Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Động vật sống trong rừng - Vũ Thị Mai
* Góc đóng vai
Gia đình – cửa hàng bán đồ chơi, thú nhồi bông
* Góc xây dựng / lắp ghép
Xây thảo cầm viên
* Góc học tập
-tạo nhóm, Nối con vật với số tương ứng
- Làm ambuml về những con vật
- Ghép tranh
- .So sánh to nhỏ của các con vật, chơi ô ăn quan, gắp cua bỏ giỏ
* Góc nghệ thuật
- Vẽ, tô màu, cắt dán động vật trong rừng
- Nặn con thỏ, làm tranh cát
- Sắp xếp hột hạt
- Chơi với các dụng cụ âm nhạc
-VËn ®éng nhÑ - Nghe truyện: Chú thỏ tinh khôn -Cho trẻ chơi trò chơi: bắt chước tạo dáng - Cô giới thiệu câu truyện và kể cho trẻ nghe - Cùng trẻ trò chuyện về nội dung truyện - Cô giáo dục trẻ còn học tập tính dũng cảm, gan dạ, mưu trí của chú thỏ con 7. Nêu gương – Trả trẻ * Nêu gương - Cô nêu 3 tiêu chuẩn bé ngoan 1. không gọi bạn mày tao 2. Đi vệ sinh đúng nơi quy định 3. Giờ học hăng hái phát biểu ý kiến - Cô giảng giải nội dung 3 TCBN cho trẻ hiểu - Cho trẻ cùng nhắc lại 3 tiêu chuẩn - Cho trẻ nhận xét - Cô nhận xét lại - Cho trẻ nhận cờ và cắm cờ, cho cắm cờ tổ - Cô giáo dục trẻ * Trả trẻ NHẬN XÉT TRONG NGÀY * Hoạt động đón trẻ- thể dục sáng * Hoạt động ngoài trời * Hoạt động có chủ đích * Hoạt động góc . * Vệ sinh- ăn- ngủ trưa * Hoạt động chiều - trả trẻ VOI CON BIẾT NHẬN LỖI Thứ ba ngày 9 tháng 12 năm 2014 I/ MỤC TIÊU - Trẻ lắng nghe cô kể truyện, hiểu nội dung câu truyện kể về chú voi con biết nhận lỗi và sửa sai khi được sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.Trả lời được các câu hỏi của cô về nội dung câu truyện. Tích cực tham gia vào các hoạt động trong ngày, thể hiện tốt vai chơi và hành động chơi trong các góc - Rèn cho trẻ kỹ năng cảm thụ văn học, khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ - Giáo dục trẻ biết quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh. tích cực tham gia các hoạt động trong lớp II/ CHUẨN BỊ - Rối dẹt câu truyện - PP hình ảnh minh họa câu truyện - Nhạc các bài hát - Đồ dung đồ chơi cho các góc - Nước rửa tay, khăn khô - Cờ, bảng bé ngoan III/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG 1. Đón trẻ - Thể dục sáng – Điểm danh - Cô đến lớp vui vẻ đón trẻ, chú ý dạy trẻ thưa gủi lễ phép chào ba mẹ, cô giáo - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập , vui chơi của trẻ - Cô và trẻ cùng trò chuyện về cách bảo đảm an toàn, phòng tránh bệnh trong mùa đông - Cô giáo dục trẻ mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang, đeo vớ, tất khi mùa đông đến - Nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết với bạn, nhường nhịn bạn - Cho trẻ ra sân xếp hàng cùng tập thể dục sáng cùng toàn trường theo nhạc bài “ Bình Minh” 2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - dạy hát bài: Chú voi con ở bản đôn - TCVĐ: Mèo và chim sẻ - Chơi tự do * Cho trẻ ra sân, cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động - Cô hát cho trẻ nghe 1 lần , giới thiệu tên bài hát, tác giả, giảng nội dung - dạy cho lớp hát theo cô từng câu => Cô giáo dục trẻ - Tổ chức cho chơi trò chơi , nhắc nhở trẻ khi chơi không xô đẩy nhau - Cô bao quát trẻ - Nhận xét tuyên dương các hoạt động - Vệ sinh vào lớp 3. HOẠT ĐỘNG HỌC PTNN Voi con biết nhận lỗi Hoạt động 1: Ổn định- giới thiệu - Cho trẻ hát bài: Ta đi vào rừng xanh - Trò chuyện cùng trẻ về các con vật sống trong rừng - Cô giáo dục trẻ và giới thiệu câu truyện: Chú voi con tinh nghịch Hoạt động 2: Cùng nghe kể chuyện - Cô kể diễn cảm câu truyện 1 lần cho trẻ nghe, minh họa cử chỉ điệu bộ Truyện: Voi con biết nhận lỗi Có một chú voi xám sống một khu rừng nọ . Tình tình voi xám rất ham chơi và thường không để ý quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh. Một hôm đang đi chơi, voi xám gặp bạn thỏ con làm rơi quả bóng xuống cái hố sâu, thỏ con lên tiếng gọi - Bạn voi ơi, bạn giúp tôi dùng cái vòi dài của bạn lấy quả bóng này lên với - Thôi, tôi đang bận lắm, bạn nhờ người khác đi Nói xong voi con quay đầu bỏ đi mặc cho thỏ con đứng đó Voi con lại tiếp tục cuộc hành trình của mình. Voi con lại gặp bác hươu đang ỳ ạch vác trên vai một khúc gỗ to, mồ hôi nhễ nhãi. Bỗng bác trượt chân làm khúc gỗ văng xuống đất còn bác hươu ngã lăn ra đất. loay hoay mãi bác hươu vẫn không sao đặt được khúc gỗ lên vai , nhìn thấy voi con bác liền gọi - Voi con ơi, con giúp bác bê khúc gỗ này đặt lên vai bác với được không - Không, cháu đang bận lắm, với lại khúc gỗ đấy nặng lắm. bác còn không vác được làm sao mà cháu vác nổi Nói rồi voi con vội vàng chạy đi bỏ đi. Do mải đi và không chú ý voi con không nhìn thấy cái hố to và sâu trước mặt lên voi tõm xuống đó. Voi con tìm mọi cách trèo lên nhưng cái hố quá sâu voi con đành đứng dưới khóc và kêu cứu. nghe thấy tiếng kêu cứu của voi con bác Hươu gần đấy vội vàng chạy đến, Vừa trông thấy voi con Bác hươu liền nói - voi con đừng sợ, cháu chờ bác thả sợi dây này xuống cháu bám vào bác sẽ cháu lên Nói xong bác liền thả dây xuống nhưng voi con nặng quá bác không sao kéo lên nổi - Cháu đợi bác một tí, bác đi tìm người nữa đến giúp nhé Voi con vừa sợ hãi nước mắt giàn gụa nói to - Nhanh lên bác nhé, cháu sợ lắm, Bác hươu chạy đi một lúc sau bác cùng thỏ con đến, cả 2 cùng nhau kéo voi con lên. Khi lên tới mặt đất voi con cám ơn và xin lỗi bác Hươu và thỏ con vì lúc trước voi con đã không giúp khi mọi người nhờ. Bác hươu từ tốn bảo: - Không sao đâu voi con ạ, con biết nhận lỗi thế là tốt. Chúng ta cùng sống chung trong khu rừng này, phải biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh mình. Khi mình giúp được ai đó thì mình cũng sẽ cảm thấy vui thấy hạnh phúc hơn đấy cháu ạ Voi con cảm ơn bác và thầm hứa từ nay trở đi sẽ luôn sống tốt, sống hòa đồng và quan tâm đến mọi người xung quanh - Lần 2: Xem hình ảnh minh họa trên máy chiếu - Cô kể trích dẫn, giảng giải nội dung câu truyện - Đoạn 1 từ đầu – voi con bỏ đi : Voi con không quan tâm, không để ý giúp đỡ mọi người xung quanh - Đoạn tiếp theo – Voi con bị rơi xuống hố và nhờ sự giúp đỡ của bác Huơu và thỏ con mới lên được - Đoạn còn lại: Voi con nhận ra lỗi của mình và sửa đổi * Đàm thoại - Cô vừa kể truyện gì? - Trong truyện có những nhân vật nào? - voi con đã làm gì khi thỏ con nhờ giúp đỡ? - Khi bac hươu nhờ voi con voi con có giúp không? Vì sao? - Chuyện gì xảy ra với voi con/ - Những ai đã giúp đỡ voi con thoát khỏi cái hố sâu? - Bác hươu đã nói gì với voi con? - Câu truyện này muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? => Cô giáo dục trẻ biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh Hoạt động 3: Đội nào tinh mắt - Chia lớp thành 2 nhóm, Cô chuẩn bị cho mỗi đội những tranh hình ảnh các nhân vật trong hêm những nhân vật không có trong câu truyện. Nhiệm vụ của mỗi đội phải tìm và bỏ ra những nhân vật nào không có trong truyện. đội nào tìm được đúng là giành phần thắng - cô kiểm tra kết quả các đội Kết thúc: Cho vận động theo bài “chú voi con ở bản đôn” 4. Hoạt động góc ( Góc chính) * Góc đóng vai Gia đình – cửa hàng bán đồ chơi, thú nhồi bông * Góc xây dựng / lắp ghép Xây thảo cầm viên * Góc học tập( Góc chính) -tạo nhóm, Nối con vật với số tương ứng - Làm ambuml về những con vật - Ghép tranh , chơi lo6to, chơi tranh bù chỗ thiếu - .So sánh to nhỏ của các con vật, chơi ô ăn quan, gắp cua bỏ giỏ * Góc nghệ thuật - Vẽ, tô màu, cắt dán động vật trong rừng - Nặn con thỏ, làm tranh cát - Sắp xếp hột hạt - Chơi với các dụng cụ âm nhạc * Góc thiên nhiên chăm sóc thỏ con 5. Vệ sinh- ăn - ngủ - Thực hiện như kế hoạch ngày thứ nhất đã soạn 6. Hoạt động chiều - VËn ®éng nhÑ - §äc tập đọc và giải các câu đố về các con vật *Cô tổ chức cho trẻ chơi nhẹ nhàng 1. Cô ổn định tập trung trẻ Cô nêu nội dung buổi hoạt động Tổ chức cho trẻ tập đọc và giải các câu đố về các nghề cô bao quát nhận xét Giáo dục trẻ yêu gia đình của mình 7. Nêu gương – Trả trẻ - Thực hiện như kế hoạch ngày thứ nhất đã soạn NHẬN XÉT TRONG NGÀY * Hoạt động đón trẻ- thể dục sáng * Hoạt động ngoài trời * Hoạt động có chủ đích * Hoạt động góc . * Vệ sinh- ăn- ngủ trưa * Hoạt động chiều - trả trẻ Ngày thứ ba Thứ tư ngày 10 tháng 12 năm 2014 Con thú nào to hơn? I/ MỤC TIÊU - Trẻ so sánh được đúng kích thước to nhỏ của 2 đối tượng theo hướng dẫn của cô.biết sắp xếp theo quy tắc mà cô yêu cầu Sử dụng đúng thuật ngữ toán học to hơn, nhỏ hơn. Tích cực tham gia các hoạt động trong ngày, chơi tốt các trò chơi - Rèn cho trẻ khả năng tập trung chú ý, óc quan sát, so sánh, phát triển tư duy, kỹ năng sắp xếp theo quy tắc. Kỹ năng hoạt động nhóm khi tham gia các trò chơi - Giáo dục trẻ hứng thú tham gia các hoạt động, yêu thích môn học.Biết bảo vệ các con vật quý hiếm,tránh xa các con vật hung dữ II/ CHUẨN BỊ - Tranh ảnh về các con vật, - Tranh bài tập nhóm trẻ : mỗi trẻ 1 rổ hình các con thú có kích thước to nhỏ khác nhau - Tranh vẽ cho trẻ tô màu - Nhạc - Hình ảnh - Đồ dùng đồ chơi đầy đủ cho các góc - Nước rửa tay- khăn mặt, bàn chải - Cờ, bảng bé ngoan III/ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG NỘI DUNG 1. Đón trẻ - Thể dục sáng - Cô đến lớp vui vẻ đón trẻ, chú ý dạy trẻ thưa gủi lễ phép chào ba mẹ, cô giáo - Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, học tập , vui chơi của trẻ - Trò chuyện về các hoạt động của gia đình về tiết kiệm năng lượng, chống biến đổi khí hậu như: Tăt điện quạt khi không sử dụng, vặn khóa vòi nước khi không sử dụng, không xả rác bừa bãi, bỏ rác nơi quy định - Giáo dục trẻ. - Nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết với bạn, nhường nhịn bạn - Cho trẻ ra sân tham gia xếp hàng và tập thể dục sáng theo nhạc bài “ Bình minh” 2. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Làm quen bài tập với bóng - TCVĐ: Chuyền bóng - TCDG: Cá sấu lên bờ Chơi tự do - Cho trẻ ra sân, cô giới thiệu nội dung buổi hoạt động - Cô cùng trẻ chơi trò chơi với bóng như tung lên cao, bắt bóng bằng 2 tay, tung bắt bóng với bạn. - Tổ chức cho chơi trò chơi , nhắc nhở trẻ khi chơi không xô đẩy nhau - Cô bao quát trẻ, - Nhận xét tuyên dương các hoạt động - Vệ sinh vào lớp 3. HOẠT ĐỘNG HỌC PTNT LQVT So sánh to –nhỏ của 2 đối tượng HOẠT ĐỘNG 1: Ổn định – dẫn dắt - Cho hát: Ta đi vào rừng xanh - Trò chuyện cùng trẻ về các con vật sống trong rừng - dẫn dắt giới thiệu hoạt động HOẠT ĐỘNG 2: Hoạt động trọng tâm * cô taọ tình huống và cho trẻ quan sát hình ảnh con voi và con khỉ - Con xem cô có những con vật gì trên đây? - Con voi và khỉ có đặc điểm như thế nào? - con hãy so sánh cho cô xem 2 con vật này con nào to hơn, con nào nhỏ hơn, vì sao? => Khi quan sát ta dễ dàng nhận ra khi đặt 2 con vật trên cùng một mặt phẳng, ta thấy con voi to hơn con khỉ. Khi đặt 2 con vật này con voi đứng trước, con khỉ đứng sau thì không nhìn
File đính kèm:
- giao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_dong_vat_song_trong_rung_vu.doc