Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Tuần 2, Chủ đề nhánh: Bé và những người thân yêu

a/Hoạt động mở đầu : cô cho trẻ chơi trò chơi “giấu tay”.

b/Hoạt động 1:hát lại bài hát “ cả nhà thương nhau”.

Cô cho tổ hát ,cá nhân , nhóm hát, cô quan sát sửa sai nhắc cháu hát đúng nhịp.

c/Hoạt động 2 : nghe hát “ Bố là tất cả”.

Cô hát lần 1:

Tóm nội dung bài hát :

Bai hát nói về tình cảm của người bố dành cho con rất là to lớn.

Lần 2 cô cho cháu nghe nhạc không lời.

Lần 3 cô mở nhạc cho cháu nghe.

d/Hoạt động 3 : trò chơi hát theo âm o, a, u.

Cô hướng dẫn cách chơi cho cháu tham gia chơi, quan sát nhận xét trò chơi.

Giáo dục cháu qua bài.

Kết thúc.

 

doc11 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 12/02/2022 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Tuần 2, Chủ đề nhánh: Bé và những người thân yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hình người thân trên sân.
Trò chơi kéo co
 - Hoạt động chung có mục đích học tập:
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
GDAN : “bố là tất cả”
LQVT: So sánh chiều cao của hai đối tượng
LQVH: truyện Tích Chu
HDTH :nặn quà tặng người thân
TD : đi theo đường ngoằn ngoèo
Hoạt động góc :
Học tập: trẻ hơn già hơn.
Phân vai: mẹ con, bà cháu
Xây dựng: nhà của tôi ,nhà của bạn,
Nghệ thuật : tô màu hình người thân.
Khoa học khám phá:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2011
Hoạt động chung : GDAN nghe hát “ BỐ LÀ TẤT CẢ”
Lĩnh vực phát triển : phát triển thẫm mỹ.
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Cháu biết lắng nghe và hiểu nội dung bài hát.
Tham gia vận động hát lại bài hát : cả nhà thương nhau.
Tham gia trò chơi hát theo âm o,a,u.
II/ CHUẨN BỊ :
Đội hình giờ học phù hợp.
Bài hát : “ bố là tất cả, cả nhà thương nhau”.
Trò chơi hát theo âm u,o,a.
III/ TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
a/Hoạt động mở đầu : cô cho trẻ chơi trò chơi “giấu tay”.
b/Hoạt động 1:hát lại bài hát “ cả nhà thương nhau”.
Cô cho tổ hát ,cá nhân , nhóm hát, cô quan sát sửa sai nhắc cháu hát đúng nhịp.
c/Hoạt động 2 : nghe hát “ Bố là tất cả”.
Cô hát lần 1:
Tóm nội dung bài hát :
Bai hát nói về tình cảm của người bố dành cho con rất là to lớn.
Lần 2 cô cho cháu nghe nhạc không lời.
Lần 3 cô mở nhạc cho cháu nghe.
d/Hoạt động 3 : trò chơi hát theo âm o, a, u.
Cô hướng dẫn cách chơi cho cháu tham gia chơi, quan sát nhận xét trò chơi.
Giáo dục cháu qua bài.
Kết thúc.
Cháu tham gia chơi cả lớp.
Cháu hát cả lớp.
Tổ, nhóm ,cá nhân hát.
Nghe cô giới thiệu.
Lắng nghe cô.
Lắng nghe.
Lắng nghe cô giải thích.
Lắng nghe cô
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ ba ngày 1 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chung : LQVT “ SO SÁNH CHIỀU CAO CỦA HAI ĐỐI TƯỢNG”
Lĩnh vực phát triển : phát triển nhận thức.
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ nhận biết sự khác biệt về chiều cao giữa 2 đối tượng.
- Biết sử dụng đúng từ “cao hơn” “thấp hơn” để diễn đạt.
- Hứng thú tham gia các trò chơi.
II .CHUẨN BỊ
Một cây cao - một cây thấp .Cây bằng gỗ dán ( Cây cao treo quả đỏ, cây thấp treo quả vàng).
 - Những quả táo to bằng nhựa bên trong có chứa 2 cây (cây có hoa màu đỏ và cây có hoa màu vàng) bằng nhựa khác nhau về chiều cao rõ rệt ( cây có hoa màu đỏ cao hơn cây có hoa màu vàng) dành cho trẻ.
 - Mũ chóp cao ,chóp thấp ( mỗi trẻ một mũ.)
 - Phòng học thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ.
CÁCH TIẾN HÀNH
 1. Hoạt động 1: 
 - Các con ơi! Hôm nay trên đường đến trường cô có đi ngang qua một công viên, ở công viên này có trồng rất nhiều cây cảnh rất là đẹp, có những cây mọc ra những chiếc lá rất to và rất đẹp, cô rất thích và cô có xin bác bảo vệ cho cô hái một chiếc lá to ơi là to, các con xem này!!
- Thế bây giờ cô cháu mình sẽ cùng chơi với lá nhé!
- Cô treo chiếc lá này lên cao, các con sẽ thi nhau chạm vào lá, bạn nào chạm được vào lá là thắng. Các con hiểu chưa?
- Lần đầu cô treo lá thấp, gọi hai cháu lên chơi đều hầu như đều chạm được vào lá. Sau đó cô để lá cao hơn, các cháu lên chơi đều không chạm dược vào lá.
- Tại sao các con lại không chạm được vào lá ? Thôi để cô lên chạm vào lá thử nha.( cô chạm được rồi).
- Thế tại sao cô chạm được vào lá mà các cháu lại không chạm vào được? ( vì cô cao hơn).
- Có phải vậy không? Cô thử đo với một bạn xem nào.( cô mời một cháu lên đứng cạnh cô).
- Ai cao hơn ? Ai thấp hơn ?
 2. Hoạt động 2: Phân biệt chiều cao của 2 đối tượng
- Vừa rồi các con chơi rất ngoan, bây giờ các con chú ý nhìn lên xem cô có gì nhé.
- Có rất nhiều cây, có cây có hoa màu đỏ và cây có hoa màu vàng.
- Các con chú ý xem cô có cây gì đây nhé!( cây hoa màu vàng)
- Cây gì nữa đây?( cây hoa màu đỏ)
 - Các con thấy hai cây này như thế nào với nhau?( không bằng nhau)
 - Làm thế nào các con biết 2 cây này không bằng nhau?
 - Cô đặt 2 cây cạnh nhau. Các con chú ý, cô đặt thước từ ngọn cây hoa vàng sang ngọn cây hoa đỏ, các con thấy cây hoa đỏ như thế nào?
 - Cây hoa đỏ có phần thừa ra lên phía trên, nên cây hoa đỏ cao hơn, cây hoa vàng thấp hơn.
 - Cô cho trẻ nhắc lại:
 + Cây nào cao hơn? Cây nào thấp hơn?
 - Các cây ra hoa rồi kết quả đấy. Các con quay lại nhìn xem cây của lớp mình cũng ra nhiều quả chín rồi. Ai thích quả nào hãy chon một quả và mang về chỗ của mình nhé!
 - Các con hái được quả táo màu gì? Chúng mình cùng xem trong quả táo có điều gì kì lạ nhé.!
- Các con hãy xếp các cây ra nào. Các con thấy 2 cây này như thế nào với nhau?
- Cây nào cao hơn? Cây nào thấp hơn?vì sao?
 - Chúng mình cùng trồng 2 cây cạnh nhau nhé.
- Các con thấy cây nào cao hơn, cây nào thấp hơn ?
 - Cây hoa đỏ có phần thừa ra ở phia trên nên cây hoa đỏ cao hơn ,cây hoa vàng thấp hơn.
3. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
* Trò chơi: “Ai nhanh hơn”
 - Khi cô nói” Cao hơn” các con giơ cây hoa đỏ và nói “cao hơn”
 - Cô nói “thấp hơn” các con giơ cây hoa vàng và nói “ thấp hơn”
 - Cô cho trẻ chơi 2-3 lần.
*Trò chơi: “ Tìm bạn thân”
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều mũ, có chiếc mũ cao hơn, có chiếc mũ thấp hơn. Khi chơi mỗi bạn đội một mũ và cùng hát theo nhạc bài hát” “ Tìm bạn thân” kết thúc bài hát khi cô nói “Tìm bạn”, bạn mũ cao sẽ tìm bạn mũ thấp để kết thành đôi bạn thân. Cô cho trẻ chơi khoảng 2 lần, lần 2 đổi mũ cho nhau.
 * Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ tư ngày 2 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chung : LQVH “ TÍCH CHU”
Lĩnh vực phát triển : phát triển ngôn ngữ.
I. Mục đích yêu cầu:
 - Trẻ làm quen với câu chuyện “Tích chu ”, giúp trẻ hiểu được nội dung câu chuyện và có thể kể lại chuyện.
- Biết hát và vận động theo nội dung bài hát: cháu yêu bà.
 - Giúp trẻ chú ý lắng nghe, nhận rõ giọng điệu của các nhân vật trong truyện như Tích chu,bàQua đó phát triển trí nhớ, ngôn ngữ cho trẻ.
- Kể được câu chuyện qua các chi tiết chính trong tranh.và thể hiện đúng ngữ điệu của nhân vật.
- Thể hiện được tình cảm đối với bà qua từng động tác múa.
II. Chuẩn bị
Tranh truyện “ Tích chu”
Nhân vật rời: Bà,tích chu,chim .
Bài hát cháu yêu bà.
 Hoa đeo tay.
III.Tiến hành:
Hoạt động mở đầu:
Cho cháu hát “ Cháu yêu bà”.
Hoạt Động 1: Kể Chuyện.
Lần 1: Cô kể diễn cảm không dùng tranh .
Tóm nội dung :Tích Chu rong chơi xuống ngày,bà ốm nhưng không chăm sóc.bà biến thành chim bay mất. Tích chu rất buồn và hối hận đi tìm nước suối tiên theo lời mách bảo của bà tiên và rồi mọi công lao của cậu bé đã được đền đáp.Bà trở lại thành người,vui vẻ cùng Tích chu.
 GD: Phải biết quan tâm,giúp đỡ,yêu thương những người gần gũi.
Lần 2: Cô kể diễn dảm dùng tranh minh họa ( Cô kể diễn cảm, nhấn mạnh các chi tiết quan trọng)
Hoạt động 2:Trích dẫn,trẻ kể chuyện
 * Cô sử dụng nhân vật rời để đàm thoại với trẻ về câu chuyện
 - Trong câu chuyện cô vừa kể có những ai?
 - Câu chuyện kể về ai?
 + Tích chu sống với ai?
 + Hằng ngày Tích chu làm gì?Bà làm gì?
 + Tại sao bà bị bệnh?
 + Bà gọi Tích chu như thế nào?
 + Cuối cùng bà hóa thành con gì?
 + Về nhà,không gặp bà,Tích Chu làm gì?
 + Tích chu đã làm gì để giúp bà trở lại thành người?
 + Tích chu thế nào khi bà trở lại thành người?
 GD: Phải biết vâng lời ông bà,cha mẹ,yêu thương ,kính trọng,chăm sóc mọi người trong gia đình.
* Sau đó cô có thể cho 1 vài trẻ nhìn vào tranh nói lại những nét chính của câu chuyện.
Qua câu chuyện con thấy thế nào?
Nếu con là tích chu,khi bà bị bệnh,con sẽ làm gì?
Ơ nhà ,con có vâng lời mọi người không?Những việc gì?
Con có thể đặt tên cho câu chuyện này là gì?
Cô giới thiệu tên truyện “ Tích Chu” và viết ra băng giấy cho trẻ đọc.
Hoạt Động 3: Trò chơi
Các con học rất giỏi. Cô sẽ thưởng cho các con một trò chơi: Trò chơi có tên” tôi là ai?”
 - Cô sẽ thể hiện hành động của các nhân vật trong truyện( bà bị bệnh,Tích chu ham chơi,ân hận). Con sẽ đoán , nói tên và hành động của nhân vật đó.
 Sau đó cô có thể đổi vai chơi với trẻ
 - Nhận xét –tuyên dương
 - Các con có yêu thương bà của mình không?
 - Chúng ta cùng hát máu để thể hiện tình cảm đối với bà
 - Cho trẻ đeo hoa tay và hát máu” Cháu yêu bà”
 - Kết thúc về góc
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
Hoạt động khác :
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ năm ngày 3 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chung: TH “ Nặn quà tặng người thân”
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ biết dùng những kỹ năng đẫ học để nặn nhiều quà tặng người thân.
Lăn dọc xoay tròn để nặn.
Giáo dục trẻ biết yêu quí kính trọng người thân trong gia đình.
II / CHUẨN BỊ :
Đất nặn.
Bảng con, 1 số mẫu nặn, tăm.
Đội hình giờ học phù hợp.
III/ PHƯƠNG PHÁP
Hoạt độngcủa cô 
 Hoạt độngcủa trẻ
Mở đầu hoạt động: 
Cho trẻ kể về những người thân trong gia đỡnh của trẻ gồm những ai?
Tình cảm của con đối với những người thân như thế nào?
Hoạt động trọng tâm: 
Hoạt động 1:
Trẻ nêu ý tưởng trẻ sẽ nặn gỡ để tặng cho ai? Tặng cho bà, mẹ, ba, anh, em.
 Cô khái quát lại những ý tưởng và giúp trẻ nhớ lại một số kỹ năng cần thiết.
Cô nặn sẵn một số đồ dùng: Giỏ, xách, mũ, dép 
Cụ cho trẻ xem mẫu. Nhắc lại một số kỹ năng đó nặn: Lăn dọc, xoay tròn.
Hoạt động 2:Trẻ thực hiện : Cô quan sát gợi ý để trẻ nặn được ý tưởng mà trẻ đó nghĩ.
Trưng bày sản phẩm: Cô cho trẻ tự nhận xét.
- Cô chọn một số bài nhận xét cho cả lớp
Kết thúc: Ca hát bài: “ Mẹ yêu không nào”
Trẻ chú ý nghe.
Trẻ tự kể.
Trẻ núi theo suy nghĩ của mình.
Trẻ tự kể những gì mà trẻ muốn tặng.
- Trẻ nói nững ý tưởng của mình.
Trẻ quan sát 
- Trẻ đưa sản phẩm lên trưng bày và tự nhận xét bài của mình, bài bạn.
Trẻ chú ý nghe.
- Trẻ ca hát cùng cô.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
Hoạt động chung: ..
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
Thứ sáu ngày 4 tháng 11 năm 2011
Hoạt động chung : TD “Đi theo đường ngoằn ngèo”
Lĩnh vực phát triển : phát triển thể chất.
 I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ đi đều chân không chạm vào chướng ngại vật
- Rèn sự khéo léo và tính kiên trì cho trẻ.
- Giáo dục cho trẻ hàng ngày tập thể dục cho người khoẻ mạnh ,đoàn kết với các bạn.
II/ CHUẨN BỊ :
- Các hộp xếp làm đường ngoằn ngèo,bóng mỗi trẻ một quả.
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt đ

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_tuan_2_chu_de_nhanh_be_va_nhung_ngu.doc