Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Tuần 3, Chủ đề: Giao thông

III. Hướng dẫn:

1. Hoạt động 1: Khởi động:

- Trò chuyện cùng với trẻ:

+ Buổi sáng ai đưa các con đi học? Đi bằng phương tiện gì?

+ Trên đường đến trường các con còn thấy có những loại xe nào?

+ Giờ chúng ta cùng lái ô tô nhé!

- Trẻ vừa lái ô tô, vừa đi kết hợp các kiểu đi. Đi gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy châm, đi thường, chạy nhanh, đi thường sau đó chậm dần và đứng thành vòng tròn.

2. Hoạt đông 2: Cùng nhau thi tài

a. Bài tập phát triển chung:

- Hô hấp: Còi tàu tu tu

- Tay vai: hai tay đưa sang ngang

- Chân: nhảy

- Bụng lườn: Đứng quay người sang 2 bên .

- Bật: bật tiến tài chỗ

 

doc15 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 651 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Tuần 3, Chủ đề: Giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ấp, chống bằng 2 tay va ngước mặt về phía trước. Khi có hiệu lệnh của cô thì trườn thẳng vè phía trước. Khi gặp vật cản, nâng cao người và trườn qua vật cản.
- Mời trẻ khá lên thực hiện.
- Mời 2 trẻ 2 hàng lên tập cho đến hết hàng.
- Cho trẻ yếu lên thực hiện lại (cô chú ý sửa sai).
- Mời 4 - 6 trẻ lên thực hiện lại.
* Trò chơi vận động : Làm đoàn tàu
- Cô phân tích cách chơi, luật chơi, hướng dẫn trẻ chơi 2 - 3 lần.
3. Hoạt đông 3: Cùng nhau thư giản
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp chơi trò chơi “chim bay cò bay”.
 HOẠT ĐỘNG GÓC
 I. Yêu cầu:
- Trẻ biết nấu ăn và bế em bé, cho em bé ăn
- Trẻ biết xếp đường đi, ô tô, tàu hỏa
- Biết dán cánh buồm, cờ cho các phương tiện giao thông đường thủy
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng đủ các góc.
III. Hướng dẫn
- Thao tác vai: Bế em – cho em ăn
- Góc xây dựng: Xếp đường đi, ô tô, tàu hỏa
- Góc nghệ thuật: Dán cánh buồm, cờ cho các phương tiện giao thông đường thủy
- Góc sách: xem tranh ảnh một số phương tiện giao thông đường thủy, ( Tàu thủy, ca nô, thuyền)
VỆ SINH ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA – VỆ SINH – QUÀ XẾ
SINH HOẠT CHIỀU
- Ôn bài củ: Rèn cho trẻ trườn qua vật cản.
- Tổ chức nêu gương cuối ngày cho trẻ.
Thứ 3 ngày 14 tháng 02 năm 2012
ĐÓN TRẺ - HĐTC – THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Yêu cầu:
Trẻ biết gọi tên, đặc điểm của tàu thủy.
II. Chuẩn bị: 
- Sân sạch, thoáng mát.
- Tranh vẽ Tàu thủy.
III. Hướng dẫn:
1. Quan sát có mục đích: Quan sát tranh vẽ ca nô hỏi:
- Đây là gì?
- Tàu thủy là phương tiện giao thông nào?
- Tàu thủy dùng để làm gì?
- Tàu thủy có ích lợi gì cho con người?
- Giáo dục trẻ khi đi tàu ngồi cẩn thận, không thò đầu thò tay ra ngoài.
2. Trò chơi vận động:
Làm đoàn tàu.
3. Hoạt động tự chọn:
Trẻ hoạt động tự do theo ý thích.
 HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Nhận biết Tàu thủy, ca nô, thuyền.
I. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên được các loại phương tiện giao thông: ca nô, tàu thủy, thuyền.
- Biết được công dụng của các loại xe đó.
- Giáo dục trẻ khi đi tàu ngồi cẩn thận, không thò đầu, thò tay ra ngoài.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ca nô, tàu thủy, thuyền
* Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: Em đi chơi thuyền.
III. Hướng dẫn:
* Ổn định: hát “ Em đi chơi thuyền ”.
* Trò chuyện: mời 2-3 trẻ kể về một số phương tiện giao thông đường thủy mà trẻ biết.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khám phá
* Quan sát tranh tranh Ca nô
- Ca nô là phương tiện giao thông nào? Ca nô có đặc điểm gì?
- Ca nô dùng để làm gì?
- Ca nô chạy bằng gì?
Sau mỗi lần hỏi, cô cho trẻ phát âm lại các từ đã nói.
* Quan sát tranh vẽ tàu hỏa
- Tàu thủy là phương tiện giao thông nào? Tàu thủy có đặc điểm gì?
- Tàu thủy dùng để làm gì?
- Tàu thủy chạy bằng gì?
- Giáo dục trẻ khi đi tàu không đùa giỡn, không thò đầu, thò tay ra ngoài.
Sau mỗi lần hỏi, cô cho trẻ phát âm lại các từ đã nói.
* Quan sát tranh vẽ Thuyền
- Tàu thủy là phương tiện giao thông nào? Thuyền có đặc điểm gì?
- Thuyền dùng để làm gì?
- Thuyền chạy bằng gì?
- Giáo dục trẻ khi đi tàu không đùa giỡn, không thò đầu, thò tay ra ngoài.
Sau mỗi lần hỏi, cô cho trẻ phát âm lại các từ đã nói.
	2. Hoạt động 2: Thi xem ai nhanh
- Mỗi trẻ một rỗ tranh các phương tiện giao thông cô yêu cầu trẻ lấy tranh các loại thuyền nào thì trẻ chọn tranh các loại thuyền đó đưa lên và tập phát âm tên xe đó. (Cho trẻ chơi 2 lần)
	3. Hoạt động 3: Tàu về bến
- Cô cùng trẻ di dạo quanh lớp, khi cô có hiệu lệnh về bến tàu nào thì trẻ về bến tau đó. (Cho trẻ chơi 2-3 lần)
Kết thúc tiết học.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 I. Yêu cầu:
- Trẻ biết nấu ăn và bế em bé, cho em bé ăn
- Trẻ biết xếp đường đi, ô tô, tàu hỏa
- Biết dán cánh buồm, cờ cho các phương tiện giao thông đường thủy
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng đủ các góc.
III. Hướng dẫn
- Thao tác vai: Bế em – cho em ăn
- Góc xây dựng: Xếp đường đi, ô tô, tàu hỏa
- Góc nghệ thuật: Dán cánh buồm, cờ cho các phương tiện giao thông đường thủy
- Góc sách: xem tranh ảnh một số phương tiện giao thông đường thủy, ( Tàu thủy, ca nô, thuyền)
VỆ SINH ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA – VỆ SINH – QUÀ XẾ
SINH HOẠT CHIỀU
- Ôn bài củ: Ôn nhận biết tập nói xe ca nô, thuyền, tàu thủy cho trẻ.
- Tổ chức nêu gương cuối ngày cho trẻ.
 — & –
Thứ tư ngày 15 tháng 02 năm 2012
ĐÓN TRẺ - HĐTC – THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Yêu cầu:
Trẻ biết gọi tên, đặc điểm của thuyền buồm
II. Chuẩn bị: 
- Sân sạch, thoáng mát.
- Tranh vẽ thuyền buồm.
III. Hướng dẫn:
1. Quan sát có mục đích: Quan sát tranh vẽ thuyền buồm hỏi:
- Đây là gì?
- Thuyền buồm là phương tiện giao thông nào?
- Thuyền buồm dùng để làm gì?
- Thuyền buồm có ích lợi gì cho con người?
- Giáo dục trẻ khi đi tàu ngồi cẩn thận, không thò đầu thò tay ra ngoài.
2. Trò chơi vận động:
Làm đoàn tàu.
3. Hoạt động tự chọn:
Trẻ hoạt động tự do theo ý thích.
 HOẠT ĐỘNG CHUNG
 PHÁT TRIỂN THẪM MĨ
Đề tài: Hát vận động “Em đi chơi thuyền”
I. Yêu cầu: 
- Trẻ hát đúng nhịp, rõ lời. 
- Vận động theo nhạc đúng.
II. Chuẩn bị:
Đàn, trống lắc, phách tre, đĩa
Trò chơi trên máy vi tính
* Nội dung tích hợp:
- Văn học: Con tàu
- MTXQ: Trò chuyện về các loại phương tiện giao thông.
III. Hướng dẫn
* Ổn định: 
- Cho trẻ xem tranh một số loại tàu và cho trẻ nói được tên và đặc điểm của loại tàu đó
1. Hoạt động 1: Nào ta cùng hát
- Cô tạo tình huống “Trong công viên các con thích nhất trò chơi nào?”
- Cô cho trẻ trả lời và gợi mỏ cho trẻ về trò chơi đi thuyền trong công viên.
- Cô mở đoạn bài hát cho trẻ nghe đoán tên bài hát.
- Cô hát cùng trẻ 2 lần kết hợp đệm đàn.
- Cô hát vận động theo lời ca bài “ Em đi chơi thuyền ”
- Từng nhóm vận động theo lời bài hát.	
- Cá nhân 3 - 4 trẻ vận động tự do theo ý thích
	- Cả lớp vừa hát vừa vận động
2. Hoạt động 2: Nghe cô hát
- Cô hát trẻ nghe bài “ Em qua ngã tư đường phố”.
- Lần 2 cô kết hợp minh hoạ.
4. Hoạt động 3: Trò chơi “Ô của bí mật” 
- Cô cho trẻ chọn những ô của trên màng hình vi tính. Ô của mở ra với tranh của các loại phương tiện giao thông. Nếu chọn ô cửa nào thì phải hát bài hát tương ứng với phương tiện giao thông đó.
* Kết thúc tiết học.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết nấu ăn và bế em bé, cho em bé ăn
- Trẻ biết xếp đường đi, ô tô, tàu hỏa
- Biết dán cánh buồm, cờ cho các phương tiện giao thông đường thủy
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng đủ các góc.
III. Hướng dẫn
- Thao tác vai: Bế em – cho em ăn
- Góc xây dựng: Xếp đường đi, ô tô, tàu hỏa
- Góc nghệ thuật: Dán cánh buồm, cờ cho các phương tiện giao thông đường thủy
- Góc sách: xem tranh ảnh một số phương tiện giao thông đường thủy, ( Tàu thủy, ca nô, thuyền)
VỆ SINH ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA – VỆ SINH – QUÀ XẾ
SINH HOẠT CHIỀU
- Cho trẻ làm quen thơ “Con tàu”
- Tổ chức nêu gương cuối ngày cho trẻ.
 — & –
 Thứ năm ngày 16 tháng 02 năm 2012
ĐÓN TRẺ - HĐTC – THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Yêu cầu:
Trẻ biết gọi tên, đặc điểm của Thuyền ghe.
II. Chuẩn bị: 
- Sân sạch, thoáng mát.
- Tranh vẽ Thuyền ghe.
III. Hướng dẫn:
1. Quan sát có mục đích: Quan sát tranh vẽ Thuyền ghe hỏi:
- Đây là gì?
- Thuyền ghe là phương tiện giao thông nào?
- Thuyền ghe dùng để làm gì?
- Thuyền ghe có ích lợi gì cho con người?
- Giáo dục trẻ khi đi tàu ngồi cẩn thận, không thò đầu thò tay ra ngoài.
2. Trò chơi vận động:
Làm đoàn tàu.
3. Hoạt động tự chọn:
Trẻ hoạt động tự do theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài: Dán cánh buồm
I. Yêu cầu: 
- Trẻ biết dán cánh buồm theo yêu càu của cô.
II. Chuẩn bị:
- Hồ, giấy màu, hình con thuyền.
* Nội dung tích hợp:
- Mtxq: Trò chuyện về các loại phương tiện giao thông.
III. Hướng dẫn:
* Ổn định: hát “Em đi chơi thuyền”.
* Trò chuyện: mời 2 - 3 trẻ kể về một số loại phương tiện giao thông mà trẻ biết.
- Hôm nay cô và các con đi thả thuyền buồm! Nhưng để chơi được trò chơi thả thuyền buồm thì ta cần gì?
- Giờ chúng ta hãy giúp cô hoàn thành những chiếc thuyền để chúng ta cùng tham gia trò chơi nhé!
1. Hoạt dộng 1:Quan sát khám phá
- Cô cho trẻ quan sát thuyền buồm
- Đây là gì vậy các con?
- Thuyền buồm có những bộ phận gì?
- Buồm của thuyền có dạng gì?
- Cho trẻ quan sát thuyền buồm hoàn chỉnh cô đã làm sẳn.
- Muốn dán được cánh buồm ta làm như thế nào?
2. Hoạt động 2: Cô thực hiện mẫu
- Cô làm mẫu kết hợp phân tích: Các con cầm cánh buồm, bôi hồ vào mặt sau của cánh buồm và sau đó dán lên phía trên của chiếc thuyền.
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô đi từng bàn nhắc nhở trẻ bôi ít hồ, không được làm lem hồ ra ngoài
- Dán xong trẻ mang sản phẩm lên trưng bày trên kệ sản phẩm.
4. Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm
- Mời vài trẻ lên chọn sản phẩm đẹp.
- Chọn sản phẩm chưa đẹp nhận xét.
* Kết thúc: Nhận xét, tuyên dương.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết nấu ăn và bế em bé, cho em bé ăn
- Trẻ biết xếp đường đi, ô tô, tàu hỏa
- Biết dán cánh buồm, cờ cho các phương tiện giao thông đường thủy
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng đủ các góc.
III. Hướng dẫn
- Thao tác vai: Bế em – cho em ăn
- Góc xây dựng: Xếp đường đi, ô tô, tàu hỏa
- Góc nghệ thuật: Dán cánh buồm, cờ cho các phương tiện giao thông đường thủy
- Góc sách: xem tranh ảnh một số phương tiện giao thông đường thủy, ( Tàu thủy, ca nô, thuyền)
VỆ SINH ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA – VỆ SINH – QUÀ XẾ
SINH HOẠT CHIỀU
- Cho trẻ làm quen bài thơ “ Con tàu”
- Tổ chức nêu gương cuối ngày cho trẻ.
 — & –
 Thứ 6 ngày 17 tháng 02 năm 2012
ĐÓN TRẺ - HĐTC – THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 I. Yêu cầu:	
Trẻ biết gọi tên, đặc điểm của xe taxi
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ xe taxi
III. Hướng dẫn:
1. Quan sát có mục đích: cho trẻ quan sát tranh vẽ xe taxi hỏi:
- Đây là xe gì?
- Chạy ở đâu?
- Xe taxi là loại phương tiện đường gì?
- Khi ngồi trên xe ta phải ngồi như thế nào?
2. Trò chơi vận động:
Chim sẻ và ô tô
3. Hoạt động tự chọn:
- Trẻ hoạt động tự do theo ý thích.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Thơ “Con tàu”
 I. Yêu cầu:
- Trẻ biết tên bài thơ và đọc thuộc tho cùng cô
 II. Chuẩn bị:
- Mô hình con tàu
* Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: Em đi chơi thuyền
- MTXQ: T

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_tuan_3_chu_de_giao_thong.doc