhắc trẻ mời cô giáo và các bạn trước khi ăn.
 - Cô động viên trẻ ăn hết xuất .
 - Khi ăn xong nhắc trẻ cất bát, thìa đúng nơi quy định.
2. Ngủ trưa:
 - Cô đóng bớt cửa tạo không khí ấm cúng thoải mái cho trẻ.
 - Khi trẻ ngủ cô luôn có mặt ở trong phòng để theo dõi bao quát trẻ ngủ.
 - Nhắc trẻ không nói chuyện riêng làm ảnh hưởng đến những trẻ khác.
 - Cô cho trẻ ngủ đủ giấc.
 F. Hoạt động chiều.
 1. Vệ sinh cá nhân: 
 Cho lần lựơt trẻ đi vệ sinh rửa tay, rửa mặt, cô chỉnh trang lại quần áo đầu tóc gọn gàng sạch sẽ cho trẻ.
 Cô bao quát trẻ.
 2. Thể dục chống mệt mỏi .
 	Cô hướng dẫn cho trẻ tập thể dục nhẹ nhàng .
	Cho trẻ đi lại tự do trong lớp.
 3. Nội dung hoạt động chiều:
	Hoạt động tạo hình
Đề tài : Nặn chùm quả 
(Đề tài)
I. Mục đích yêu cầu: 
1. Kiến thức:
 - Luyện kĩ năngũoay tròn trên lòng bảng.
 - Đặt tên được nhiều loại quả.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát ghi nhớ có chủ định .
 - Rèn kỹ năng khéo léo ở trẻ.
3. Ngôn ngữ:
 - Tăng vốn từ cho trẻ giúp trẻ bước đầu trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
4. Giáo dục:
 - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học.
 - Biết bảo vệ và yêu quý sản phẩm của mình và của bạn làm ra.
II. Chuẩn bị:
 - Một vài mẫu nặn quả sẵn của cô cho trẻ quan sát.
 - Đất nặn và bảng đủ cho trẻ.
III. Phương pháp tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé.
- Cô trò chuyện với trẻ.
- Trong gia đình cháu có những ai?
- Vào mùa xuân các cháu thường được ăn những loại quả gì? Bạn nào có thể kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?
- Ngoài những loại quả mà các bạn vừa kể ra bạn nào còn biết những quả gì nữa kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?
- Cô cho trẻ xem mẫu và trò chuyện về mẫu của cô.
+ Các cháu nhìn xem cô có gì đây ?
+ Các cháu có nhận xét gì về các loại quả của cô đã nặn nào?
+ Những quả này có màu gì?
+ Cô đã dùng gì để nặn thành nhiều loại quả có nhiều màu khác nhau?.
+ Muốn nặn được những quả này giống của cô thì chúng ta phải làm gì?
- để nặn được nhiều quả đẹp thì trước tiên cô phải bóp cho đất nềm sau đó cô chia đất để nặn những quả to nhỏ khác nhau bằng nhiều màu sắc khác nhau.
* Hoạt động 2: ý tưởng của bé.
- Cháu thích nặn những quả gì?
- Để nặn được nhiều quả thì cháu phải làm gì?
- Còn cháu, cháu sẽ nặn những loại quả nào cháu có thể nói lên ý tưởng của mình cho cô và các bạn cùng nghe được không?
- Cháu thích nặn những quả gì và cháu chọn màu gì để nặn chọn quả đó ? 
- Cô thấy các bạn trong lớp mình có rất nhiều ý tưởng khác nhau đấy. Bây giờ cô sẽ phát đất nặn và bảng cho các cháu để các cháu thi xem ai nặn được nhiều loại quả có nhiều màu sắc và đặt tên cho những loại quả đó nhé!
* Hoạt động 3: Bé trổ tài.
- Cô phát đất nặn và bảng cho trẻ, hướng dẫn trẻ cách bóp cho đất mềm và cách chia đất để nặn thành nhiều loại quả to, nhỏ khác nhau. 
- Trẻ thực hiện động tác bóp đất cùng 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_tuan_31_thu_5_ngo_thi_hong_hanh.doc