Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình - Đề tài: Truyện: Con Chó-Con Mèo

- Cô đặt câu hỏi , trẻ trả lời (Cho cả lớp, tổ, nhóm trẻ và từng trẻ nói):

+ Vừa rồi các con đã xem hình ảnh của về con gì? (Con mèo ạ; đây là con mèo ạ)

+ Con mèo kêu thế nào? (meo meo); (Cô yêu cầu trẻ bắt chước tiếng kêu của mèo).

+ Con mèo có những bộ phận nào?

(Cái đầu,cái mình, cái chân, cái đuôi),

(Cô gơi ý gợi mở để trẻ hiểu câu hỏi: Con mèo muốn đi – chạy được phải có cái gì?

Tai tinh của mèo ở đâu?.)

_ Cô cho trẻ cả lớp, tổ, nhóm trẻ và từng trẻ nói, chú ý sửu sai cho trẻ.

- Cô mở PP sline 5,6 và chuyển sang sline 7; đặt câu hỏi, trẻ trả lời trước khi cho trẻ xem phần cái đầu của con mèo.

+ Đầu con mèo có những gì? (Tai, mắt, mũi, cái miệng, râu)

+ Món ăn ưa thích của mèo là gì? (Cá ạ)

+ Chúng ta nuôi mèo để làm gì? (Mèo bắt chuột ạ)

Cô có thể gợi ý bằng câu trong bài hất “Gà trống mèo con và cún con” để giúp trẻ trả lời

 

doc4 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 707 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình - Đề tài: Truyện: Con Chó-Con Mèo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: Những con vật nuôi trong gia đình
Đề tài: NBTN Truyện: Con Chó – Con Mèo
Nhóm lớp: Chồi Biếc 1(18 - 36tháng) Thực hiện: Trần thị Ngọc Bến
1. Mục đích yêu cầu:
Kiến thức:
- Dạy trẻ tên gọi,màu sắc,đặc điểm đặc trưng của con mèo,con chó.
Kỹ năng:
- Trẻ phát âm đúng và phát triển kỹ năng quan sát.
- Diễn tả được âm thanh, tiếng kêu của con vật.
- Dạy bé biết nói trọn câu.
Thái độ:
Trẻ yêu quý bảo vệ các loài động vật.
2. Chuẩn bị:
- Tranh PP về cún con 
- Âm nhạc bài “ Gà trống mèo con và cún con”
- Lô tô con mèo con cho và con gà.
- Tranh A4 vẽ khúc xương, con cá.
- Lớp học sạch sẽ thoáng; ánh sáng đủ.
- Cô và trẻ gon gàng.
3. Tiến Hành:
Các bước
Nội dung thực hiện:
Lưu ý
Ổn định tổ chức:
Hoạt động 1: NBTN Con mèo
Hoạt động 2:
NBTN: 
Con Chó
Hoạt động 3:
Kết thúc.
Cô đàm thoại với trẻ.
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Gà trống mèo con và cún con”
- Cô nhận xét khen ngợi trẻ.
- Cô hỏi trẻ và dẫn dắt vào bài mới.
Câu hỏi:
+ “Vừa rồi cô cùng các con đã hát bài hát có những con vật gì? (gà trống ạ, mèo con ạ, cún con ạ)
+ Bây giờ các con có muốn cùng cô xem một số hình ảnh về các bạn ấy không?
+ Cô mời các con cùng cô xem đây là hình ảnh của bạn gì nhé?”
Cô cho trẻ xem PP về hình ảnh con mèo (từ sline 1 đên sline 4)
- Cô đặt câu hỏi , trẻ trả lời (Cho cả lớp, tổ, nhóm trẻ và từng trẻ nói):
+ Vừa rồi các con đã xem hình ảnh của về con gì? (Con mèo ạ; đây là con mèo ạ)
+ Con mèo kêu thế nào? (meo meo); (Cô yêu cầu trẻ bắt chước tiếng kêu của mèo).
+ Con mèo có những bộ phận nào? 
(Cái đầu,cái mình, cái chân, cái đuôi), 
(Cô gơi ý gợi mở để trẻ hiểu câu hỏi: Con mèo muốn đi – chạy được phải có cái gì?
Tai tinh của mèo ở đâu?...) 
_ Cô cho trẻ cả lớp, tổ, nhóm trẻ và từng trẻ nói, chú ý sửu sai cho trẻ.
Cô mở PP sline 5,6 và chuyển sang sline 7; đặt câu hỏi, trẻ trả lời trước khi cho trẻ xem phần cái đầu của con mèo.
+ Đầu con mèo có những gì? (Tai, mắt, mũi, cái miệng, râu)
+ Món ăn ưa thích của mèo là gì? (Cá ạ)
+ Chúng ta nuôi mèo để làm gì? (Mèo bắt chuột ạ)
Cô có thể gợi ý bằng câu trong bài hất “Gà trống mèo con và cún con” để giúp trẻ trả lời
- Cô cho trẻ cả lớp, tổ, nhóm trẻ và từng trẻ nói, chú ý sửu sai cho trẻ.
- Cô nhận xét khen ngợi trẻ và Cô dẫn dắt chuyển HĐ2.
Bây giờ cô và các con cùng đi tìm hiểu xem con chó nhuwq thế nào nhé.
Cô cho trẻ quan sát PP sline 10,11 về con cho.
Cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời:
+ Vừa rồi các con đã xem hình ảnh của về con gì? (Con chó ạ; đây là con chó ạ)
+ Con chó kêu thế nào? (gâu gâu ạ); (Cô yêu cầu trẻ bắt chước tiếng kêu của con chó).
+ Con chó có những bộ phận nào? 
(Cái đầu,cái mình, cái chân, cái đuôi ạ), 
 (Cô gơi ý gợi mở để trẻ hiểu câu hỏi: Con chó muốn đi – chạy được phải có cái gì?
Tai tinh của chó ở đâu? Cô có thể gợi ý bằng câu trong bài hất “Gà trống mèo con và cún con” để giúp trẻ trả lời)
_ Cô cho trẻ cả lớp, tổ, nhóm trẻ và từng trẻ nói, chú ý sửu sai cho trẻ.
Cô mở PP sline 12 và chuyển sang sline 13 đặt câu hỏi, trẻ trả lời trước khi cho trẻ xem phần cái đầu của con chó.
+ Đầu con chó có những gì? (Tai, mắt, mũi, cái miệng, râu)
+ Món ăn ưa thích của chó là gì? (xương ạ)
- Cô cho trẻ cả lớp, tổ, nhóm trẻ và từng trẻ nói, chú ý sửu sai cho trẻ.
- Cô cho trẻ xem sline kế tiếp và hỏi trẻ:
+ Con nào to, con nào nhỏ-bé? (Con chó to- con mèo bé ạ)
+Chúng ta nuôi chó để làm gì? (Chó giữ nhà, canh gác nhà) Cô có thể gợi ý bằng câu trong bài hất “Gà trống mèo con và cún con” để giúp trẻ trả lời
- Cô nhận xét khen ngợi trẻ
- Các con có muốn được chơi trò chơi không?
Cô có một trò chơi Mèo và chó tìm thức ăn.
Cô hướng dẫn cách chơi và cho 2 nhóm trẻ chơi.
Sau đoạn nhạc dạo bài hát “Cà trống mèo con và cún con” thì dừng và Cô cùng trẻ kiềm tra.
Cô nhận xét khen ngơi và khuyến khích trẻ.
Cô cho 1 nhóm khác lên thực hiện lần nữa.
Cô nhận xét khen ngơi và khuyến khích trẻ. 
Cô đặt câu hỏi: Chúng ta vừa được tìm hiểu về con vật gì?
Các con vật đó được nuôi ở đâu?
Ở nhà các con có nuôi con gì không?
Các con phải biết yêu quý các loài động vật bởi chúng giúp ích cho con người và cũng chăm ngoan lắm đấy.
Bài học đến đây là kết thúc rồi!
Trường mầm non tư thục Hoàng Gia
Cơ sở 37 - Tạ Quang Bửu - Hai Bà Trưng - Hà nội
----- O0O -----
HỘI GIẢNG MÙA XUÂN
CHỦ ĐỀ NHỮNG CON VẬT NUÔI TRONG GIA ĐÌNH
Đề tài: Nhận biết tập nói
CON MÈO - CON CHÓ
Nhóm lớp Chồi biếc
Người thực hiện: Trần Ngọc Bến
Hà nội, ngày 15 tháng 02 năm 2012

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_nhung_con_vat_nuoi_trong_gia.doc