Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề nhánh 1: Tôi là ai?

- Trò chuyện với trẻ về gia đình phòng khám bệnh.

- Hướng dẫn trẻ đóng vai các thành viên trong gia đình: trẻ đóng vai bố, mẹ chăm sóc em bé (búp bê) ăn bột, cháo, uống sữa, cho con đi học, đi chơi.

- Chơi ở phòng khám bệnh: BS mặc áo bờ-lu, đội mũ, đeo ống nghe, khám bệnh cho bệnh nhân, hỏi han bệnh tình của bệnh nhân. Cô hướng dẫn trẻ một số kỷ năng để khám bệnh (chú ý cách thể hiện vai chơi: thái độ ân cần của BS, bệnh nhân biết cảm ơn BS sau khi được khám bệnh).

- Cô vào nhóm chơi cùng với trẻ, giúp trẻ nhận vai chơi.

- Gợi ý để các nhóm chơi biết liên kết với nhau trong khi chơi, có sự giao lưu, quan tâm đến nhau trong lúc chơi.

 

doc22 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề nhánh 1: Tôi là ai?, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iếng hát, tìm đồ vật.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, phổ biến luật chơi và cách chơi cho trẻ:
* Cách chơi: 
 Cô mời 1bạn lên chơi, bạn lên chơi sẽ đội mũ chóp che mắt, một bạn khác sẽ lấy đồ vật dấu vào phía sau lưng 1 bạn nào đó. Sau khi dấu xong đồ vật thì cô sẽ cất mũ chóp và người chơi ,người chơi sẽ đi tìm đồ vật được cất dấu, khi đi tìm cả lớp sẽ hát một số bài hát theo chủ điểm , hát nhỏ nếu người chơi đang đi chỗ chưa có đồ vật hát to và nhanh dần khi chỗ có dấu đồ vật.
- Cho trẻ chơi vài lần .
- Cô nhận xét sau mỗi lần chơi. Tuyên dương bạn đoán đúng.
IV. Kết thúc giờ học: Nhận xét, tuyên dương.
Cho trẻ ca hát vận động bài “Mừng sinh nhật”.
Bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứngàytháng năm..
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI: GIỮ HÀM RĂNG ĐẸP
Trọng tâm: Dạy thơ.
I. Yêu cầu:
1. Kiến thức: Cháu thuộc bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả, nắm được nội dung bài thơ.
2. Kỹ năng: Cháu hiểu nội dung bài thơ, luyện phát âm những từ khó.
3. Giáo dục: Cháu biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh bé đánh răng.
- Tranh chữ to.
- Giấy, bút chì màu.
- Máy casset, băng nhạc.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Lớp hát bài “Vui đến trường”.
- Bài hát nói trước khi đến trường thì bạn nhỏ làm gì vậy con? (đánh răng, rửa mặt).
- Cô cho cháu quan sát tranh bé đánh răng và đàm thoại cùng cháu.
- Giáo dục: Muốn có hàm răng đẹp, các con phải thường xuyên đánh răng, giữ gìn vệ sinh răng miệng.
- Cô cũng có 1 bài thơ nói về 1 bạn nhỏ thường xuyên đánh răng nên hàm răng lúc nào cũng sạch sẽ, không bị sâu răng. Giờ học hôm nay cô sẽ dạy cho lớp mình nghe bài thơ này nha!
Hoạt động 2: Dạy thơ.
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc thơ lần 1.
- Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào?
- Cô đọc lần 2 kết hợp chỉ vào tranh chữ to tóm tắt nội dung bài thơ.
- Cô đọc cho cháu nghe lần 3. Giáo dục cháu: Sáng ngủ dậy các con phải đánh răng, đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Bây giờ lớp mình cùng đọc thơ với cô nhé!
- Cô dạy lớp đọc theo cô từng câu đến hết bài.
- Cô vừa đọc, vừa phân tích cách đọc thơ, cho cháu đọc lại những câu cần thiết.
- Lớp đọc theo cô 2 lần.
- Tổ đọc theo cô (sửa sai).
- Nhóm bạn trai, bạn gái đọc theo cô (sửa sai).
- Lớp đọc lại cùng cô.
Hoạt động 3: Đàm thoại:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài thơ khuyên bé điều gì? (bé đừng cắn bút mút tay)
- Nếu bé cắn bút, mút tay thì sẽ như thế nào? (khiến hàm răng xấu)
- Hàm răng giúp gì cho bé? (học hành, ca hát, nói điều dễ thương).
-> Cô tóm ý lại và giáo dục cháu: Các con phải tập thói quen tốt, đánh răng sau khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Chải răng thường xuyên và chải răng đúng cách. Luôn giữ gìn và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Lớp đọc lại bài thơ.
Hoạt động 4: Trò chơi “tô màu đồ dùng vệ sinh cá nhân”.
- Buổi sáng ngủ dậy các con thường làm gì?
- Con dùng gì để đựng nước và đánh răng?
- Cô phát cho mỗi cháu 1 tờ giấy tô màu đồ dùng vệ sinh (ca, bàn chải, khăn).
IV. Kết thúc giờ học: Nhận xét, tuyên dương.
Bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hoạt động góc: Chủ đề nhánh Tôi là ai?
Trọng tâm: 
Góc xây dựng: Xây nhà và xếp đường về nhà bé.
Thứ .ngày. tháng. năm 20..
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG TOÁN
ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT PHÍA PHẢI, PHÍA TRÁI, Ở GIỮA.
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:Trẻ phân biệt được bên phải, bên trái, ở giữa của bản thân trẻ và của người khác.
2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng phán đoán, suy luận và quan sát.
3. Thái độ: 
- Tự tin trong hoạt động và tham gia hoạt động tập thể.
- GD giữ gìn vệ sinh: giữ VS không làm tổn thương mắt, mũi, tay, chân.
II.Chuẩn bị:
- Cô: Băng nhạc “Năm ngón tay ngoan” và các bài hát của chủ điểm bản thân.
- Trẻ: + Đồ chơi, rổ , cát, giấy, bút màu...
 + Vở toán và bút màu đủ cho trẻ.
III.Tiến hành:
Hoạt động 1: Xác định phải - trái, ở giữa trên bản thân trẻ.
- Cho lớp hát bài: “Năm ngón tay ngoan”
- Cô giới thiệu tay phải, tay trái trên bản thân búp bê.
- Cô đứng giữa lớp và hỏi:
+ Cô đứng ở đâu so với cả lớp?
- Cho 3 trẻ lên đứng giữa lớp và cho cả lớp cùng cô xác định phải, trái, ở giữa.
- Hỏi trẻ xem bên phải, bên trái của bản thân gồm có những ai?
- Hỏi trẻ ngồi ở đâu so với hai bạn bên cạnh?
- Cho cháu xác định bên phải, trái các bộ phận: Tay, chân, tai, mắt.
- Cho cháu xác định bộ phận ở giữa các ngón tay, chân, tay, giữa hai mắt, giữa bụng và giữa hai hàm răng.
Hoạt động 2: Xác định phải - trái, ở giữa thể hiện qua các hoạt động.
- Cho lớp hát bài: “Múa cho mẹ xem”.
- Tổ 1 lên tập thể dục: đưa tay phải ra phía trước, tay trái ra phía sau, bước chân phải lên...
- Tổ 2 lên dùng tay phải nhặt đồ chơi bỏ vào rổ.
- Tổ 3 xác định cho cô tay cầm viết.
- Hoạt động giao tiếp: Bạn nam dùng tay phải của mình bắt tay phải của bạn nữ và múa hát bài “Cùng múa vui”.
- Giáo dục:
+Khi đi đường cháu phải đi bên nào là đúng luật?
+Bằng cách nào để cháu xác định được bên phải, bên trái?
Hoạt động 3: Trãi nghiệm, chơi trò chơi.
- Hát bài “Vui đến trường”
+ Cháu thường cầm bàn chãi để chãi răng bằng tay nào? 
+Tay trái cháu cầm gì?
+Tay phải có ích lợi gì?
- Cho trẻ chơi xếp hàng quay phải, quay trái.
- Cho trẻ tìm kiếm đồ vật bên trái, bên phải của bạn.
* Trò chơi: 
- Hát bài “đường em đi”. Kết hợp cho trẻ đi về phía bên phải của con đường mà cô vẽ sẵn.
- In bàn tay lên giấy.
- Thực hành vào vở: Tô màu đỏ vào hình ở giữa, đánh dấu xanh vào hình bên trái, dấu vàng vào hình bên phải.
IV. Nhận xét tuyên dương
Bổ sung:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứngàytháng năm..
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN CHỮ VIẾT
ĐỀ TÀI: LÀM QUEN NHÓM CHỮ A,Ă,Â
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â.
- Trẻ tìm đúng chữ: a, ă, â trong từ.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â.
- Trẻ so sánh, phân biệt sự giống và khác nhau giữa các chữ cái: a, ă, â.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, phân biệt.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ, mạch lạc.
3. Thái độ:
- Thích chơi đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Tranh và băng từ : cái tai, đôi mắt, bàn chân. Tranh chữ to bài thơ “Ai dậy sớm”
- Chữ cái a, ă, â in và thường cho cô và cho trẻ.
- Các mũ múa có gắn chữ cái a,ă,â .
- Băng nhạc, máy casset.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định, tổ chức, gây hứng thú.
- Cô và trẻ cùng hát và vận động theo bài “Ngày vui của bé”, nhạc và lời Hoàng Văn Yến.
- Cô và trẻ trò chuyện về các giác quan.
Hoạt động 2: Bé học chữ.
- Cô đọc câu đố:
 Lắng nghe tiếng mẹ, tiếng cô
 Âm thanh, tiếng động nhỏ, to quanh mình.
 Là cái gì? (Cái tai).
- Cô giới thiệu tranh và băng từ “cái tai” . Cô đọc mẫu từ “cái tai” 2-3 lần. Trẻ đồng thanh theo cô.
- Cháu quan sát xem từ “cái tai” có bao nhiêu tiếng? (2 tiếng). Bao nhiêu chữ cái ghép lại? (6 chữ cái ghép lại). Cô kiểm tra đếm lại. Tuyên dương cháu.
- Tiếp theo, Cô đọc câu đố:
 “Cái gì một cặp song sinh
 Long lanh sáng tỏ để nhìn xung quanh?”
 Là cái gì? (Đôi mắt)
- Cô giới thiệu tranh và băng từ “đôi mắt” . Cô đọc mẫu từ “đôi mắt” 2-3 lần. Trẻ đồng thanh theo cô.
- Cháu quan sát xem từ “đôi mắt” có bao nhiêu tiếng?(2 tiếng). Bao nhiêu chữ cái ghép lại? ( 6 chữ cái ghép lại). Cô kiểm tra đếm lại. Tuyên dương cháu.
- Tương tự như trên cô đưa tranh và băng từ “bàn chân”.
- Cháu quan sát xem từ “bàn chân” có bao nhiêu tiếng?(2 tiếng). Bao nhiêu chữ cái ghép lại? (6 chữ cái ghép lại). Cô kiểm tra đếm lại. Tuyên dương cháu.
- Cô cho 2 đội lên thi đua ráp băng từ rời giống từ trong tranh.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi và cho 2 đội thi đua. 
- Nhận xét từng đội.
- Cho cháu tìm những chữ cái gần giống nhau trong từ “cái tai, đôi mắt, 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_nhanh_1_toi_la_ai.doc