Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ điểm: Rau, củ, quả và những bông hoa đẹp - Nội dung: Thơ bắp cải xanh
- Cô đọc thơ lần 2 kết hợp xem tranh
Đàm thoại với trẻ tên và nội dung bài thơ:
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ nói về cây rau gì?
+ Cây bắp cải có mà gì?
+ Cây bắp cải xanh như thế nào?
+ Lá cải như thế nào? Sắp hình gì?
+Còn có gì nữa? Búp cải non như thế nào?
( Cô vừa hỏi vừa kết hợp chỉ trên tranh và cho trẻ gọi tên các đặc điểm chính của cây bắp cải)
+ Nội dung bài thơ: bài thơ nói về cây bắp cải xanh man mát, lá cải sắp vòng tròn, ở giữa là búp cải non.
Ăn rau bắp cải có rất nhiều Vitamin và tốt cho cơ thể. Không chỉ rau bắp cải mà các loại rau khác cũng như vậy, vì thế trong những bữa cơm hàng ngày ngoài những thực phẩm giàu chất đạm như: cá, thịt, trứng chúng mình phải ăn thêm rau. Chúng mình cần ăn đầy đủ các chất trong các bữa ăn thì cơ thể chúng mình sẽ phát triển hài hòa về thể lực và làm cho da dẻ chúng mình hồng hào hơn.
- Tập cho trẻ đọc thơ
Cho trẻ đọc thơ cùng cô ( cô đọc chậm rãi, rõ ràng).
GIÁO ÁN: LÀM QUEN VĂN HỌC Chủ điểm: Rau, củ, quả và những bông hoa đẹp Nội dung: Thơ bắp cải xanh Lứa tuổi: 24 – 36 tháng Số lượng trẻ: 12 – 15 trẻ Thời gian: 12 – 15 phút Ngày soạn: 11/ 3/ 2012 Người soạn: Ong Thị Ngọc Người dạy: Ong Thị Ngọc Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Mục tiêu Kiến thức Trẻ biết tên bài thơ “ cây bắp cải” Trẻ nhớ và hiểu nội dung bài thơ Kĩ năng Trẻ phát âm chính xác các từ: “xanh man mát”, “sắp vòng tròn” Trẻ đọc thuộc bài thơ Trẻ nói được từ 3 đến 5 từ Thái độ Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ và đọc theo cô Chuẩn bị Tranh bài thơ cây bắp cải Tích hợp: Trò chơi “gieo hạt” Nhận biết tập nói “cây bắp cải” Cách tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định - Cô cùng cả lớp hát bài “cây cải bắp” - Hỏi trẻ: + Cô và các con vừa cùng nhau hát bài hát gì? + Cây bắp cải có màu gì? - Đố trẻ 1 câu đố về cây bắp cải Cô thấy cả lớp mình đã vừa hát rất hay bài hát cây bắp cải, bây giờ cô có một câu đố đố cả lớp mình, bạn nào ngoan, bạn nào giỏi trả lời cho cô nhé. “Lá xanh man mát Lại sắp vòng tròn Có cậu bé con Nằm ngủ ở giữa” - Trẻ hát theo cô - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe và trả lời 2 – 3 trẻ trả lời 2. Bài mới - Cô giới thiệu bài thơ “ cây bắp cải” - Cô đọc bài thơ lần 1 ( cô đọc không tranh, đọc diển cảm, đọc chậm, rõ lời, biểu cảm thể hiện tình cảm và nhịp điệu bài thơ) + Hỏi trẻ: cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gỉ? - Cô đọc thơ lần 2 kết hợp xem tranh Đàm thoại với trẻ tên và nội dung bài thơ: + Cô vừa đọc bài thơ gì? + Bài thơ nói về cây rau gì? + Cây bắp cải có mà gì? + Cây bắp cải xanh như thế nào? + Lá cải như thế nào? Sắp hình gì? +Còn có gì nữa? Búp cải non như thế nào? ( Cô vừa hỏi vừa kết hợp chỉ trên tranh và cho trẻ gọi tên các đặc điểm chính của cây bắp cải) + Nội dung bài thơ: bài thơ nói về cây bắp cải xanh man mát, lá cải sắp vòng tròn, ở giữa là búp cải non. Ăn rau bắp cải có rất nhiều Vitamin và tốt cho cơ thể. Không chỉ rau bắp cải mà các loại rau khác cũng như vậy, vì thế trong những bữa cơm hàng ngày ngoài những thực phẩm giàu chất đạm như: cá, thịt, trứng chúng mình phải ăn thêm rau. Chúng mình cần ăn đầy đủ các chất trong các bữa ăn thì cơ thể chúng mình sẽ phát triển hài hòa về thể lực và làm cho da dẻ chúng mình hồng hào hơn. - Tập cho trẻ đọc thơ Cho trẻ đọc thơ cùng cô ( cô đọc chậm rãi, rõ ràng). + Cả lớp đọc 2 – 3 lần theo cô + Cô giáo cho tổ, nhóm, cá nhân đọc ( Cô chú ý sửa sai, sửa giọng cho trẻ đọc đúng lời, đúng nhịp thơ) + Hỏi lại trẻ tên bài thơ “ Cô vừa cho các con đọc bài thơ gì?” + Cho cả lớp đọc lại 1 lần - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời ( 3 – 4 trẻ trả lời) + Cây bắp cải ( 1-2 trẻ trả lời) + Nói về cây rau bắp cải ( 2 trẻ trả lời) + Màu xanh + Xanh man mát + Lá cải sắp vòng tròn + Búp cải non nằm ở giữa + Trẻ lắng nghe Cả lớp đọc 2 – 3 nhóm đọc Cây bắp cải Cả lớp đọc 3. kết thúc - Cho trẻ chơi trò chơi “ gieo hạt” Cô thấy hôm nay lớp mình học bài rất là giỏi, bây giờ cô sẽ thưởng cho lớp mình một trò chơi. Các con có thích không? - Cô nhận xét khuyến khích trẻ và nhẹ nhàng chuyển hoạt động Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_mam_chu_diem_rau_cu_qua_va_nhung_bong_h.doc