Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề 9: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ

*Dinh dưỡng- sức khoẻ:

- Có một số thói quen, hành vi vệ sinh văn minh ăn uống và phòng bệnh khi thời tiết thay đổi

- Trò chuyện thảo luận về sự thay đổi của con người trong sinh hoạt theo thời tiết (quần áo,ăn uống, hoạt động )

* Vận động cơ bản:

- Luyện tập các vận động và phối hợp. Dạy trẻ tập các động tác phối hợp với nhạc, theo nhịp trống, tập với nơ, vòng thể dục .

- Chơi một số trò chơi dân gian, trò chơi vận động.

- Thực hiện các vận động một cách khéo léo và tự tin khi :

 + Trườn kết hợp trèo qua ghế

+ Chạy đổi hướng theo hiệu lệnh, ném trúng đích

+ Bò thấp chui qua cổng.

 

doc55 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mẫu giáo Lớp Mầm - Chủ đề 9: Quê hương-Đất nước-Bác Hồ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trình lớn của HN
- Trong đó có những công trình lớn nào
- Cháu đã được đến thăm công trình đó chưa?
- Ở đó cháu thấy có những gì?
- Cô gợi mở cho trẻ trao đổi thảo luận cùng nhau để xây dựng một công trình lớn. Phân công nhau xây dựng từng khu vực.
- Động viên trẻ xây dựng đẹp để thu hút khách du lịch đến thăm quan và vui chơi. Cho trẻ đóng vai là người hướng dẫn viên du lịch kể về công trình cho khách thăm quan
c. Góc nghệ thuật:
- Cho trẻ vẽ nặn xé dán tạo ra các bức tranh về danh lam thắng cảnh của đất nước. Nặn người, làm váy áo cho người dân tọc
- Trẻ làm các trang phục của dân tộc
- Trẻ làm sách, album về thủ đô Hà Nội, về Bác Hồ.
- Trẻ nghe và biểu diễn các bài hát về Bác Hồ, về quê hương, thủ đô HN, các làn điệu dân ca 3 miền 
d. Góc học tập: Xem tranh ảnh và kể chuyện về nội dung của tranh.
- Cô dẫn trẻ về góc lấy đồ chơi cho nhóm mình để hoạt động, trực tiếp hướng dẫn trẻ cách xem tranh ảnh, gợi ý trẻ về các hình ảnh có trong tranh để trẻ trò chuyện. Quan sát và trò chuyện cùng cô.
* Nhận xét sau khi chơi: Cô đến các góc chơi nhận xét qúa trình chơi của trẻ, tuyên dương những trẻ chơi tốt, có sáng tạo, nhắc nhở trẻ chơi chưa tốt. Kết hợp giáo dục trẻ ý thức bảo vệ và giữ gìn nguồn nước
Hoạt động chiều
 - Ôn truyện: Sự tích Hồ Gươm.
- Chơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- Cho trẻ ôn các chữ cái đã học qua trò chơi,
- Chơi tự do ở các góc
- Cho trẻ chơi trò chơi với chữ cái v, r.
- Chơi tự do ở các góc
- Ôn: Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ.
- Chơi tự do ở các góc.
- Ôn các chữ số đã học qua trò chơi.
- Chơi trò chơi dân gian “Rồng rắn lên mây”
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 Thứ hai ngày 16 tháng 04 năm 2012.
 1. Đón trẻ - Thể dục sáng- Điểm danh.
 2. Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1: PTTC ( Môn Thể dục):
CHẠY ĐỔI HƯỚNG THEO HIỆU LỆNH, NÉM TRÚNG ĐÍCH
I. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ biết chạy thay đổi hướng ( hướng là phía phải, phía trái, trước sau so với bản thân trẻ. Trẻ biết cầm túi cát bằng tay phải, định hướng ném mạnh trúng vào đích.
- Trẻ biết phối hợp tay chân nhịp nhàng. Phát triển cơ chân, thính giác, rèn khả năng định hướng cho trẻ.
- Trẻ hứng thú tham gia vận động. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính nhanh nhẹn.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ.
- Trẻ gọn gàng, khỏe mạnh.
- Vẽ đích ném đường kính rộng 40cm, cách xa vạch chuẩn 1,5m
- Tích hợp: Văn học, âm nhạc, toán.
III.Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cho trẻ hát “ Em yêu thủ đô”
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
+ Các con đã được đi về thăm thủ đô Hà Nội chưa?
+ Thủ đô Hà Nội có những cảnh đẹp nào?
+ Hướng trẻ vào hoạt động. Lồng giáo dục.
2. Hoạt động học tập:
2.1. Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát “ Đoàn tàu tí xíu”. Khi vòng tròn khép kín cô cho trẻ đi các kiểu kết hợp đi đi thường theo hiệu lệnh của cô.
2.2. Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
- Động tác tay: Hai tay ra trước lên cao.
- Đt Chân: Chống gót chân, tay gập. 
-ĐT Bụng: Hai tay lên cao cúi người. 
- ĐT Bật: Bật tách, bật khép.. 
b. Vận động cơ bản: “ Chạy thay đổi hướng theo hiệu lệnh, ném trúng đích nằm ngang”
Đội hình 2 hàng ngang quay mặt vào nhau.
* Bài tập: “ Chạy thay đổi hướng phải, trái, trước, sau theo hiệu lệnh”
- Cô làm mẫu:
+ Lần 1 : Không phân tích.
+ Cô làm mẫu lần 2 và phân tích: Cô đứng tự nhiên trước vạch xuất phát, khi có hiệu lệnh cô chạy về phía trước 2- 3m rồi thay đổi hướng theo hiệu lệnh. Ví dụ “ rẽ phải” thì cô đi về phía tay phải, tương tự với các hiệu lệnh “ rẽ trái”, “quay đằng sau”....
- Trẻ thực hiện:
+ Lần 1: Cho 1, 2 trẻ khá lên thực hiện. 
+ Lần 2: Lần lượt cho 2 trẻ ở 2 hàng thi đua nhau thực hiện chạy thay đổi hiệu lệnh 4- 5 lần.
- Cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ: Các con chú ý nghe hiệu lệnh để đi thay đổi hướng cho đúng nhé.
 * Bài tập tiếp theo là: Ném trúng đích nằm ngang:
- Cô cho trẻ khá làm mẫu lại 1 lần. cho trẻ nhận xét.
- Cho trẻ thi đua nhau ném trúng đích. Cô động viên, khuyến khích trẻ....
3. Hồi tĩnh: 
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng.
- Trẻ hát.
- Trò chuyện cùng cô..
- Trẻ làm đoàn tàu, về hàng dọc.
- Trẻ tập 2L x 8N.
- Trẻ tập 3L x 8N.
- Trẻ tập 2L x 8N..
- Trẻ tập 2L x 8N.
- Trẻ đứng theo đội hình 2 hàng ngang đứng quay mặt vào nhau.
- Nghe cô giới thiệu, chú ý xem cô làm mẫu.
- Chú ý xem cô làm mẫu và nghe cô phân tích động tác.
- Trẻ lên làm mẫu, cô và trẻ khác nhận xét.
- Trẻ lần lượt lên thi đua nhau tập
- Trẻ lên làm mẫu, cô và trẻ khác nhận xét.
- Trẻ lần lượt lên thi đua nhau tập
- Đi nhẹ nhàng 1-2 vòng./.
* Hoạt động chuyển tiếp: Tập tầm vông.
Tiết 2: PTNN (Môn văn học):
SỰ TÍCH HỒ GƯƠM
I. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ hiểu về một câu chuyện truyện truyền thuyết mang tính lịch sử .Trẻ nhớ tên truyện, tên nhân vật, hiểu nội dung truyện và thể hiện một số ngữ điệu giọng của nhân vật
- Trẻ hiểu một số từ khó: Hoàn Kiếm, Tả Vọng, Tháp rùa Hà Nội. Trẻ ghi nhớ trình tự câu chuyện, Phát triển khả năng tư duy, ghi nhớ ở trẻ.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh họa câu truyện.
- Tích hợp: Âm nhạc, toán, MTXQ.
III. Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
- Cô và trẻ đọc bài vè truyền thuyết , về sự tích các câu chuyện trong lịch sử.
- Hỏi trẻ về nội dung bài vè
- Cô trò chuyện với trẻ về Hồ Gươm.
- Sau đó dẫn dắt trẻ vào bài. Cô giới thiệu tên câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm”, thuộc thể loại truyện truyền thuyết.
2. Hoạt động học tập:
a. Cô kể chuyện cho trẻ nghe: 
- Lần 1: Cô kể diễn cảm cho trẻ nghe. Hỏi trẻ tên bài tên truyện, tên thể loại truyện.
- Lần 2: Cô kể kết hợp tranh minh họa.
- Giảng nội dung: Câu truyện kể về việc Rùa Vàng đã mang thanh gươm thần cho vua Lê mượn để đánh giặc Minh, khi đánh thắng giặc Minh nhà vua đã trả lại gươm thần cho Rùa Vàng trên hồ Tả Vọng, kể từ đó hồ này có tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.
- Giảng từ: “Hồ Tả Vọng”: Là nơi để vua đi thưởng ngoạn.
+ “Hoàn Kiếm”: Nghĩa là trả lại gươm.
- Cho trẻ đọc từ.
b. Đàm thoại, trích dẫn giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ:
- Cô vừa kể câu truyện gì ?
- Ai đã cùng nhân dân đánh giặc Minh ?
(Trích đoạn: từ đầu đến “ đánh đuổi chúng”)
- Ai đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc Minh ?
- Vì sao Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm ?
- Có gươm thần ông Lê Lợi đánh giặc Minh ra sao? Giặc Minh đã thua như thế nào?
( Trích đoạn: “Năm ấy.từ khi có thanh gươm thầnyên vui”
- Sau khi Lê Lợi chiến thắng giặc Minh, Long Quân đã sai Rùa Vàng đòi gươm ở đâu ?
- Rùa Vàng đã nói gì khi đòi lại gươm ?
(Trích đoạn: “một năm saurồi lặn xuống nước”)
- Vì sao Hồ Tả Vọng lại được đặt tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm ?
( Trích đoạn: “Từ đó” đến hết)
* Cô kể diễn cảm lần 3 ( tóm tắt theo tranh)
c. Dạy trẻ kể chuyện:
- Cho trẻ kể theo tranh cùng cô.
- Dạy trẻ kể diễn cảm: Trẻ kể cùng cô 3- 4 lần
- Cô cho nhóm, cá nhân kể.
- Cô quan sát trẻ kể và chú ý sửa sai cho trẻ.
* Củng cố – giáo dục
- Các cháu vừa kể câu truyện gì ?
- Ngoài Hồ Gươm ở thủ đô Hà Nội còn nhiều di tích , những danh lam thắng cảnh khác với những câu chuyện rất hay trong lịch sử như: đền Thánh Gióng, chùa Một cột, Đền thờ vua Hùng các con muốn đến đó tham quan thì cố gắng học thật giỏi lớn lên mình đi khắp đất nước tham quan nhé!
3. Kết thúc: 
- Cho trẻ hát bài “ Em yêu thủ đô”
- Trẻ đọc vè.
- Trò chuyện với cô về chủ đề
- Lắng nghe cô giới thiệu
- Nghe cô kể chuện diễn cảm. Trả lời câu hỏi.
- Nghe cô kể, xem tranh
- Nghe cô giảng nội dung câu truyện, hiểu nội dung truyện.
- Nghe cô giảng.
- Cả lớp đọc, cn đọc.
- Sự tích Hồ Gươm.
- Lê Lợi cùng nhân dân giết giặc Minh
- Long Quân đã cho Lê Lợi mượn gươm để giết giặc Minh
- Vì giặc Minh sang cướp nước ta, tàn sát nhân dân ta.
- Từ khi có gươm thần ông Lê Lợi đã đánh thắng giặc Minh, giặc chết, đầu hàng, bỏ chạy về nước và ông Lê Lợi lên làm vua. 
- Lắng nghe cô giảng bài...
- Long Quân đã sai Rùa Vàng đòi gươm ở Hồ Tả Vọng.
- Rùa Vàng đã nói : Xin nhà vua trả gươm cho Long Quân. 
- Trẻ trả lời.
- Lắng nghe.
- Trẻ kể chuyện theo tranh.
- Trẻ kể diễn cảm.
- Tổ, nhóm, cá nhân kể.
- Sự tích Hồ Gươm.
- Lắng nghe.
- Trẻ hát.
 3. Hoạt động ngoài trời:
 - Hoạt động có mục đích: Quan sát sân trường.
 - Trò chơi có luật: “Thi ai nhanh nhất”
- Chơi tự do: Chơi với, lá cây, cát và nước.
 4. Hoạt động góc:
 - Góc phân vai: Cửa hàng lưu niệm, đi tham quan.
 - Góc xây dựng: Xây công viên.
 - Góc Âm nhạc: Hát, VĐ về chủ đề.
 - Góc học tập: Xem tranh ảnh và kể chuyện về nội dung của tranh.
5. Hoạt động trưa:
- Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa – Vệ sinh – Vận động nhẹ - Ăn bữa phụ.
6. Hoạt động chiều:
 - Ôn truyện: Sự tích Hồ Gươm. 
- Chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.
 7. Vệ sinh – Nêu gương – Trả trẻ.
Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2012.
 1. Đón trẻ - Thể dục sáng- Điểm danh :
 2. Hoạt động có chủ đích:
Tiết 1: KPKH ( Môn MTXQ):
GIỚI THIỆU VỀ THỦ ĐÔ HÀ NỘI.
I. Mục đích- Yêu cầu:
- Trẻ biết Hà Nội là thủ đô của cả nước. Hà Nội có nhiều di tích lịch sử, danh lam, thắng cảnh, nhiều công trình xây dựng lớn, nhiều món ăn ngon... Trẻ biết tên một số cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội, biết tên và đặc điểm của một số công trình lớn ở Hà Nội.
- Phát triển khả năng quan sát. Rèn khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định cho trẻ.
- Biết yêu thủ đô Hà Nội và trân trọng các truyền thống dân tộc
II. Chuẩn bị:
- Tranh về Hà Nội và cảnh đẹp Hồ Gươm, cầu Thê Húc.
- Băng nhạc.
- Tích hợp: Văn học, âm nhạc, MTXQ.
III.Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động trò chuyện:
Cho trẻ hát bài thơ “ Yêu Hà Nội ”
- Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề:
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bài hát nói lên tình cảm của bé như thế nào với Hà Nội?
- Trong bài hát nói đến những thắng cảnh nổi tiếng nào ở Hà Nội?
- Cháu đã được đến Hà Nội chưa?
- Vậy hôm nay cô cho các cháu đến thăm Hà Nội qua những bức tranh sinh động nhé!
2. Hoạt động học tập:
a. Tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử các công trình xây dựng::
* Cô đưa bức tranh Hồ Gươm ra hỏi trẻ: Cháu có biết đây là tranh gì không?
+ Cháu có biết gì về Hồ Gươm? Tại sao hồ lại có tên gọi khác 

File đính kèm:

  • docCD Que huong dat nuoc Bac Ho 5 t.doc