Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Giao thông

2. Phát triển nhận thức:

- Thích tìm hiểu về một số phương tiện giao thông quen thuộc.

- Có khả năng quan sát, nhận xét, ghi nhớ và diễn đạt hiểu biết bằng những câu hỏi đơn giản về các phương tiện giao thông quen thuộc.

- Nhận biết tên và đặc điểm nổi bật của một số phương tiện giao thông quen thuộc.

3. Phát triển ngôn ngữ:

- Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói về một số phương tiện giao thông quen thuộc.

- Trả lời và đặt câu hỏi: “ Ai đây ” ? Cái gì ? Ở đâu ?

 

doc22 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi, chim trở lại ăn. Sau đó, trẻ tự chơi dưới sự hướng dẫn của cô.
 HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết thoả thuận phân chia nhóm công việc từng góc, phản ánh được công việc từng góc, phản ánh được công việc của cô bán hàng.
- Biết thực hiện một số công trình phụ.
- Trẻ biết vẽ , nặn, xé dán các loại giao thông, biển báo giao thông.
- Trẻ biết xếp hình, chơi lô tô các loại phương tiện giao thông.
- Trẻ biết xếp thuyền, thả thuyền dưới nước, đua thuyền.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng đủ các góc theo chủ đề.
III. Hướng dẫn:
1. Thoả thuận:
- Cô nói cho trẻ biết cách chơi ở từng góc, gợi ý, hướng dãn trẻ bố trí đồ dùng đồ chơi ở từng góc, đảm bảo an toàn, dễ cát, dễ lấy.
- Cô nhập vau chơi cùng trẻ.
2. Quá trình chơi: 
- Trẻ thỏa thuận vai chơi, biết liên kết vai chơi trong từng góc chơi. Nhận xét vai chơi ngay trong quá trình chơi. Cô dùng ngôn ngữ của mình để nhận xét quá trình chơi của trẻ.
3. Nhận xét sau khi chơi:
- Cô đến từng góc nhận xét vai chơi của trẻ.
- Nhận xét chung cả lớp.
- Động viên những vai chơi chưa đạt.
- Trẻ thu dọn đồ chơi.
 VỆ SINH ĂN TRƯA
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết rửa tay trước khi ăn, trật tự khi ngồi ăn.
II. Chuẩn bị:
Bàn ghế đủ trẻ ngồi, phòng ăn sạch sẽ, chén muỗng, dĩa đủ phục vụ trẻ, khăn lau tay, bàn chải, kem đánh răng.
III. Hướng dẫn:
- Trước khi ăn cô hướng dẫn tổ trực kê bàn ăn, các tổ thay nhau đi rửa tay, ngồi vào bàn ăn trật tự không chen lấn xô đẩy. Cô phân công tổ trực bưng thức ăn cho bạn.
- Trước khi chia cơm, cô giới thiệu các món ăn để kích thích dịch vị giúp trẻ hiểu biết về một số món ăn, nhắc nhở trẻ giữ vệ sinh khi ăn, ngồi ngay ngắn, không nói chuyện to, không làm rơi vãi, ho hoặc hắt hơi phải biết lấy tay che miệng, không nhai nhồm nhoàm.
- Ăn xong trẻ tự cất bát thìa vào nơi quy định, biết tự uống nước, đi vệ sinh vào chổ ngủ.
 NGỦ TRƯA
I. Yêu cầu:
Trẻ ngủ đủ giấc, trật tự không làm ồn.
II. Chuẩn bị:
Giường, gối.
III. Hướng dẫn:
- Cô sắp xếp chổ ngủ cho trẻ, cho trẻ nằm theo tổ để dễ bao quát, không được để trẻ chạy nhảy trước khi đi ngủ, khi ½ trẻ trong lớp ngủ, cô đóng bớt cửa, tạo bóng tối giúp trẻ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, cô chú ý tạo yên tĩnh cho trẽ ngủ.
- Đến giờ thức, cô cho trẻ thức trước làm vệ sinh và mở dần cửa để các trẻ khác cùng thức dậy.
- Rèn trẻ giúp cô dẹp gối (Không nên bắt trẻ thức đột ngột).
 VỆ SINH QÙA XẾ
I. Yêu cầu:
Trẻ biết tự vệ sinh cá nhân.
II. Chuẩn bị:
Khăn lau mặt.
III. Hướng dẫn:
- Cô hướng dẫn trẻ sau khi thức vậy đi rửa mặt, vệ sinh cá nhân đi vào bàn ăn xế.
- Cô hướng dẫn trẻ thay quần, áo và cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, chải đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
 SINH HOẠT CHIỀU
I. Yêu cầu:
Trẻ nắm được kiến thức đã được học.
II. Chuẩn bị:
Một số bài trẻ thực hiện chưa thành thạo ôn lại.
III. Hướng dẫn:
Cô ôn luyện kiến thức đã học trong ngày, tuần, hướng dẫn thêm một số trò chơi mới.
 NÊU GƯƠNG
I. Yêu cầu:
Trẻ biết tự đánh giá nhận xét bản thân, bạn.
II. Chuẩn bị:
Bảng bé ngoan, cờ.
III. Hướng dẫn:
- Lớp hát bài hoa bé ngoan.
- Cô mời lớp trưởng nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan của lớp trong ngày, tuần.
- Trong giờ nêu gương, cô giúp trẻ nhớ lại những hành vi tốt của bạn, cô cho trẻ tự nhận xét và tự nêu lên ưu điểm của mình, sau đó cho các bạn trong tổ nhận xét lẫn nhau (cô hướng dẫn trẻ nhận xét những điểm tốt của bạn, không nên biến giờ nêu gương thành giờ tố cáo).
- Khi trẻ nhận xét cô lắng nghe phải xử lý thật chính xác, công bằng để tạo lòng tin cho trẻ.
- Chú ý đối với những trẻ tiến bộ đột xuất để động viên kịp thời.
- Cô nhận xét chung kết quả cháu đạt trong ngày, tuần. Động viên những cháu c	hưa đạt phấn đấu đạt phiếu bé ngoan.
 TRẢ TRẺ
I. Yêu cầu:
Trẻ biết chào cô, cha mẹ khi về.
II. Chuẩn bị:
Quần áo, đầu tóc, cặp dép gọn gàng.
III. Hướng dẫn:
- Cô hướng dẫn trẻ chuẩn bị sửa sang quần áo, vệ sinh cá nhân, chờ cha mẹ rước, cô nhắc nhở trẻ chào cô, chào cha mẹ.
- Cô gợi ý trẻ chơi một số trò chơi đơn giản trẻ thích.
- Trong thời gian trả trẻ, cô kết hợp trao đổi về tình hình học tập, sức khỏe của trẻ đến phụ huynh, kết hợp tuyên truyền chăm sóc giáo dục trẻ.
 — & –
 Thứ 2 ngày 30 tháng 01 năm 2012
ĐÓN TRẺ - HĐTC – THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH
**********
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
I. Yêu cầu:
Trẻ biết gọi tên, đặc điểm của xe đạp.
II. Chuẩn bị: 
- Sân sạch, thoáng mát.
- Tranh vẽ xe đạp.
III. Hướng dẫn:
1. Quan sát có mục đích: Quan sát tranh vẽ xe đạp hỏi:
- Đây là xe gì?
- Xe đạp là phương tiện giao thông nào?
- Xe đạp dùng để làm gì?
- Xe đạp có ích lợi gì cho con người?
- Giáo dục trẻ khi đi xe ngồi cẩn thận, không đùa giỡn trên xe.
2. Trò chơi vận động:
Bánh xe quay
3. Hoạt động tự chọn:
Trẻ hoạt động tự do theo ý thích.
 HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: Chạy theo hướng thẳng
I. Yêu cầu:
Trẻ chạy thẳng về phía trước.
II. Chuẩn bị:
- Vạch xuất phát, cờ đích.
* Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: Lái ô tô
III. Hướng dẫn:
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Trò chuyện cùng với trẻ:
+ Buổi sáng ai đưa các con đi học? Đi bằng phương tiện gì?
+ Trên đường đến trường các con còn thấy có những loại xe nào?
+ Giờ chúng ta cùng lái ô tô nhé!
- Trẻ vừa lái ô tô, vừa đi kết hợp các kiểu đi. Đi gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy châm, đi thường, chạy nhanh, đi thường sau đó chậm dần và đứng thành vòng tròn.
2. Hoạt đông 2: Cùng nhau thi tài
a. Bài tập phát triển chung:
- Hô hấp: Còi tàu tu tu
- Tay vai: hai tay đưa sang ngang
- Chân: nhảy
- Bụng lườn: Đứng quay người sang 2 bên .
- Bật: bật tiến tài chỗ
b. Vận động cơ bản: chạy theo hướng thẳng.
- Chuyển đội hình 2 hàng dọc
- Cô làm mẫu lần 1
- Cô làm mẫu lần 2 kết hợp phân tích động tác.
Tư thế chuẩn bị : Đứng trước vạch xuất phát, đứng tự nhiên, tay thả xuôi. Khi có hiệu lệnh của cô chạy thẳng về phía trước
- Mời trẻ khá lên thực hiện.
- Mời 2 trẻ 2 hàng lên tập cho đến hết hàng.
- Cho trẻ yếu lên thực hiện lại (cô chú ý sửa sai).
- Mời 4 - 6 trẻ lên thực hiện lại.
* Trò chơi vận động : Chim sẻ và ô tô
- Cô phân tích cách chơi, luật chơi, hướng dẫn trẻ chơi 2 - 3 lần.
3. Hoạt đông 3: Cùng nhau thư giản
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp chơi trò chơi “chim bay cò bay”.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 I. Yêu cầu:
- Trẻ biết nấu ăn và bế em bé
- Trẻ biết xếp đường đi, ô tô.
- Biết nặn bánh xe đạp – xe máy, dán bánh xe, đèn xe.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng đủ các góc.
III. Hướng dẫn
- Thao tác vai: Gia đình
- Góc xây dựng: Xếp đường đi, ô tô
- Góc nghệ thuật: Nặn bánh xe đạp – xe máy, dán bánh xe, đèn xe.
- Góc sách: Xem tranh ảnh một số phương tiện giao thông đường bộ
VỆ SINH ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA – VỆ SINH – QUÀ XẾ
SINH HOẠT CHIỀU
- Ôn bài củ: Rèn cho trẻ chạy thẳng về phía trước
- Tổ chức nêu gương cuối ngày cho trẻ.
 — & –
Thứ 3 ngày 31 tháng 01 năm 2012
ĐÓN TRẺ - HĐTC – THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 I. Yêu cầu:	
Trẻ biết gọi tên, đặc điểm của xe máy
II. Chuẩn bị:
- Sân sạch, thoáng mát.
- Tranh vẽ thuyền cho trẻ quan sát.
III. Hướng dẫn:
1. Quan sát có mục đích: cho trẻ quan sát tranh vẽ xe máy hỏi:
- Tranh vẽ gì?
- Xe máy là phương tiện giao thông đường gì?
- Xe máy dùng để làm gì?
- Giáo dục trẻ khi đi xe ngồi cẩn thận, không đùa giỡn trên xe.
2. Trò chơi vận động:
 Lái ô tô
3. Hoạt động tự chọn:
Trẻ hoạt động tự do theo ý thích.
 HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Nhận biết xe đạp, xe máy
I. Yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và gọi tên được các loại phương tiện giao thông: Xe đạp, xe máy.
- Trẻ biết được âm thanh phát ra của các loại xe, biết được công dụng của các loại xe đó.
- Giáo dục trẻ khi đi xe ngồi cẩn thận, không đùa giỡn trên xe.
II. Chuẩn bị:
- Tranh xe đạp, xe máy
* Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc: Em tập lái ô tô.
III. Hướng dẫn:
* Ổn định: hát “ Em tập lái ô tô ”
* Trò chuyện: mời 2-3 trẻ kể về một số phương tiện giao thông mà trẻ biết.
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu khám phá
* Quan sát tranh tranh xe đạp.
- Xe đạp là phương tiện giao thông nào? Xe đạp có mấy bánh?
- Xe đạp dùng để làm gì?
- Xe đạp chạy bằng gì?
- Chuông xe đạp kêu như thế nào?
Sau mỗi lần hỏi, cô cho trẻ phát âm lại các từ đã nói.
* Quan sát tranh vẽ xe máy
- Xe máy là phương tiện giao thông nào? Xe đạp có mấy bánh?
- Xe máy dùng để làm gì?
- Xe máy chạy bằng gì?
- Còi xe máy kêu như thế nào?
- Giáo dục trẻ khi đi xe không đùa giởn, làm ồn.
Sau mỗi lần hỏi, cô cho trẻ phát âm lại các từ đã nói.
	2. Hoạt động 2: Cùng nhau thi tài
- Mỗi trẻ một rổ tranh các phương tiện giao thông cô yêu cầu trẻ lấy tranh các loại xe nào thì trẻ chọn tranh xe đó đưa lên và tập phát âm tên xe đó. (Cho trẻ chơi 2 lần)
	3. Hoạt động 3: Thử tài nhanh trí.
- Cô cho trẻ nghe tiếng còi xe của các loại xe và cho trẻ đóan xem đó là tiếng còi của xe gì. (Cho trẻ chơi 2-3) lần
* Kết thúc tiết học.
HOẠT ĐỘNG GÓC
 I. Yêu cầu:
- Trẻ biết nấu ăn và bế em bé
- Trẻ biết xếp đường đi, ô tô.
- Biết nặn bánh xe đạp – xe máy, dán bánh xe, đèn xe.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng đủ các góc.
III. Hướng dẫn
- Thao tác vai: Gia đình
- Góc xây dựng: Xếp đường đi, ô tô
- Góc nghệ thuật: Nặn bánh xe đạp – xe máy, dán bánh xe, đèn xe.
- Góc sách: Xem tranh ảnh một số phương tiện giao thông đường bộ
VỆ SINH ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA – VỆ SINH – QUÀ XẾ
SINH HOẠT CHIỀU
- Ôn bài củ: Ôn nhận biết tập nói xe đạp, xe máy cho trẻ.
- Tổ chức nêu gương cuối ngày cho trẻ.
 — & –
	Thứ tư ngày 01 tháng 02 năm 2012
ĐÓN TRẺ - HĐTC – THỂ DỤC SÁNG – TRÒ CHUYỆN – ĐIỂM DANH
 HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 I. Yêu cầu:	
Trẻ biết gọi tên, đặc điểm của ô tô chở khách.
II. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ ô tô chở khách.
III. Hướng dẫn:
1. Quan sát có mục đích: cho trẻ quan sát tranh vẽ ô tô chở khách hỏi:
- Đây là xe gì?
- Chạy ở đâu?
- Xe ô tô chở khách là loại phương tiện đường gì?
- Khi ngồi trên xe ta phải ngồi như thế nào?
2. Trò chơi vận động:
Chim sẻ và ô tô
3. Hoạt động tự chọn:
- Trẻ hoạt động tự do theo ý thích.
 HOẠT ĐỘNG CHUNG
PHÁT TRIỂN THẪM MĨ
Đề tài: Hát vận động “Lái ô tô”
I. Yêu cầu: 
- Trẻ hát đúng nhịp, rõ lời. 
- Vận động theo nhạc đúng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_giao_thong.doc