Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Đề tài: Xếp quạt giấy

A. Hoạt động học:

I. Mục đích yêu cầu:

- Cháu biết gấp quạt từ các loại giấy & trang trí theo ý thích

- Rèn kỹ năng gấp, miết giấy, ôn kỹ năng bôi hồ, dán & trang trí các họa tiết

- Giáo dục cháu biết giữ gìn quạt giấy, không để quạt bẩn & sử dụng quạt giấy để tiết kiệm điện.

II. Chuẩn bị:

- Tranh vẽ bà đang quạt cho bé ngủ

- Nhạc bài hát “Cháu yêu bà”

- Mẫu các loại quạt, quạt mẫu của cô

- Giấy xếp quạt, các họa tiết để trang trí, nơ dán keo, khăn lau tay, hồ dán.

III. Tiến trình thực hiện:

1. Hoạt động mở đầu:

- Cô & trẻ cùng hát theo nhạc bài hát “Cháu yêu bà”

- Các con có yêu bà của mình không?

- Thế bà có thương mình không nhỉ? Vì sao con biết bà thương con?

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 4721 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Đề tài: Xếp quạt giấy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
HOẠT ĐỘNG: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: XẾP QUẠT GIẤY
A. Hoạt động học:
I. Mục đích yêu cầu: 
- Cháu biết gấp quạt từ các loại giấy & trang trí theo ý thích
- Rèn kỹ năng gấp, miết giấy, ôn kỹ năng bôi hồ, dán & trang trí các họa tiết
- Giáo dục cháu biết giữ gìn quạt giấy, không để quạt bẩn & sử dụng quạt giấy để tiết kiệm điện.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ bà đang quạt cho bé ngủ
- Nhạc bài hát “Cháu yêu bà”
- Mẫu các loại quạt, quạt mẫu của cô
- Giấy xếp quạt, các họa tiết để trang trí, nơ dán keo, khăn lau tay, hồ dán.
III. Tiến trình thực hiện: 
1. Hoạt động mở đầu:
- Cô & trẻ cùng hát theo nhạc bài hát “Cháu yêu bà”
- Các con có yêu bà của mình không? 
- Thế bà có thương mình không nhỉ? Vì sao con biết bà thương con?
2. Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1: Trò chuyện & giới thiệu 1 số quạt mẫu
- Cô cho trẻ xem tranh vẽ bà đang quạt cho bé ngủ
- Bà đang làm gì vậy con? 
- Trên tay bà cầm cái gì để quạt cho bé ngủ? Cái quạt bà đang cầm là cái quạt gì? Cái quạt này làm bằng tre, nứa đó con. Hôm nay cô sẽ cho các con xem thêm 1 số mẫu quạt nữa nhé!
- Cô cho trẻ quan sát 1 số mẫu quạt, gợi ý cho trẻ nêu 1 số đặc điểm nổi bật: Màu sắc, chất liệu, hoa văn
- Con có biết ai đã làm ra những chiếc quạt này không?
- Vậy người ta sản xuất quạt để làm gì? (Quạt, múa)
- Có 1 loại quạt mà chúng ta có thể tự làm được đó là quạt giấy 
- Cho trẻ quan sát & nhận xét quạt mẫu: Chất liệu, màu sắc, có hoa văn, không có hoa văn
* Hoạt động 2: Cô làm mẫu & hướng dẫn
- Đầu tiên cô đặt tờ giấy xuống bàn, gấp mí giấy ở dưới lên, dùng các ngón tay miết nhẹ giấy cho thẳng. Sau đó lật mặt dưới tờ giấy lên trên, gấp mí giấy thứ hai bằng mí giấy thứ nhất. Lần lượt gấp như vậy cho đến hết tờ giấy. Cho trẻ nhắc lại kỹ năng. Khi gấp xong cô gấp 2 đầu giấy bằng nhau sao cho trùng khít & vuốt nhẹ.
- Làm gì để 2 mép quạt này dính lại với nhau? Cho trẻ nhắc lại kỹ năng bôi hồ
- Để chiếc quạt này đẹp hơn cô phải làm gì? Cô sẽ dùng những họa tiết này trang trí thêm cho chiếc quạt. Cô cầm họa tiết lên & hỏi trẻ. Cô bôi hồ ở đâu của tờ thủ công? Cô đặt họa tiết lên giấy loại dùng hồ bôi vào mặt phải của họa tiết. Sau đó cô dán những họa tiết ở đâu? (Trên mép quạt). Cuối cùng cô lấy nơ dán vào chui quạt cho đẹp.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô cho trẻ vào góc chuẩn bị chỗ ngồi, tự đi lấy nguyên vật liệu để xếp quạt
- Cô bao quát, động viên, nhắc nhở trẻ gấp đúng kỹ năng & trang trí đẹp
- Cháu thực hiện xong lấy quạt ra quạt cùng bạn
- Con thấy có mát không? Theo con mình sử dụng quạt này vào lúc nào?
Khi nào nhà con cúp điện con có thể lấy ra quạt cho cả nhà cùng mát mà không cần đến quạt điện.
3. Hoạt động kết thúc:
- Cô gợi ý trẻ dùng quạt trang trí lớp đẹp cùng cô chuẩn bị đón chào ngày 20/11 sắp đến.
B. Hoạt động chơi ở các góc:
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được vai trò, nhiệm vụ của các trò chơi đóng vai, hiểu được nội dung chơi ở từng góc chơi, biết thỏa thuận với bạn trong khi chơi
- Diễn đạt các câu từ phù hợp với nội dung chơi, nói trọn câu, rõ ràng, mạch lạc, biết cách nhập vai trong khi chơi
- Trẻ cất dọn đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, có nề nếp, biết phối hợp với bạn trong khi chơi, tích cực hứng thú tham gia vào trò chơi.
II. Chuẩn bị: 
1. Góc phân vai: Gồm 7 trẻ chơi
- Đồ chơi nhà bếp, đồ dùng trong gia đình, búp bê
- Cửa hàng bán trái cây, bán thực phẩm, những đồ dùng cần thiết phục vụ cho bán hàng
2. Góc học tập: Gồm 8 trẻ chơi
- Thẻ lô tô các hình những người thân trong gia đình, xốp gắn hình, thẻ số
3. Góc xây dựng: Gồm 6 trẻ chơi
- Các khối xốp bitit, hàng rào, gạch, xích đu, cây dừa, cá
- Nhạc bài hát “ Nhà của tôi”
4. Góc nghệ thuật: Gồm 18 trẻ chơi
- Giấy tô màu, thủ công, hồ dán, đất nặn, bảng con, bút sáp màu
III. Tiến trình tổ chức:
* Ổn định: Cô tập trung trẻ lại giới thiệu các góc chơi trong lớp, cô cho trẻ phát hiện ra góc chơi mới trong lớp
* Thỏa thuận nội dung chơi:
- Có rất nhiều góc chơi, con thích chơi ở góc nào? Ở góc xây dựng con thích xây cài gì? (Xây nhà, xây hàng rào, xây hồ cá) Ở góc phân vai con thích chơi cái gì? (Chơi mẹ con, bế em, nấu ăn, chơi cửa hàng bán trái cây, thực phẩm) Ở góc học tập con chơi cái gì? (Chơi xếp hình những người thân trong gia đình) Ở góc nghệ thuật con thích chơi cái gì? (Tô màu về người thân, xé dán những người thân, nặn hình người )
*Trẻ về góc chơi: 
- Cô cho trẻ về các góc chơi sau đó cho trẻ tự dọn đồ chơi, cho trẻ tự chia vai chơi
- Cô đến từng góc chơi & hỏi trẻ:
+ Góc phân vai: Con đang chơi gì? Ai là ba? Ai là mẹ ? Còn các con đâu rồi ? Mẹ con đi đâu ? Nhà mình ăn cơm ? Cho mẹ đi chợ mua thực phẩm & yêu cầu trẻ thể hiện vai chơi trong lúc mua bán với người bán hàng. Cô quan sát trẻ chơi & nhập vai với trẻ, giúp đỡ trẻ trong khi chơi
+ Góc xây dựng : Con đang chơi gì ? Con xây gì? Cô hướng dẫn trẻ xây các kiểu nhà ? Con dùng gì để xây? Xây hồ cá cần những gì?
+ Góc nghệ thuật: Trẻ tự dọn các nguyên vật liệu cô đã chuẩn bị sẵn để tạo ra các sản phẩm theo yêu cầu của cô
+ Góc học tập : Trẻ về góc, sau đó cô hướng dẫn cách chơi, cô cho trẻ kể về những người thân trong gia đình mình rồi tự xếp những người thân lên xốp, tương ứng với số người trẻ sẽ gắn chữ số tương ứng với số người trong gia đình mà trẻ đã xếp ra.
IV. Kết thúc giờ chơi: 
- Cô đến từng góc chơi nhận xét, tuyên dương trẻ, sau đó cho trẻ tự sắp xếp đồ chơi gọn gàng, rồi cô đi đến nhóm khác nhận xét tuyên dương. Cuối cùng cô tập trung trẻ lại ở góc xây dựng, trao đổi với trẻ về các kiểu nhà trẻ đã xây dựng, hỏi trẻ thích ngôi nhà nào? Vì sao? Cuối cùng cô cho trẻ hát bài “Nhà của tôi” kết thúc buổi chơi.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_de_tai_xep_quat_giay.doc