Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Nước-hiện tượng tự nhiên (3 tuần)

Mở chủ đề:

 -Cho trẻ xem tranh về nước-hiện tượng thiên nhiên

 -Trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên mà trẻ biết:nắng, mưa, sấm, sét, ngày, đêm

 -Hát,nghe hát một số bài hát về chủ đề

 -Cô và trẻ cùng treo tranh ảnh về nước-hiện tượng thiên nhiên

 -Chuẩn bị đồ dùng, nguyên vật liệu có liên quan đến chủ đề

I.MỤC TIÊU

 1.PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT:

 -Biết sử dụng nước sạch để vệ sinh và ăn uống

 -Biết ăn mặc phù hợp với thời tiết

 -Biết phòng tránh một số bệnh thường gặp vào mùa nắng, mùa mưa

 -Rèn cho trẻ một số kỹ năng vệ sinh cá nhân và lao động tự phục vụ

 -Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể, môi trường

 -Thực hiện tốt các động tác thể dục cùng cô một cách nhanh nhẹn

 -Biết thực hiện các bài tập VĐCB:bật xa, bật ô-bò cao, tung bóng một cách thành thạo

 -Biết phối hợp vận động và các giác quan

 -Phát triển nhóm cơ qua các vận động tinh

 

doc22 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Nước-hiện tượng tự nhiên (3 tuần), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g gì?
+Chúng ta phải làm gì khi trời mưa?
Hoạt động 2: Bé vẽ những hạt mưa
 -Cô cho trẻ xem tranh mẫu về mưa 
 -Đàm thoại về tranh gợi ý
 +Trong tranh có những gì?
 +Khi trời mưa, những đám mây có màu gì?Bầu trời như thế nào?
 +Những hạt mưa khi rơi xuống đựoc vẽ bằng những nét gì?
-Giới thiệu hoạt động vẽ mưa
-Trò chuyện về ý thích của trẻ 
 -Cho trẻ vẽ về mưa theo cảm nhận của trẻ
 -Cô quan sát, hướng dẫn, gợi ý cho trẻ;giúp đỡ những trẻ vẽ yếu
 -Nhận xét, trưng bày sản phẩm của trẻ
Hoạt động góc:Cho trẻ chơi tất cả các góc chơi
4.Đánh giá:
Thứ 6 ngày 16 tháng 4 năm 2009
Đề tài: NẮNG SỚM
1.Yêu cầu:
-Trẻ hát rõ lời, hát chính xác theo nhạc của bài hát nắng sớm
-Biết vỗ tay theo nhịp theo nhạc bài hát cùng cô
-Rèn kỹ năng hát và vỗ tay theo nhịp
-Phát triển tai nghe âm nhạc,trí nhớ âm nhạc,khả năng cảm thụ âm nhạc
-Giáo dục trẻ hăng hái tham, gia hoạt động
2.Chuẩn bị:
-Mũ chóp,máy casset, đĩa
-Xắc xô, thanh gõ
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1:Chơi TC:Ai đoán giỏi
Xem sổ ngân hàng trang 1
-Lần chơi cuối, cô cho trẻ hát và đoán tên bài hát” Nắng sớm”
Hoạt động 2: Hát+VTTN:Nắng sớm
-Cô và cả lớp cùng hát lại bài hát 2 lần
-Giới thiệu hoạt động hát và vỗ tay theo nhịp theo nhạc bài hát
-Đàm thoại về cách vỗ tay theo nhịp,cho trẻ vỗ tay theo nhịp trên không
-Cô hát và vỗ tay theo nhịp theo nhạc bài hát cho trẻ quan sát 2 lần
-Cô và cháu cùng hát và vỗ tay theo nhịp
-Cho trẻ luyện tập hát và VTTN dưới các hình thức:Tổ, nhóm, cá nhân
Cô theo dõi, sửa sai, giúp đỡ trẻ,khuyến khích trẻ tham gia hoạt động
Hoạt động 3: Nghe hát:Cho tôi đi làm mưa với
-Giới thiệu bài hát:Cho tôi đi làm mưa với
-Cô hát cho trẻ nghe tron vẹn bài hát một lần, sử dụng nét mặt, điệu bộ
-Cô hát lại lần hai, kết hợp Vận động minh họa theo nhạc bài hát
-Cô mở nhạc cho trẻ nghe, cô cháu cùng hát và vận động theo nhạc
-Nhận xét, tuyên dương, nhắc nhở.Kết thúc hoạt động
Hoạt động góc: Cho trẻ chơi tất cả các góc chơi
4.Đánh giá:
KẾ HOẠCH TUẦN 2 Từ ngày 20-24/4/2009
Chủ đề: ÁNH SÁNG,KHÔNG KHÍ,ĐẤT CÁT-CÁC HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN 
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Trò chuyện sáng
Trò chuyện về một số nguồn sáng tự nhiên: mặt trời, mặt trăng, sao
Trò chuyện về không khí, sự cần thiết của kk
Trò chuyện về tác dụng của ánh sáng đối với con người
Trò chuyện về sự cần thiết của đất cát đối với cuộc sống
Trò chuyện về các hiện tượng thiên nhiên:nắng, mưa, sấm sét 
Thể dục sáng
-Khởi động:Cho trẻ khởi động với các kiểu đi, chạy khác nhau:đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh
-Trọng động:Tập BTPTC với các động tác: Bụng:Hai tay lên cao,nghiêng người
+Hô hấp :Thổi bóng Chân:Đưa từng chân ra trước
+Tay:Hai tay giơ cao quá đầu Bật:Bật tiến về trước
-Hồi tĩnh: Cho trẻ đi vung tay hít thở nhẹ nhàng
Thứ 2 và thứ 6 tập thể dục theo nhạc
HĐC có mục đích học tập
Bò cao-bật ô
-Tập BTPTC 
Tìm hiểu về không khí
-Quan sát thí nghiệm
-Chơi Nhốt không khí
Ôn rộng và hẹp
-Chơi:ai nhanh hơn; đàn vịt con
-Thử tài của bé
Bé vẽ bầu trời
-Trò chuyện về bầu trời
-Nhận xét, trưng bày sản phẩm
Cháu vẽ ông mặt trời
-NH:Ông mặt trời
-Chơi:Truyền tin
Hoạt động ngoài trời
Vẽ phấn trên nền
Cáo và thỏ
-Giặt chiếu
-Chơi tự chọn
Quan sát các đám mây bay
-Chơi:Trời nắng trời mưa
-Pha nước chanh
Cây có ánhsáng ko có ánh sáng
-Chơi:Mèo đuổi chuột,lộn cầu vồng
Chơi Rồng rắn lên mây;cáo và thỏ
-Giặt chiếu
-Chơi tự chọn
Dạo quanh sân trường
-Chơi tự chọn
Hoạt động góc
-Chơi phân vai:Gia đình,cửa hàng bán nước giải khát
-Chơi xây dựng:Xây công viên nước;Lắp ráp một số đồ chơi
-Góc nghệ thuật:-vẽ, tô màu,dán mây, mưa, ông mặt trời, mặt trăng
+Vẽ biển, hồ, ao cá.Tô màu tranh về thời tiết
+Làm tranh thiên nhiên từ cát, sỏi;Trang trí trang phục mùa hè:quần, áo, nón,
+hát,nghe hát, vỗ phách, nhịp các bài hát về chủ điểm
-Góc học tập:+Chơi vật chìm vật nổi;đong nước,đếm số cốc nước đổ vào chai
+Chơi so hình, nối hình, ghép tranh;chơi với các hình hình học
+Xem tranh, đọc thơ chỉ chữ, kể chuyện theo tranh
-Góc thiên nhiên:Chơi đong nước, thả thuyền, tưới cây;chơi với cát, sỏi
Hoạt động chiều
-Giải câu đố về các hiện tượng tự nhiên
-Chơi tự chọn
-Ngày và đêm
-Chơi theo góc
Làm quen bài hát:cháu vẽ ông mặt trời
Chơi theo góc
Đọc thơ:Đi nắng
Chơi theo góc
-Biễu diễn văn nghệ
-Nêu gương cuối tuần
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ 2 ngày 20 tháng 4 năm 2009
Đề tài: BÒ CAO-TUNG BÓNG
1.Yêu cầu:
-Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt nhịp ngàng để bò cao và tung bóng lên cao 
-Rèn khả năng quan sát, chú ý, định hướng trong không gian
-Phát triển các nhóm cơ, khả năng phối hợp tay-chân-mắt
-Giáo dục trẻ tích cực tham gia hoạt động, biết vâng lời cô
2.Chuẩn bị:Mỗi trẻ một quả bóng
3.Tiến trình hoạt động
*Khởi động:Cho trẻ khởi động với các kiểu đi, chạy khác nhau:Đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, gót bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh
*Trọng động:Tập BTPTC với các động tác:Như TDS, tăng động tác tay,chân 4lx4n
-Cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện nhau thực hiện VĐ CB:Bò cao-tung bóng
-Cô làm mẫu cho trẻ quan sát,vừa làm mẫu cô vừa giải thích kỹ năng thực hiện vận động tung bóng cho trẻ nghe:TTCB:Đặt 2 tay sát sàn, 2 chân thẳng.Khi có hiệu lệnh bò tiến về phía trước theo hướng thẳng,2 chân thẳng.Sau đó đứng lên cầm bóng và tung bóng lên cao
Cô làm mẫu 2-3 lần cho trẻ quan sát
-Mời 2 trẻ lên thực hiện vận động:Bò cao-tung bóng,cô quan sát, sửa sai cho trẻ, chú ý sửa tư thế vận động cho trẻ
-Cho trẻ thực hiện vđcb theo các hình thức:tổ, nhóm, cá nhân.Cô quan sát, sửa sai và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn
-Động viên, khen ngợi trẻ
*Hồi tĩnh:cho trẻ đi vung tay, hít thở nhẹ nhàng
Hoạt động góc:Cho trẻ chơi:phân vai, học tập, nghệ thuật, xây dựng
4.Đánh giá:
Thứ 3 ngày 21 tháng 4 năm 2009
Đề tài: KHÔNG KHÍ XUNG QUANH TA
1.Yêu cầu:
-Trẻ biết được không khí,vai trò và sự cần thiết của không khí đối với con người
-Rèn khả năng ghi nhớ , chú ý có chủ định
-Phát triển ngôn ngữ:Trẻ nói trọn câu, rõ ràng
-Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường :không vứt rác bừa bãi để không khí luôn sạch, không bị ô nhiễm
2.Chuẩn bị:
-1 cây nến;2 túi nylon,1 cái bật lửa, 1 cái ly (hoặc lon sắt)
-Mỗi trẻ một cái bong bóng
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Chơi:Thử tài nén hơi
-Tập trung trẻ, giới thiệu trò chơi:thử tài nén hơi”
-Cho trẻ ngậm miệng thật chặt và dùng 2 tay bịt kín mũi lại xem bạn nào nén hơi giỏi nhất.Cho trẻ chơi 2-3 lần
-Trò chuyện cùng trẻ:+Khi bịt kín mũi và ngậm miệng lại các cháu có thở được không?
+Để thở được mình phải làm gì?(hả miệng hoặc thả tay bịt mũi ra)
+Các cháu có biết nhờ có gì mà mình thở được không?
+Không khí ở đâu?Các cháu có thấy không?
-Dẫn dắt giới thiệu hoạt động cho trẻ quan sát thí nhiệm
Hoạt động 2: Thí nghiệm về không khí
*Thí nghiệm 1:Cô bật lửa châm cây nến cháy .Cho trẻ quan sát ngọn nến đang cháy.
Sau đó, lấy chiếc lon sắt ụp kín cây nến đang cháy lại.Thử cho trẻ đoán xem cây nến còn cháy hay đã tắt
*Thí nghiệm 2:Cho trẻ quan sát 2 chiếc túi nylon trống rỗng.Sau đó, cô làm thí nghiệm nhốt không khí vào trong túi nylon.Cho trẻ biết nhờ có không khí mà chiếc túi mới can phồng to lên như vậy được
-Trò chuyện cùng trẻ:Không khí ở đâu?
+Không khí có hình dạng như thế nào?
+Chúng ta có nhìn thấy không khí được không?
+vì sao chúng ta cần có không khí?
Giáo dục trẻ biết giữ gìn và bảo vệ không khí thật sạch , không vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn không khí
Hoạt động 3:Bé nhốt không khí
-Phát cho mỗi trẻ một cái bong bóng.Hướng dẫn trẻ nhốt không khí vào bong bóng bằng cách thổi to quả bóng lên và buộc bong bóng lại.Có thể cho trẻ “nhốt” và”thả”không khí nhiều lần
-Cho trẻ chơi với bong bóng
-Nhận xét, tuyên dương, chuyển hoạt động
Hoạt động góc:Cho trẻ chơi tất cả các góc chơi
Thứ 4 ngày 22 tháng 4 năm 2009
Đề tài: ÔN RỘNG VÀ HẸP
1.Yêu cầu:
-Trẻ nhận biết thành thạo về rộng hơn-hẹp hơn
-Biết dùng từ đúng(rộng hơn-hẹp hơn) để diễn tả sự khác nhau về kích thước của hai đối tượng
-Rèn khả năng chú ý, tư duy có chủ định
-Phát triển ngôn ngữ:mở rộng vốn từ, nói trọn câu
-Giáo dục trẻ hăng hái tham gia hoạt động
2.Chuẩn bị:
-Phấn hoặc băng keo
-Mỗi trẻ một bức tranh, bút màu,
3.Tiến trình hoạt động:
Hoạt động 1: Đôi chân khéo léo
-Tập trung trẻ,dẫn dắt giới thiệu hoạt động đưa trẻ đi chơi công viên
-Trên đường đi trẻ gặp 2 con suối :một con suối hẹp và một con suối rộng, muốn đến được công viên thì trẻ phải nhảy qua 2 con suối đó.
-Cho trẻ nhảy qua lần lượt từng con suối, tạo tình huống để trẻ nhận ra con suối rộng hơn-con suối hẹp hơn
Hoạt động 2: Chơi:Đàn vịt con
-Dẫn dắt giới thiệu trò chơi:Đàn vịt con
-Cô chuẩn 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_nuoc_hien_tuong_tu_nhien_3_t.doc