Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề lớn: Nghề nghiệp - Chủ đề nhỏ: Nghề dạy học - Nguyễn Thị Bích Hằng
*/HĐ2: Dạy hát “Cô và mẹ”
- Cô cho trẻ đọc thơ: “Bàn tay cô giáo- Trò chuyện về chủ điểm”
- Cô hát 2 lần bài hát, nêu tên bài hát, tác giả: Phạm Tuyên. Cho trẻ nhắc lại tên bài hát, tác giả?
- Bài hát nói lên điều gì?
Cô chốt lại: Bài hát nói lên tình cảm của cô dành cho bé ở trường cũng như tình cảm của mẹ dành cho con khi ở nhà.
- Cô cho trẻ hát dưới nhiều hình thức:
+ Cả lớp hát 2 lần, hát từ đầu đến hết bài.
+ Từng tổ hát, hát theo nhóm, hát to nhỏ.
+ Gọi 2-3 cá nhân trẻ lên hát.
- Cô khuyến khích trẻ và sửa câu trẻ hát sai.
HĐ2: Ôn vận động “Lớn lên cháu lái máy cày”:
- Cô hát 1 câu bằng nguyên âm “la”, cho trẻ đoán tên bài hát, nhạc và lời: “Kim Hữu”.
- Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát 1 lần.
- Bắt nhịp cho cả lớp hát và vỗ tay, gõ phách 2-3 lần.
- Từng tổ hát và vỗ tay, tổ hát tổ gõ phách; nhóm trẻ lên hát và vỗ tay, gõ phách. Gọi 1 vài cá nhân trẻ lên hát và vận động. Chú ý đến trẻ yếu.
- Cho trẻ vận động nhún nhảy, vỗ tay theo ý thích.
- Cô khuyến khích và sửa sai cho trẻ.
yến khích và sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn”: - Cô giới thiệu tên trò chơi, và trẻ nêu cách chơi: Cô xếp 6 cái ghế, gọi 7 trẻ lên chơi. Khi hát hết bài hát thì trẻ ngồi nhanh vào ghế, trẻ nào không có ghế ngồi thì nhảy lò cò. - Mỗi ghế chỉ được 1 trẻ ngồi. - Tổ chức cho trẻ chơi 3- 4 lần. - Đọc thơ: Chiếc cầu mới- Ra chơi. Trẻ trò chuyện cùng cô Tình cảm của cô và mẹ...... 2 trẻ trả lời Cả lớp hát 2 lần Lần lượt 3 tổ hát. Cá nhân trẻ thực hiện Cả lớp lắng nghe - Cả lớp hát 1 lần Cả lớp hát, vỗ tay 2-3 lần Tổ, nhóm hát và vỗ tay, sử dụng phách tre 2-3 lần - 2-3 trẻ hát và vỗ tay. - Cả lớp vận động theo ý thích - Cả lớp lắng nghe Cả lớp chơi 3-4 lần Cả lớp đọc thơ. Ra chơi. Giáo án: Phát triển thẩm mỹ Hoạt động: Tạo hình Đề tài: Nặn viên phấn (mẫu) 1. Mục đích – Yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết nặn viên phấn bằng cách xoay tròn, lăn dọc đất nặn thành hình trụ giống mẫu của cô. - Kỹ năng: Trẻ sử dụng các kỹ lăn dọc, xoay tròn thành thạo. - Thái độ: Trẻ có ý thức hoàn thiện thành sản phẩm, đoàn kết giúp đỡ bạn bè. - Tỷ lệ: 80- 85 % trẻ thực hiện đạt yêu cầu. 2. Chuẩn bị: - Mẫu của cô: Viên phấn. Bảng, đất nặn, dao, bàn ghế đủ cho trẻ ngồi. 3. Hướng dẫn thực hiện: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: Gây hứng thú: - Cô cho trẻ hát: “Cô và mẹ”. Trò chuyện về nội dung bài hát. * HĐ2: Quan sát- đàm thoại mẫu: - Cô cho trẻ quan sát mẫu: Viên phấn - Cho trẻ nhận xét về màu sắc, hình dáng viên phấn. - Cô chốt lại: Viên phấn màu trắng, dài, có dạng hình trụ, dùng để viết bảng. Ngoài ra viên phấn còn có đủ các màu, gọi là phấn màu. + Hướng dẫn mẫu: Cô chọn đất, dùng tay bóp cho đất mềm, sau đó dùng 2 tay xoay tròn viên đất cho mịn sau đó lấy tay phải lăn dọc cho giống hình viên phấn. - Cô cho trẻ nhắc lại cách nặn viên phấn. * HĐ3: Trẻ thực hiện: - Cô hỏi tư thế ngồi, nhắc trẻ đặt đất nặn lên trên bảng. - Trẻ thực hiện cô bao quát gợi ý trẻ nặn được theo mẫu của cô. - Cô khuyến khích trẻ nặn sáng tạo. Chú ý hướng dẫn những trẻ yếu. * HĐ4: Trưng bày sản phẩm, nhận xét: - Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm. Cô cho trẻ quan sát mẫu và chọn bài vẽ đẹp và nêu nhận xét. Bài đẹp? Vì sao? Chưa đẹp?... Giới thiệu bài của trẻ. - Cô nhận xét chung, động viên trẻ. Cả lớp trò chuyện cùng cô Trẻ quan sát 2-3 trẻ nhận xét Cả lớp lắng nghe. Cả lớp nhắc lại Cả lớp nhấc lại Cả lớp thực hiện 2-3 trẻ nhận xét bài đẹp, bài chưa đẹp, vì sao? 2 trẻ giới thiệu bài mình. Thứ 3 ngày 8 tháng 11 năm 2011 Giáo án: Phát triển nhận thức Hoạt động: Khám phá xã hội. Đề tài: Ngày 20/11 ngày hội của các thầy cô giáo 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Trẻ biết được công việc chuẩn bị trước ngày 20/11, và công việc tổ chức cùng các hoạt động của cô giáo và các bé diễn ra trong ngày hội của các thầy cô giáo trong ngày 20/11. Biết thể hiện tình cảm của mình đối với các thầy cô giáo. Biết ngày 20/11 là ngày tết của các thầy cô giáo. - Kỹ năng: Phát triển ghi nhớ cho trẻ, diễn đạt mạch lạc rõ ràng. - Thái độ: Trẻ tích cực trong các hoạt động, đoàn kết chia sẻ với bạn bè. Kính yêu cô giáo, chăm ngoan học giỏi. - Tỷ lệ: 85- 90 % trẻ thực hiện đạt yêu cầu. 2. Chuẩn bị: - Các slide về: Ngày tết nguyên đán, ngày khai giảng, ngày 8/3... Các bé tập văn nghệ, cô giáo chuẩn bị cho 20/11: Tập văn nghệ.. Mít tinh 20/11, trẻ biểu diễn văn nghệ, Các bác đại biểu đến dự. - Các bài hát nói về trường lớp, cô giáo. 3. Hướng dẫn thực hiện: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ */HĐ1: Gây hứng thú: Cho trẻ xem tranh về các ngày lễ trong năm, cho trẻ đàm thoại nhận xét: Ngày gì? Vì sao cháu biết? */ HĐ2: Cho trẻ xem tất cả các slide nói về 20/11. - Ngày 20/11 là ngày gì? Cho cả lớp nói: Ngày 20/11 là ngày tết của các thầy cô giáo. - Trước ngày 20/11, công việc chuẩn bị gồm những gì? - Trong ngày 20/11 diễn ra những hoạt động gì? Cô chốt lại: Mít tinh, biểu diễn văn nghệ.... - Tình cảm của các cháu dành cho cô giáo như thế nào? (Cho trẻ xem tranh bé tặng hoa cho cô giáo). - Cho trẻ biểu diễn một vài bài hát múa nói về trường mầm non và cô giáo. -> Cô chốt lại và Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi, kính yêu cô giáo. */ HĐ3: Củng cố: - Thi bó hoa tặng cô: Chia 2 đội, đội nào bó hoa đẹp và nhanh trong thời gian 1 bài hát thì đội đó chiến thắng. - Kết thúc đọc thơ: “Bó hoa tặng cô” Cả lớp hát 2 lần 3-4 trẻ trả lời. Cả lớp xem hình ảnh 3-4 trẻ trả lời 2-3 trẻ trả lời Trẻ trả lời Cả lớp nhắc lại 2-3 lần 2-3 trẻ trả lời Cả lớp, cá nhân biểu diễn 3-4 bài. 2 đội thi đua. Cả lớp đọc thơ, ra chơi. Thứ 4, ngày 9 tháng 11 năm 2011 Giáo án: Phát triển nhận thức Hoạt động: Toán Đề tài: - Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 8 1. Mục đích yêu cầu: - Kiến thức: Củng cố nhận biết của trẻ về các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 8, trẻ biết thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 8, gắn số tương ứng. - Kỹ năng: Luyện kỹ năng đếm, so sánh, tạo nhóm và thêm bớt. Phát triển tư duy, ghi nhớ cho trẻ. - Thái độ: Trẻ tích cực trong các hoạt động, biết giữ gìn đồ dùng học tập. - Tỷ lệ: 90% trẻ thực hiện đạt yêu cầu. 2. Chuẩn bị: - Một số đồ chơi có số lượng 8, ít hơn 8 để xung quanh lớp và các thẻ số 1->8. - 8 củ cải và 8 củ cà rốt, 8 bàn chải, 8 cái cốc. - Đồ dùng của trẻ: Mèo, cá, các thẻ số 1->8. - 3 bảng gài lô tô đồ dùng cá nhân có số lượng khác 8, gắn thẻ số 8. 3. Hướng dẫn thực hiện: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ */ HĐ1: Ôn số lượng 8: (5 phút) - Cho trẻ hát bài: “Cô giáo miền xuôi” ? Bài hát nói lên điều gì? -> Trò chuyện với trẻ về công việc của cô giáo. - Cho trẻ lên tìm những nhóm đồ vật có số lượng 8, gắn thẻ số tương ứng. - Cô cho trẻ nghe và đoán tiếng quả rơi (8) */ HĐ2: Thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 8: (12 phút). + Cô xếp 8 củ cải cho trẻ đếm, gắn số tương ứng. - Cô xếp 7 củ cà rốt, cho trẻ đếm, gắn số tương ứng. Cho trẻ so sánh số củ cải và cà rốt? Số nào nhiều hơn? Số nào ít hơn? Muốn bằng nhau phải làm gì? (Thêm 1 của cà rốt) - Đếm và đọc 7 thêm 1 là 8, gắn số tương ứng. - Nhóm cà rốt và củ cải như thế nào? (Bằng 8) - Cô bớt 2 của cà rốt, so sánh tương tự - Phát âm: 8 bớt 2 còn 6. - Cô thêm bớt 2,3,4,5,6 củ cà rốt, thực hiện tương tự. + Nhóm cốc và bàn chải cho trẻ lên thực hiện cùng cô tương tự nhóm củ cải và cà rốt. */ HĐ3: Luyện tập, củng cố: (10 phút) * Trò chơi: “Thêm bớt theo yêu cầu của cô” - Cô yêu cầu trẻ tạo nhóm và thêm bớt theo yêu cầu của cô. - Cô hướng dẫn trẻ. * Trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh”. - Chia 3 đội, thêm bớt đối tượng theo thẻ số có sãn (số 8) trong thời gian 3 phút. - Cô động viên, hướng dẫn trẻ chơi. - Đọc thơ: Bó hoa tặng cô- Ra chơi. Cả lớp hát 2-3 trẻ trả lời - 2 trẻ lên tìm, đếm và gắn số. Cả lớp đoán Cả lớp đếm Cả lớp so sánh Cả lớp: 7 thêm 1 là 8, số 8 Trẻ so sánh Trẻ thực hiện cùng cô Cả lớp thêm bớt theo yêu cầu. Cả lớp chia 3 đội chơi Cả lớp đọc thơ- Ra chơi. Thứ 5, ngày 10 tháng 11 năm 2011 Giáo án: Giáo dục phát triển ngôn ngữ Hoạt động: Văn học Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ: Bàn tay cô giáo I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ và đọc được cùng cô cả bài thơ, biết chơi trò chơi. - Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm, hiểu nội dung bài thơ, kỹ năng quan sát nghe hiểu. - Giáo dục trẻ biết yêu quý kính trọng cô giáo. - Dự kiến: 70% trẻ đạt yêu cầu. II. Chuẩn bị. - Tranh vẽ nội dung bài thơ III. Hướng dẫn thực hiện. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: Gây hướng thú - Cho trẻ hát bài “ Cô giáo miền xuôi” - Bài hát nói về ai? - Hàng ngày đến lớp cô giáo dạy các cháu làm gì? * HĐ2: Giảng nội dung, trích dẫn, đàm thoại * Cô đọc lần 1: Cô vừa đọc bài thơ “ Bàn tay cô giáo”. Của tác giả Phạm Tuyên. * Cô đọc lần 2 (kết hợp chỉ tranh): Giảng nội dung - Bài thơ nói về cô giáo rất yêu thương các em học sinh, cô đã ôm các em vào lòng ngồi tết tóc cho các em, Cô tranh thủ thời gian ngồi vá áo cho các em học sinh của mình. * Cô đọc lần 3: Trích dẫn đàm thoại. - Tình cảm yêu thương của cô giáo dành cho các em học sinh được cha mẹ các học sinh tin tưởng gửi gắm com em của mình được thể hiện qua các câu thơ. “Bàn tay cô giáo......Tay cô đến khéo. - Cô đã thể hiện mình như một người mẹ hiền thứ 2, như là chị gái trong gia đình để ủ ấm tình yêu thương được thể hiên qua các câu thơ. “Bàn tay cô giáo........ Như tay mẹ hiền”. * Cô đọc lần 4: Cô vừa đọc bài thơ gì? - Của tác giả nào? - Bài thơ nói về ai? - Cô giáo làm gì? - Về nhà ai khen cô giáo? - Mẹ khen ntn? - ngoài tết tóc cho em ra cô còn làm gì? - Như tay của ai? * Qua bài thơ các cháu phải biết yêu kính trọng cô giáo, để tỏ lòng biết ơn các cháu phải cố gắng học tập để xướng đáng là con ngoan trò giỏi không phu lòng các thầy cô giáo. - Các cháu có muốn đọc thơ cùng cô không? * HĐ3: Dạy trẻ đọc thơ - Cho trẻ đọc thơ - Các tổ đứng lên đọc. - Nhóm trẻ lên đọc - Cá nhân trẻ đọc * HĐ4: Củng cố - Trò chơi: Truyền bóng đọc thơ - Cô nêu luật chơi, cách chơi.: Vừa đọc thơ vừa truyền bóng kết thúc bài thơ bóng đến tay bạn nào thì bạn đó phải đứng lên đọc thơ. - Nói về cô giáo - Dạy hát, múa, đọc thơ, kể chuyện - Trẻ chú ý lắng nghe - Có ạ - Bài thơ “ Bàn tay cô giáo” - Của tác giả Phạm Tuyên - Nói về cô giáo - Tết tóc cho em - Khi về nhà mẹ khen - Tay co khéo - Vá áo cho em - Như tay chị cả, như tay mẹ hiền. - Có ạ - Cả lớp đồng thanh - 3 tổ lần lượt đọc - Nhóm bạn trai, bạn gái đọc. - 4- 5 Trẻ lên đọc - Trẻ chơi 2 – 3 lần Giáo án: Giáo dục phát triển thể chất Hoạt động: Phát triển vận động Đề tài: Bật xa 45 cm, ném xa túi cát bằng 1 tay. I. Mục đích yêu cầu. - Trẻ biết dùng 2 bàn chân bật xa qua 45cm, sau đó dùng 1 tay ném xa túi cát, trẻ biết tập các động tác trong bài tập phát triển chung. - Rèn kỹ năng bật, ném đúng, phối hợp hài hòa các động tác.. - Có ý thức trong giờ học, đoàn kết trong khi chơi. - Dự kiến: 70% trẻ đạt yêu cầu. II. Chuẩn bị. - 2 vạch cách nhau 45cm, Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng an toàn. 10-12 túi cát. III. Hướng dẫn thực hiên. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_lon_nghe_nghiep_chu_de_nho_n.doc