Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ điểm: Bản thân - Trần Tuyết Mai

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC LĨNH VỰC

 

 

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động của cơ thể: bò, đi, chạy, bật,

- Giáo dục: trẻ thích ăn những món trẻ thích và đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh.

- Biết mặc quần áo, đội mũ nón phù hợp khi thời tiết thay đổi.

- Phát triển sự phối hợp tay – mắt, vận động hịp nhàng của cơ thể,

2. Phát triển nhận thức:

- Khơi gợi ở trẻ tính tò mò ham hiểu biết, có một số kiến thức sơ đẳng về các thông tin bản thân ( tên, tuổi, giới tính,sở thích, )

- Biết tên gọi, công dụng các bộ phận trên cơ thể.

- Biết chỗ cắm cờ của mình, ngồi đúng chỗ qui định.

- Nhận biết tên gọi một số loại thực phẩm khác nhau và ích lợi của chúng với sức khoẻ của bản thân.

 

doc93 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ điểm: Bản thân - Trần Tuyết Mai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thuật: Tô màu bàn tay
+ Góc nghệ thuật các con sẽ tô màu
+ Khi tô con tô như thế nào?
+ Tay nào con cầm viết?
+ Tay nào con vịn giấy?
- Phân vai: Mẹ con
 + Thường ngày ở nhà ai chăm sóc các bạn?
 + Mẹ thường làm những công việc gì?
 + Ai chơi góc mẹ con?
 + Con sẽ đóng vai gì?
Hoạt động 3: Trẻ chơi
- Cô cho trẻ vào góc chơi tiến hành chơi. Nhắc nhở trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Cô cùng trẻ chơi ở góc chơi xây dựng. Cô bao quát trẻ trong khi chơi, nhắc nhở trẻ chơi ở các góc
Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi
- Cô cho trẻ đi tham quan góc xây dựng.
- Cô cho 1 trẻ giới thiệu về công trình xây của mình.
- Cô nhận xét góc xây dựng.
- Cô cho trẻ hát bài : “ Hết giờ chơi” 
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
“MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Chủ đề nhánh: Cơ thể Tôi
Đón trẻ
Trò chuyện
Thể dục sáng
Khám tay
Điểm danh
MÔN: TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI: DÁN CON LẬT ĐẬT (M)
I/ Mục đích yêu cầu: 
- Trẻ biết được con lật đật được dán từ hình tròn to nhỏ.
- Rèn cho trẻ dán hình tròn to và nhỏ.
- Biết giữ gìn sản phẩm.
II/ Chuẩn bị:
Tranh mẫu, giấy A4, hình tròn to nhỏ, bút màu,
III/ Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu.
 - Hát “ Cháu vẽ ông mặt trời ”
 - Ông mặt trời có dạng hình gì? ( tròn )
 - Hôm trước cô cho các con vẽ con gì?
Hôm nay cô hướng dẫn các con dán hình con lật đật nhé!
Hoạt động 2: Quan sát, dán mẫu:
 * Quan sát mẫu:
 - Đây là con gì? ( con lật đật )
 - Lật đật có gì? ( đầu, tay, thân )
 - Đầu có dạng hình gì? ( tròn )
 Còn có gì trên phần đầu này? ( mắt, mũi, miệng )
 - Có mấy tay? ( tập đếm )
 - Thân là hình gì? ( tròn ) 
 Thân con lật đật là hình tròn to nhất đó các con.
Đây là bức tranh đã được cô dán rồi, bây giờ các con cũng dán nhiều con lật đật như cô nhé!
* Dán mẫu:
 Các con dùng tay phải cầm hồ, tay còn cầm giấy.
 Lần 1: không giải thích
 Lần 2: vừa dán cô vừa giải thích	
 - Trước tiên ta dán hình tròn to nhất làm thân
 - Dán hình tròn nhỏ hơn đặt phía trên phần thân làm đầu con lật đật.
 - Hai tay là 2 hình tròn nhỏ hai bên
 - Ta vẽ thêm mắt mũi, miệng, thế là cô đã hoàn thành con lật đật để cho đẹp các con dùng màu tô hình nền. 
Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
Trong lúc trẻ dán,cô quan sát và hướng dẫn cho một số trẻ dán chưa đúng , chưa đẹp.
Hoạt đông 4: Đánh giá sản phẩm
Cô cho trẻ đem tranh lên trưng bày.
Cô nhận xét tranh dán của trẻ, yêu cầu trẻ nhận xét tranh dán của mình của bạn: tranh bạn dán đẹp, nhiều con, bạn dán đúng ( chưa đúng) các bộ phận,...
Hoạt đông 5: Kết thúc
- Vận động “ tay thơm tay ngoan”
- Nhận xét tuyên dương
Hoạt động ngoài trời
QUAN SÁT ĐÔI MẮT
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết mắt là 1 trong 5 giác quan của cơ thể. Mắt có vai trò quan trọng trong việc giúp bé khám phá thế giới xung quanh.
Hướng dẫn trẻ rèn luyện kỹ năng thực hiện các vận động của mắt và biết sử dụng các vận động đó một cách thích hợp.
Giáo dục trẻ tự ý thức thực hành vệ sinh cá nhân để tự chăm sóc và bảo vệ đôi mắt.
II. Chuẩn bị: 
- Sân bằng phẳng
- Đồ chơi ngoài trời
III. Cách tiến hành:
 * Ổn định giới thiệu:
 Trò chơi “ trời sáng trời tối" 
Cô vừa cho các con chơi trò chơi gì?
Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu về đôi mắt nhé!
Hoạt động 1: Quan sát đôi mắt
 Nếu nhắm mắt chúng ta có thấy mọi vật xung quanh không?
Mắt giúp chúng ta nhận biết gì về xung quanh?
Muốn nhìn rõ mọi vật cần phải có điều kiện gì ?
Nếu mắt bị đau, bị đỏ, bị mù thì ảnh hưởng đến khả năng nhìn của chúng ta.
Mỗi người có mấy con mắt ?
Hai con mắt ở vị trí nào trên khuôn mặt ?
Khi gặp ánh sáng chói, thì mắt sẽ như thế nào?
Các bộ phận của mắt rất quan trọng, nếu mắt bị hỏng, ta sẽ không nhìn thấy gì
 Để giữ gìn đôi mắt các con phải làm gì? ( rửa sạch )
Ngoài rữa mặt bằng nước sạch, dùng khăn có kí hiệu riêng, không đế ánh sáng quá chói chiếu vào. Các con phải ăn uống đầy đủ chất vitamin A , ngồi học phải đúng cách: thẳng lưng, đầu hơi cúi để giữ đôi mắt, các con nhớ chưa!
Hoạt động 2: chơi vận động “ Đuổi bóng”	
 * Cách chơi: Cô vừa gọi tên trẻ vừa đẩy bóng đi theo các hướng khác nhau, trẻ chạy theo và nhặt bóng mang về cho cô, cô lại tiếp tục đẩy bóng theo hướng khác.
Hoạt động 3: Chơi tự do
Cô cho trẻ chơi tự do trên sân với đồ chơi ngoài trời, bóng trên sân, cô bao quát trẻ trong khi chơi.
- Kết thúc: Nhận xét tuyên dương
ĐỘNG HOẠT GÓC
Chủ đề “ Tôi cần gì lớn lên và khỏe mạnh”
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết cách chơi, thể hiện được vai chơi, tuân thủ đúng luật chơi quy định
- Rèn kỹ năng nhanh nhẹn, khéo léo
- Trẻ biết chơi, không tranh giành đồ chơi, biết thu dọn đồ chơi gọn gàng sau khi chơi xong.
II. Chuẩn bị: 
- Góc chơi học tập (tranh ảnh có liên quan đến dinh dưỡng, cho trẻ xếp hình)
- Góc nghệ thuật ( tranh, bút màu )
- Góc chơi xây dựng hàng rào (khối gỗ, cây xanh...)
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định - giới thiệu: 
 Hát bài "ồ sao bé không lắc"
 - Thế cơ thể bé có gì? ( tay, chân, đầu,)
 - Và cơ thể của bé cũng là chủ đề nhánh của lớp ta trong tuần này đó các con và các con sẽ vui chơi theo chủ đề nhánh này nhé!
 Hôm nay cô có chuẩn bị rất nhiều góc chơi cho các bạn như: Góc xây dựng “ xây đường về nhà bé”, phân vai “ mẹ con”, học tập “ xem sách, tranh”, nghệ thuật “ tô màu”, thiên nhiên “ chăm sóc cây” nhưng hôm nay các con sẽ chơi ở 3 góc đó là:
Hoạt động 2: Thỏa thuận trước khi chơi
- Xây dựng: Đường về nhà bé
 + Xây con đường con sẽ xây như thế nào?
 + Khi xây con đường xong con có thể xây thêm gì nữa?
 + Ai sẽ chơi ở góc xây dựng?
 + Khi xây con sẽ xây như thế nào?
- Nghệ thuật: Tô màu bàn tay
+ Góc nghệ thuật các con sẽ tô màu
+ Khi tô con tô như thế nào?
+ Tay nào con cầm viết?
+ Tay nào con vịn giấy?
- Học tập: Xem tranh ảnh 
 + Các con xem tranh
 + khi xem hình thì như thế nào? ( lật từng trang, xem từng tranh )
 + Ai sẽ chơi góc học tập
Hoạt động 3: Trẻ chơi
- Cô cho trẻ vào góc chơi tiến hành chơi. Nhắc nhở trẻ không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Cô cùng trẻ chơi ở góc chơi xây dựng. Cô bao quát trẻ trong khi chơi, nhắc nhở trẻ chơi ở các góc
Hoạt động 4: Nhận xét sau khi chơi
- Cô cho trẻ đi tham quan góc xây dựng.
- Cô cho 1 trẻ giới thiệu về công trình xây của mình.
- Cô nhận xét góc xây dựng.
- Cô cho trẻ hát bài : “ Hết giờ chơi” 
	 2 Tuần
 	Từ ngày 18 /10 / 2010 đến 29 /10 / 2010
YÊU CẦU
- Bước đầu cho trẻ hiểu cơ thể lớn lên và có sự thay đổi (cao hơn, lớn hơn, mập hơn, ốm hơn.)
- Cơ thể lớn lên và khoẻ mạnh là do sự ăn uống đủ chất, môi trường sạch, an toàn và được quan tâm yêu thương.
- Có một hành vi tự chăm sóc sức khoẻ bản thân, môi trường.
- Biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
- ích lợi của môi trường (Cây xanh, bóng mát và không khí trong lành, cảnh quan đẹp và an toàn) đối với cơ thể. 
- Môi trường không sạch và những cảm xúc khác nhau. 
- Bảo vệ môi trường( tưới cây, gom rác bẩn, giữ gìn vệ sinh, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi đúng nơi qui định)
- Những việc không nên làm để môi trường luôn sạch đẹp.
 - Tôi được sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên
và lớn lên
- Những người trong gia đình yêu thương chăm sóc tôi( Bó, mẹ, ông , bà.)
- Cô giáo và các bạn trong trường MN quan tâm và chăm sóc dạy dỗ tôi.
- Tôi yêu quí mọi người.
Tình thương yêu và sự quan tâm, chăm sóc của người lớn
Môi trường xanh
sạch đẹp
MẠNG NỘI DUNG
Ích lợi của dinh dưỡng với sức khoẻ và cách giữ gìn sức khoẻ
- Các loại thực phẩm có nguồn dinh dưỡng khác nhau( Gạo, thịt, cá, trứng, rau, quả)
- ích lợi của việc ăn uống đủ chất đối với sức khỏe.
- Giấc ngủ và tập thể dục có ích cho sức khỏe.
- Giữ gìn sức khỏe và mặc quần áo phù hợp với thời tiết.
Văn hoc
- Thơ “ Gấu con bị đau răng”
Khám phá
khoa học
- Khám phá nhận biết các giác quan, cách chăm sóc các bộ phận cơ thể.
Toán
- Thực hành nhận biết tay phải – trái, Phía trước - sau
Phát triển ngôn ngữ
Phát triển thể chất
Phát triển nhận thức
Dinh dưỡng-sức khoẻ
Trò chuyện về cơ thể khỏe mạnh và lợi ích của việc tập luyện 
Luyện tập kỹ năng vệ sinh cá nhân.
Thể dục
- Ném xa bằng 2 tay
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Tạo hình
- Di màu bé tập thể dục
Âm nhạc
- Hát & VĐ “ Mừng sinh nhật”
- Nghe hát “ Nào chúng ta cùng tập TD”
- Trò chơi “ Tai ai tinh”
- Phân biệt các biểu hiện cảm xúc khác nhau qua cử chỉ điệu bộ và thể hiện sự quan tâm đến người khác.
Phát triển TCXH
Phát triển thẩm mĩ
KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNGTRONG TUẦN
Mục đích yêu cầu
Bước đầu cho trẻ hiểu cơ thể lớn lên và có sự thay đổi (cao hơn, lớn hơn, mập hơn, ốm hơn.)
Cơ thể lớn lên và khoẻ mạnh là do sự ăn uống đủ chất, môi trường sạch, an toàn và được quan tâm yêu thương.
Có một hành vi tự chăm sóc sức khoẻ bản thân, môi trường.
Biết giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết thay đổi.
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
ĐÓN TRẺ 
Trò chuyện với cháu về lợi ích của các nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể. 
Cho cháu xem một số tranh về các món ăn chế biến từ các loại thực phẩm.
Nhắc cháu biết cất cặp, dép đúng nơi qui định và tự giác chào cô, bố, mẹ khi đến lớp.
Cho cháu xem một số tranh về các món ăn chế biến từ các loại thực phẩm.
THỂ DỤC SÁNG
“ Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC”
1/ Khởi động:
- Cô cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với bài hát “ Cùng đi đều”, thực hiện các kiểu đi.
 2/ Trọng động: 
Bài tập phát triển chung.
 * Động tác hô hấp: ngửi hoa
- Hai tay cầm hoa ngửi
 * Động tác tay vai: tay đưa trước, nắm hai tai nghiêng đầu sang trái, sang phải.
 * Động tác chân: Hai tay cầm đầu gối xoay xoay.
 * Động tác bụng lườn: Nghiêng người sang hai bên
 *Động tác bật nhảy: Dậm chân xoay 1 vòng
Hoạt động 3: Hồi tĩnh:
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng xung quanh sân trường
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH

File đính kèm:

  • docCHU DE BAN THAN(1).doc
Giáo án liên quan