Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Tuần 2, Chủ đề nhánh 2: Cơ thể tôi

1. Phát triển thể chất:

- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân như: Đi, chạy, nhảy.

- Có kỹ năng vận động để sử dụng một số đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày như: rửa mặt, rửa tay, cầm thìa xúc cơm, vẽ, tô màu, cất dọn đồ chơi.

- Biết lợi ích của sức khỏe, của việc giữ gìn vệ sinh thân thể, tay, chân, răng, miệng, quần áo và giữ gìn vệ sinh môi trường.

2. Phát triển nhận thức:

- Trẻ có một số hiểu biết về bản thân,biết về các bộ phận cơ thể, tác dụng, cách giữ gìn vệ sinh và chăm sóc chúng, biết mình giống và khác các bạn qua một số đặc điểm cá nhân, giới tính, hình dáng bên ngoài của cơ thể (Kiểu tóc, màu da, cao, thấp, béo, gầy.) khả năng và sở thích riêng.

- Nhận biết được năm giác quan, tác dụng của các giác quan, hiểu sự cần thiết phải chăm sóc giữ gìn vệ sinh các giác quan. Sử dụng các giác quan để nhận biết, phân biệt các đồ dùng, đồ chơi, sự vật hiện tượng gần gũi, đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.

 

doc21 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề: Bản thân - Tuần 2, Chủ đề nhánh 2: Cơ thể tôi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẻ ra chơi.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
------ *** ------
Hoạt động có mục đích: Quan sát cây Hoa nhài.
Trò chơi: Gieo hạt, Nu na nu nống
Chơi tự do: Chơi với đu quay, cầu trượt, búp bê, xâu dây hoa.
I Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết tên cây hoa nhài,biết các bộ phận và 1 số đặc điểm nổi bật của cây ( Lá nhỏ, hoa nhỏ đổi màu. Biết lợi ích của cây hoa nhài trồng để làm cảnh đẹp.
- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, rèn kĩ năng quan sát, nhận xét. 
- Trẻ hứng thú tham gia chơi trò chơi, chơi an toàn, đoàn kết.
II. Chuẩn bị:
- Cây hoa nhài cảnh trồng trong sân trường, búp bê, dây cước, hoa nhựa, chiếu. 
- Sân chơi sạch sẽ, trẻ khoẻ mạnh, trang phục gọn gàng. 
III Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động1: Quan sát cây hoa nhài cảnh
- Cho trẻ ra sân chơi đến bên cây hoa nhài và trò chuyện cùng trẻ: 
- Cô đố các con biết cây gì đây ? ( Cho trẻ gọi tên cây hoa nhài )
- Cây hoa nhài có những gì ? Cô hỏi trẻ và cho trẻ chỉ vào từng phần của cây. ( gốc, thân, cành, lá, hoa )
- Cho trẻ quan sát xem hoa của cây hoa nhài như thế nào ? 
=> Cô giải tích cho trẻ hiểu tại sao cây hoa nhài lại có nhiều màu hoa và chốt lại tên cây, các bộ phận của cây và 1 số đặc điểm nổi bật của cây.
- Cây hoa nhài được trồng để làm gì?
* Gi¸o dôc : Cây hoa nhài được trồng để làm đẹp cảnh quan môi trường, vì vậy các con phải biết chăm sóc và bảo vệ cây, không hái lá, hái hoa, bẻ cành cây làm cây sẽ chết không phát triển được. Việc phá cây xanh còn gọi là hành động phá hoại môi trường.
2. Hoạt động2: Trò chơi
a. Trß ch¬i : Gieo hạt 
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, động viên trẻ chơi.
b. Trß ch¬i : Nu na nu nống
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần, cô động viên trẻ chơi
- Hái l¹i trÎ tªn trß ch¬i
3. Hoạt động 3: Ch¬i tù do
- Cô giới thiệu trò chơi và các đồ chơi ngoài trời, dÆn trÎ ch¬i an toµn, ®oµn kÕt.
- Cho trẻ tự lựa chọn trò chơi và chơi theo ý thích của trẻ.
- Cô bao quát trÎ ch¬i đảm bảo an toàn cho trẻ.
- HÕt giê ch¬i c« cho trẻ vệ sinh vào lớp.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
------ *** ------
Thứ 5/07/10/2010 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 ------ *** ------
VĂN HỌC : TRUYỆN : GẤU CON BỊ ĐAU RĂNG
I. Mục đích yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ hiểu nội dung câu truyện, nhớ tên truyện và các nhân vật trong chuyện, biết nguyên nhân gây nên căn bệnh sâu răng, có khả năng kể lại chuyện cùng cô.
- Kỹ năng: Luyện trẻ kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thể hiện ngữ điệu giọng nói của nhân vật.
- Dạy trẻ kỹ năng chải răng, hình thành cho trẻ kỹ năng tự chăm sóc bản thân.
- Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, ăn các thức ăn hợp lý để bảo vệ răng. 
II. Chuẩn bị:
- Tranh truyện " Gấu con bị đau răng "
- 1 bàn chải, 1 hàm răng nhựa.
III. Tổ chức hoạt động.
1. Hoạt động 1: Trò chuyện.
- Cô cho trẻ chơi trò chơi " mắt mồm tai " 1 lần.
- Cô chỉ các bộ phận cho trẻ gọi tên và hỏi trẻ nói tác dụng của các bộ phận đó.
Cô giả làm động tác đau răng và kêu khóc, cô hỏi trẻ xem có biết vì sao mà cô lại đau răng không ? Muốn biết nguyên nhân của việc đau răng mời các con cùng nghe câu chuyện " Gấu con bị đau răng "
2. Hoạt động 2: Kể diễn cảm
- Kể lần 1: C« kÓ diÔn c¶m toµn bé néi dung c©u chuyÖn kh«ng xem tranh .
 Cô kể chậm rãi, râ rµng, diễn cảm nhấn mạnh vào các chi tiết : Gấu ăn rất nhiều bánh kẹo vào buổi tối và không đánh răng trước khi đi ngủ. Thể hiện thái độ đau đớn của gấu con khi bị sâu đục khoét răng. 
- Kể lần 2: Kết hợp cho trÎ xem tranh minh häa.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn.
- Các con vừa nghe cô kể câu chuyện về ai ?
- Gấu con bị làm sao ?
- Tại sao Gấu con lại bị đau răng ? ( Tại gấu con lười đánh răng lại ăn nhiều bánh kẹo )
- Ăn nhiều bánh kẹo mà lại lười đánh răng thì điều gì sẽ xảy ra ?
=> Giảng: Vì gấu con thích ăn nhiều bánh kẹo mà lại lười đánh răng cho nên gấu con bị sâu đục khoét răng làm cho gấu con bị đau nhức răng đấy. Trích : " Một hôm vào ngày sinh nhật gấu.Gấu kêu gào thảm thiết vì đau nhức răng.
- Khi gấu con đau răng ai đã giúp đỡ gấu con ?
- Mẹ gấu con đã giúp gấu con như thế nào ?
- Bác sĩ đã nói gì với gấu con ?
- Sau khi gặp bác sĩ về gấu con đã chăm sóc hàm răng của mình như thế nào ?
- Gấu con đã đánh răng như thế nào ?
- Ngoài việc đánh răng gấu con còn chăm sóc răng như thế nào nữa ?
=> Giảng: Vì gấu con hay ăn nhiều bánh kẹo lại lười đánh răng cho nên gấu con được mẹ đưa đến nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, sau khi gặp bác sĩ trở về gấu con đã chăm sóc răng rất cẩn thận, Gấu con chăm sóc răng như thế nào các con cùng nghe nhé . Trích " Hôm sau gấu mẹ phải đưa gấu con.Chắc và khỏe hơn " 
- Còn các con đã làm gì để bảo vệ hàm răng của mình nào ?
* Giáo dục: Răng là 1 bộ phận vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người, răng giúp con người cắn xé và nghiền nát thức ăn vì vậy khi răng bị sâu tấn công, răng sẽ vô cùng đau nhức làm cho chúng ta đau đớn kêu khóc. Vì vậy muốn cho răng khỏe mạnh các con cần phải thường xuyên đánh răng, khi đánh răng nhớ phải đánh thật kỹ các mặt của răng, 1 ngày cần phải đánh răng 2 lần: (Vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy ). Ngoài ra còn phải xúc miệng bằng nước muối, tăng cường ăn các loại thức ăn giầu can xi làm cứng răng như : Thịt, cá, trứng, sữa và các loại rau quả tươi giúp cho răng luôn chắc khỏe, không nên ăn nhiều bánh kẹo vì bánh kẹo chính là nguyên nhân làm cho sâu đục phá răng làm cho răng bị sâu đấy. Nào! Bây giờ các con cùng xem cô hướng dẫn các con cách chải răng nhé. ( Cô dùng mô hình và bàn chải hướng dẫn cho trẻ cách chải răng đúng và hiệu quả.
4. Hoạt động 4: Dạy trẻ kể lại chuyện
- Cô cho cả lớp kể cùng cô câu chuyện 1 lần, cô kể dẫn chuyện, trẻ kể cùng cô các đoạn đối thoại của các nhân vật.
* Kết thúc : Cô mời trẻ cùng cô đến trạm xá của phường để khám răng, cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chơi kết hợp hát bài hát " Khi đi ngủ bé nhớ đánh răng ". 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
----- *** -----
 Hoạt động có mục đích : Quan s¸t khu«n mÆt, các biÓu hiÖn cña khu«n mÆt
 trò chơi : Tôi vui - tôi buồn, tìm bạn.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ được quan sát khuôn mặt và nhận biết được các biểu hiện của khuôn mặt khi vui, khi buồn, khi tức giận, khóc
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, chơi an toàn, đoàn kết.
II. Chuẩn bị : 
- Sân chơi sạch sẽ, trẻ khỏe mạnh, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức cho trẻ hoạt động.
1. Hoạt động 1 : Quan sát biểu hiện cảm xúc của khuôn mặt:
- Cô cho trẻ ngồi quây quần bên cô, cho trẻ chơi trốn cô, cô chỉ vào mặt cô và hỏi trẻ xem đây gọi là bộ phận gì ?
- Trên khuôn mặt của cô có gì ? ( Cho trẻ sờ xem trên mặt trẻ có các bộ phận như khuôn mặt của cô không ?)
- Cho trẻ nói xem các bộ phận nằm ở đâu trên khuôn mặt ?
- Cho trẻ nói lên tác dụng của các bộ phận trên khuôn mặt của trẻ ?
=> Cô giải thích thêm : Mỗi bộ phận trên khuôn mặt đều có nhiệm vụ khác nhau, đem lại vẻ đẹp khác nhau cho khuôn mặt, khi các bộ phận trên khuôn mặt được kết hợp hài hòa với nhau tạo nên một khuôn mặt xinh đẹp. Còn nếu các bộ phận trên khuôn mặt không đẹp sẽ làm cho khuôn mặt xấu đi nhất là khi mà chúng ta làm cho khuôn mặt của chúng ta méo mó đi như khi chúng ta khóc, chúng ta cười khuôn mặt sẽ bị biến dạng. Nào ! bây giờ cô cháu mình cùng nhau làm các dạng khuôn mặt xem ai thể hiện các dạng khuôn mặt giỏi nhất nhé 
- Cô cho trẻ thể hiện các dạng khuôn mặt: khóc, cười, buồn, vui
Sau mỗi lần thể hiện cô hỏi cho trẻ nhắc lại vẻ mặt mà trẻ vừa thể hiện.
=> Cô chốt lại các khuôn mặt ở các trạng thái khác nhau của con người.
2. Hoạt động 2 : Trò chơi.
a. Trò chơi : Tôi vui - tôi buồn
- Cô nói tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
- Cho trẻ chơi 4 - 5 lần, Động viên trẻ tham gia trò chơi.
b. Trò chơi : Tìm bạn.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, nói cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 - 3 lần.
- Động viên khuyến khích trẻ chơi.
- Cô bao quát trẻ chơi và đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Hết giờ chơi : Cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, vào lớp.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
------ *** ------
Thứ 6/08/10/2010 HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
------- *** -------
ÂM NHẠC : NDTT - Rèn kỹ năng vỗ tay theo lời bài hát : CÁI MŨI
 NDKH - Nghe hát: Hãy lắng nghe
 - Trò chơi : Đoán tên bạn hát
I. Mục đích yêu cầu.
- Kiến thức: Trẻ hát đúng giai điệu, biết kết hợp vỗ tay đệm theo lời của bài hát .
- Kỹ năng: Dạy trẻ kỹ năng vỗ đệm theo lời bài hát.
- Luyện phát âm đúng khi hát, Cung cấp từ mới: "Đôi ", giải thích cho trẻ hiểu nghĩa của từ "đôi".
- Trẻ hứng thú nghe cô hát, thích thú tham gia trò chơi. 
II. Chuẩn bị:
- Xắc xô, phách tre, đàn ooc gan, mũ chóp kín.
III. Tổ chức hoạt động
1. Hoạt động 1: Trò chuyện về 1 số bộ phận của cơ thể. 
- Cô gọi trẻ lại gần cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi : " Mắt mồm tai " 
- Các con vừa chơi trò chơi gì ?
- Các con có mấy con mắt ?
- 2 con mắt còn được gọi là gì ?
- Các con có mấy cái tai ?
- 2 cái tai còn được gọi là gì ?
- Tại sao lại gọi là đôi mắt ( Đôi tai ) ?
=> Cô giải thích cho trẻ hiểu vì sao lại gọi là đôi mắt, đôi tai.
- Mắt, mồm tai có tác dụng gì đối với cơ thể ?
- Ngoài mắt, mồm tai ra cơ thể còn có những bộ phận nào nữa ? 
- Các bộ phận đó có tác dụng gì đối với cơ thể ?
- Nếu cơ thể thiếu 1 bộ phận nào đó thì sẽ như thế nào ?
- Các con phải làm gì để các bộ phận của cơ thể luôn khỏe mạnh ?
=> Cô chốt lại các bộ phận của cơ thể, giáo dục trẻ thường xuyên tắm rửa để giữ gìn cơ thể luôn sạch sẽ, khỏe mạnh.
2. Hoạt động 2: Hát và vỗ tay theo nhịp : " Cái mũi "
- Cô gọi ý cho trẻ nói tên bài hát, cô giới thiệu lại tên bài hát " Cái mũi " nhạc nước ngoài. Dịch lời: Lê Đức, Thu Hiền .
- Cả lớp hát cùng cô 1 lần.
* Cô vỗ mẫu: Cô hát kết hợp vỗ đệm theo nhịp bài hát cho trẻ xem 1 lần.
* Dạy trẻ vỗ : Cô hướng dẫn trẻ cách vỗ 1- 2 lần .
- Cả lớp hát kết hợp vỗ tay đệm theo nhịp của bài hát cùng cô 2 - 3 lần.
- Cho trẻ hát kết hợp vỗ đệm theo nhịp bằng dụng cụ âm nhạc luôn phiên theo tổ, nhóm, cá nhân trên nền nhạc của bài hát. 
- Cô sửa sai cho trẻ, động viên khích lệ trẻ mạnh dạn trong học tập. 
* Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài hát
3. Hoạt động 3: 

File đính kèm:

  • docgiao_an_mau_giao_lop_mam_chu_de_ban_than_tuan_2_chu_de_nhanh.doc
Giáo án liên quan